Mỹ trừng phạt 7 công ty sản xuất chíp và hàng không vũ trụ Trung Quốc
Ngày 24/8, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 7 công ty sản xuất chíp và hỗ trợ hàng không vũ trụ Trung Quốc.
Mỹ trừng phạt 7 công ty sản xuất chíp và hàng không vũ trụ Trung Quốc. Ảnh: Bưu điện Hoa nam Buổi sáng
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong) cho hay các công ty và cơ quan có yếu tố nhà nước Trung Quốc vừa bị Chính phủ Mỹ áp trừng phạt hoạt động trong lĩnh vực phát triển chíp điện tử và chương trình hàng không vũ trụ.
Với quyết định này, Mỹ đã nâng số lượng thực thể Trung Quốc nằm trong danh sách đen trừng phạt lên khoảng 600. Động thái mới nói trên diễn ra vài tuần sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật nhằm tăng cường bảo vệ ngành công nghiệp chíp và chất bán dẫn của nước này.
Theo báo trên, các công ty của Mỹ sẽ cần phải nhận được giấy phép xuất khẩu nếu muốn bán sản phẩm cho 7 công ty này, vốn bị cáo buộc hỗ trợ các nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.
Trong một thông cáo, Bộ Thương mại Mỹ nêu rõ bộ này quyết định bổ sung 4 viện nghiên cứu trực thuộc một cơ quan hàng không vũ trụ Trung Quốc, 2 công ty quốc doanh công nghệ quốc phòng và một công ty vệ tinh vào “danh sách đen” trừng phạt, có tên chính thức là “Danh sách Thực thể”.
Video đang HOT
Trong số các thực thể bị trừng phạt có công ty đóng một vai trò quan trọng trong chương trình không gian của Trung Quốc bằng cách phát triển và chế tạo loạt tên lửa đẩy Trường Chinh cho các sứ mệnh Thần Châu có người lái và các vụ phóng vệ tinh.
Ảnh: Bưu điện Hoa nam Buổi sáng
Bên cạnh đó, Viện nghiên cứu 771 (có tên khác là Viện Công nghệ Vi điện tử Tây An, chuyên thiết kế và sản xuất các mạch tích hợp bán dẫn. Đây là viện thiết kế bộ vi xử lý trung tâm cho tên lửa Trường Chinh 5 và phát triển các hệ thống máy tính được sử dụng trong các sứ mệnh thăm dò Mặt Trăng và Sao Hỏa.
Ngoài ra, danh sách trừng phạt lần này còn có Viện nghiên cứu 772, còn được gọi là Viện Công nghệ Vi điện tử Bắc Kinh, chuyên phát triển các linh kiện điện tử qui mô quân sự, bao gồm cả chip vi tính.
Washington cáo buộc các thực thể trong danh sách này có những hoạt động chống lại an ninh quốc gia và các lợi ích chính sách đội ngoại của Mỹ. Từ thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã tìm cách kiểm soát dòng chảy công nghệ chiến lược tới các doanh nghiệp Trung Quốc, và nhất là các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của cường quốc châu Á này.
Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ phụ trách thúc đẩy xuất khẩu Matthew Axelrod nêu rõ: “Mỹ là nhà lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ không gian vũ trụ và Văn phòng Thúc đẩy Xuất khẩu sẽ bảo vệ vị thế hàng đầu này bằng cách nỗ lực ngăn chặn việc chuyển sai công nghệ nhạy cảm cho các chương trình lưỡng dụng quân sự – dân sự của Trung Quốc”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thành luật một dự luật hàng tỉ USD nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất chất bán dẫn trong nước. Ảnh: CNN
Trước đó, ngày 9/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thành luật một dự luật hàng tỉ USD nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất chất bán dẫn trong nước cũng như các ngành chế tạo công nghệ cao khác mà giới chức Mỹ lo ngại đang bị thống trị bởi Trung Quốc.
Đạo luật mang tên “Chíp và Khoa học”, bao gồm khoản trợ cấp 52 tỉ USD cho hoạt động sản xuất chất bán dẫn – vốn được sử dụng trong mọi sản phẩm điện tử, từ ô tô và vũ khí công nghệ cao đến các thiết bị công nghệ và trò chơi điện tử. Đạo luật cũng bao gồm một khoản tín dụng thuế đầu tư cho các nhà máy sản xuất chip ước tính trị giá 24 tỷ USD.
