Mỹ, Trung, Nga và cuộc đua tên lửa siêu thanh
Bất chấp thất bại của Mỹ tuần trước, cuộc chạy đua về khả năng tên lửa hành trình siêu thanh (HCV) giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga vẫn đang diễn ra quyết liệt.
Tên lửa siêu thanh. Ảnh: Wikicommons
Trong mấy năm gần đây, ba nước này đã đạt được những tiến bộ to lớn trong việc phát triển các loại máy bay có thể đạt tốc độ trên Mach 5 (6.125 km/giờ). Mối quan tâm về những máy bay loại này bắt đầu trong Chiến tranh Lạnh, nhưng tiến bộ thực sự chỉ xảy ra trong đầu những năm 1990, với việc Nga trở thành quốc gia đầu tiên thử thành công máy bay phản lực siêu âm đốt trong, vượt trước Mỹ tới 9 năm.
Phiên bản X-51A là kết quả hợp tác giữa Không lực Hoa Kỳ, hãng Boeing, Cục nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA), Cơ quan hàng không và vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA), công ty Pratt & Whitney Rocketdyne và Giám đốc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu động cơ thuộc Không lực Mỹ. Cho đến nay, thành công duy nhất mà chương trình 140 triệu USD đạt được vào ngày 26/5/2010 là khi chiếc máy bay này bay được trên 200 giây với tốc độ Mach 5 ngoài bờ biển Thái Bình Dương gần bang Nam California của Mỹ.
Video đang HOT
Người Trung Quốc cũng tỏ ra quan tâm đến công nghệ HCV với công trình nghiên cứu và phát triển được tiến hành tại một số trung tâm, kể cả Cơ sở thí nghiệm Khoa học kỹ thuật quân sự quốc gia Qian Xuesen trong quận Hoài Nhu của Bắc Kinh.
Tin tức trong năm 2007 cho biết, ba năm sau khi khởi động chương trình X-51A, các nhà khoa học Trung Quốc đã lên kế hoạch thử nghiệm các mô hình máy bay phản lực đốt trong có khả năng đạt tốc độ đến Mach 5,6 tại một đường hầm gió mới ở Bắc Kinh. Theo các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc hồi đầu năm nay, các nhà khoa học Trung Quốc có thể đã xây dựng được một đường hầm gió có khả năng thử nghiệm các thiết bị siêu âm ở tốc độ Mach 9.
Các ứng dụng thương mại của công nghệ HCV là điều hiển nhiên và một máy bay đạt được tốc độ như vậy có thể bay từ London tới New York chỉ mất chưa đến một giờ. Tất nhiên, các nhà khoa học quân sự không thể không chú ý điều này. Lầu Năm Góc được cho là đã chi khoảng 2 tỷ USD cho 6 dự án siêu thanh chỉ trong một thập kỷ qua. Một mục tiêu duy nhất là nâng tốc độ nhanh hơn tốc độ các tên lửa hành trình có động cơ đốt trong, vì tốc độ và phạm vi hoạt động của các tên lửa này bị giới hạn bởi sự cần thiết phải duy trì lưu lượng khí trong bộ phận đốt ở tốc độ cận âm. Nếu đạt khả năng đốt nhiên liệu khi luồng khí trong động cơ ở tốc độ siêu âm, nó sẽ gia tăng đáng kể cả tốc độ lẫn tầm bắn của một quả tên lửa.
Lợi ích của việc mở rộng tầm bắn cũng rất rõ ràng như việc tăng tốc độ. Theo báo cáo hồi tháng 6/2010 của Hiệp hội không quân về công nghệ siêu thanh, một tên lửa hành trình tấn công trên mặt đất (LACM) mất tới 80 phút để di chuyển từ tàu Mỹ ở Biển Arab tới các trại huấn luyện của Al-Qaeda tại Afghanistan vào năm 1998, sau khi bọn khủng bố tấn công sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania. Ngược lại, các tên lửa siêu tốc đã có thể tấn công các mục tiêu đó trong vòng 12 phút. Bản báo cáo cho rằng 80 phút đó đủ thời gian để Al-Qaeda hay cụ thể hơn là Osama bin Laden trốn thoát.
