Mỹ trừng phạt 2 mạng lưới chuyển tiền cho Taliban
Hai mạng lưới này gồm Haji Khairullah Haji Sattar Money Exchange (HKHS) và Roshan Money Exchange (RMX), hoạt động tại Afghanistan và Pakistan.
Ảnh minh họa
Bộ Tài chính Mỹ vừa thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hai hệ thống chuyển tiền (còn gọi là “hawala”) và hai cá nhân thuộc mạng lưới trên liên quan đến việc hỗ trợ chuyển tiền cho phiến quân Taliban.
Video đang HOT
Theo Bộ trên, hai mạng lưới gồm Haji Khairullah Haji Sattar Money Exchange (HKHS) và Roshan Money Exchange (RMX), hoạt động tại Afghanistan và Pakistan đã giúp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển tiền của phiến quân Taliban nhằm hỗ trợ các giao dịch mua bán chất ma túy và các hoạt động khủng bố.
Theo đó, Taliban thường lựa chọn các dịch vụ của HKHS để chuyển tiền cho các chỉ huy của lực lượng phiến quân này tại Afghanistan. Trong khi đó, RMX thường được Taliban lợi dụng nhằm chuyển hàng trăm nghìn USD để mua ma túy dưới danh nghĩa các quan chức của lực lượng này.
Ngoài ra, Bộ Tài chính Mỹ cũng tuyên bố trừng phạt hai đối tượng gồm Haji Abdul Sattar Barakzai và Haji Khairullah Barakzai, hiện là đồng chủ sở hữu của HKHS, do quyên góp tiền và cung cấp các dịch vụ tài chính cho Taliban.
Phát biểu trước báo giới, Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách chống khủng bố và phản gián tài chính David Cohen khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác quốc tế nhằm truy tìm và đập tan mọi hoạt động tài chính phi pháp của các “hawala”.
HKHS hiện có 16 chi nhánh tại Pakistan, Afghanistan, Iran và Dubai, trong khi RMX sở hữu 11 chi nhánh hoạt động ở Pakistan và Afghanistan. “Hawala” vốn là hệ thống chuyển tiền tồn tại từ rất lâu, được sử dụng tại các nước thế giới Arập và một số nước Nam Á.
Kể từ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, giới chức Mỹ đã nỗ lực xóa sổ các “hawala” do lo ngại các tổ chức này bị giới buôn lậu ma túy, các phần tử khủng bố hoặc các loại tội phạm khác lợi dụng để rửa tiền hoặc chuyển tiền mà không để lại dấu vết qua giấy tờ. Tuy nhiên, các “hawala” vẫn tồn tại và đã chuyển hàng tỉ USD mỗi năm từ các nước như Pakistan, Afghanistan và Somalia./.
Theo VOV
Chính phủ Syria có trách nhiệm bảo vệ người dân nước mình
Tổng thống Assad khẳng định đất nước và người dân Syria không chấp nhận sự can thiệp nội bộ từ bên ngoài dưới bất kỳ hình thức nào.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngày 28/6 cho biết sẽ không chấp nhận bất kỳ biện pháp nào từ bên ngoài nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng tại Syria.
Tổng thống Syria al-Assad trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Iran (Ảnh: AP)
Trong bài phát biểu với hãng truyền hình Iran, Tổng thống Assad nói rằng đất nước và người dân Syria sẽ không chấp nhận sự can thiệp nội bộ từ bên ngoài dưới bất kỳ hình thức nào. Chỉ có người Syria mới hiểu rõ vấn đề mà họ đang phải đối mặt và chỉ người dân Syria mới có thể tự giải quyết vấn đề của đất nước mình.Ông Assad cho rằng, một vài quốc gia khác mong muốn kế hoạch hòa bình của Đặc phái viên chung Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab Kofi Annan thất bại nhằm đổ lỗi cho Syria. Trách nhiệm của Chính phủ Syria là bảo vệ các công dân và loại bỏ các phần tử khủng bố đang đe dọa an ninh đất nước. Ông phủ nhận sự can thiệp quân sự của Iran vào Syria và coi đó là thông tin nhằm chia rẽ quân đội Syria.
Về mối quan hệ căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ bắn rơi máy bay quân sự nước này, Tổng thống Assad cho biết, có những bất đồng trong lập trường của các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ về sự việc này và cũng có những ý kiến tích cực từ phía người dân Thổ Nhĩ Kỳ đối với Syria./.
Theo VOV
Khoan dung để chống khủng bố Thế giới cần một đường lối mới chống khủng bố để loại bỏ tận gốc rễ của thứ nạn vẫn đang hàng ngày hàng giờ đe doạ cuộc sống bình yên của người dân cũng như an ninh trên khắp thế giới. Kỳ thị và áp bức bất công là nguyên nhân dễ nảy sinh khủng bố Phát biểu ngày 27-6 tại Diễn...