Ngoài ra, đạo luật cũng sẽ “rót” 200 tỷ USD trong 10 năm để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của Mỹ nhằm cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc. Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden cho biết đạo luật này sẽ giúp nước Mỹ giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh về kinh tế trong thế kỷ 21.
Doanh thu xuất khẩu năng lượng của Nga tăng gần 100 tỷ USD trong năm nay
Nền kinh tế Nga đang tăng trưởng tốt hơn dự báo ban đầu khi đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây, do doanh thu năng lượng tăng mạnh.
Nga vẫn là nước xuất khẩu các sản phẩm dầu và khí đốt hàng đầu thế giới. Ảnh: Sky News
Theo hãng tin Reuters và Đài châu Âu Tự do (RFE/RL), Bộ Kinh tế Nga dự báo xuất khẩu năng lượng của Moskva sẽ tăng vọt trong năm nay, điều có thể giúp nền kinh tế nước này đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây vốn đang làm tê liệt một số ngành công nghiệp.
Cụ thể, Bộ Kinh tế Nga hiện dự kiến doanh thu xuất khẩu năng lượng sẽ đạt 338 tỷ USD vào năm 2022, tăng hơn 1/3 so với mức 244 tỷ USD hồi năm ngoái. Như vậy, doanh thu xuất khẩu năng lượng năm nay của Moskva sẽ tăng gần 100 tỷ USD do giá hàng hóa cao hơn bù đắp cho việc giảm khối lượng.
Doanh thu từ xuất khẩu lớn hơn sẽ giúp Moskva tăng lương và lương hưu vào thời điểm nền kinh tế Nga rơi vào suy thoái và lạm phát đang làm xói mòn mức sống của người dân. Xuất khẩu năng lượng chiếm khoảng một nửa nguồn thu ngân sách của Nga.
Theo các dữ liệu của Reuters, Bộ Kinh tế Nga cũng dự báo giá xuất khẩu khí đốt tự nhiên trung bình sẽ tăng hơn gấp đôi trong năm nay lên 730 USD/1.000 m3, trước khi giảm dần cho đến cuối năm 2025. Xuất khẩu khí đốt của Nga sẽ giảm khoảng 15% trong năm nay trong bối cảnh quan hệ giữa Brussels và Moskva xấu đi vì cuộc xung đột ở Ukraine.
EU đã tuyên bố ý định cắt giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt từ Nga, nước trong nhiều năm là nhà cung cấp nhiên liệu lớn nhất cho khối, để phản đối cuộc xung đột. Việc giảm dòng chảy sang EU sẽ chỉ được bù đắp một phần nhờ xuất khẩu tăng sang Trung Quốc.
Bộ trên dự kiến thu nhập từ xuất khẩu năng lượng là 256 tỷ USD trong năm tới - vẫn cao hơn năm 2021, thời điểm giá dầu và khí đốt giảm xuống mức gần kỷ lục.
Nhìn chung, nền kinh tế Nga đang tăng trưởng tốt hơn dự báo ban đầu khi đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây, do doanh thu năng lượng tăng mạnh giúp chính phủ có thêm ngân sách để hỗ trợ các lĩnh vực đang gặp khó khăn.
Hiện Bộ Kinh tế Nga dự báo nền kinh tế nước này sẽ chỉ giảm 4,2% trong năm nay và tiền lương thực tế chỉ giảm 2,8%. Bộ này trước đó cảnh báo rằng nền kinh tế có thể giảm tới 12% trong năm nay, mức giảm mạnh nhất trong gần ba thập kỷ.
Tranh cãi mẹ bắt con trai đi nhặt phế liệu cả đêm sau lần ăn trộm tiền Để trừng phạt hành vi ăn trộm tiền, người mẹ đã bắt con trai 8 tuổi đi nhặt phế liệu cả đêm để kiếm tiền trả bà. Cậu bé (8 tuổi) ở Trung Quốc bị mẹ đẻ bắt đi nhặt phế liệu để kiếm đủ số tiền 20 nhân dân tệ (3 USD) mà bé trai đã lấy cắp của người bà. Hành...