Khả năng tấn công các mục tiêu ở bất cứ nơi nào trên thế giới là một phần của chương trình Tiến công Chớp nhoáng Toàn cầu được khởi xướng năm 2001, khi các chiến lược gia trong Lầu Năm Góc bắt đầu tìm kiếm các cách tiêu diệt một kẻ thù hầu như tức khắc mà không phải mạo hiểm leo thang chiến tranh hạt nhân.
Tên lửa siêu thanh có thể viết ra một chương mới trong sự tiến hóa của chiến tranh giữa khả năng xâm nhập và đánh chặn.
Hoạt động ở tốc độ dưới Mach 2, các tên lửa đốt trong hiện tại như tên lửa “Sunburn” SS-N-22 của Nga và Harpoon của Mỹ, hoặc tên lửa phản lực cánh quạt như tên lửa chống hạm/LACM C.802 của Trung Quốc là chậm, đủ để mục tiêu có khả năng đánh chặn.
Tuy nhiên, các tên lửa đánh chặn bay ở tốc độ Mach 5 sẽ là một mục tiêu đáng gờm và sẽ đặt các mục tiêu như các nhóm tàu hộ tống hàng không mẫu hạm vào vùng cực kỳ nguy hiểm. Khi được thử nghiệm, tốc độ tái nhập của tên lửa đạn đạo chống hạm Dong Feng 21D của Trung Quốc thậm chí còn lớn hơn so với tốc độ tối đa của một tên lửa hành trình siêu thanh. Nhưng các tên lửa hành trình có lợi thế vì chúng có thể dễ điều khiển được, đồng thời có khả năng bay ở tầm thấp cho phép chúng tránh bị các hệ thống báo động sớm phát hiện, và có nhiều cơ hội lách qua các khu vực của radar chiến thuật cỡ nhỏ và cài đặt tia hồng ngoại.
Có lẽ phải mất nhiều năm nữa chúng ta mới được chứng kiến sự triển khai những quả tên lửa hành trình siêu thanh. Tuy nhiên, khi đã có lợi thế rõ ràng về tầm bắn, tốc độ và độ chính xác (không kể đến lợi ích của việc sở hữu một lực lượng tiến công chiến lược phi hạt nhân), đây là một loại công nghệ có quá nhiều hấp dẫn khiến các cường quốc khó mà bỏ qua.
Theo VNExpress
Không quân Mỹ nghiên cứu tên lửa siêu thanh
Theo trang tin Wired, Không quân Mỹ (USAF) đang lên kế hoạch chế tạo tên lửa siêu thanh chuyên dụng cho các chiến đấu cơ tàng hình đời mới như F-22 hoặc F-35. Một số quan chức cho hay USAF muốn có được tên lửa di chuyển nhanh gấp 5 lần vận tốc âm thanh hoặc hơn. Tạp chí Inside Defense đưa tin USAF đang đề nghị tăng ngân sách nghiên cứu cho chương trình này từ 6,2 triệu USD hiện nay lên 15,4 triệu USD vào năm 2013.
USAF muốn trang bị tên lửa siêu thanh tầm xa cho F-22 - Ảnh: Lockheed Martin
Trong những năm gần đây, Lầu Năm Góc liên tục thử nghiệm các loại vũ khí siêu thanh tối tân từ tàu lượn Falcon HTV-2 đến tên lửa siêu thanh thế hệ mới X-51 WaveRider và đạt được những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các vũ khí này có một điểm yếu chết người. Đó là nhìn trên màn hình radar sẽ không thể phân biệt chúng với vũ khí mang đầu đạn hạt nhân. Điều này có thể khiến các nước, chẳng hạn như Nga và Trung Quốc, hiểu lầm và trả đũa bằng vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, tên lửa siêu thanh mới bảo đảm khả năng tấn công chớp nhoáng và có bề ngoài tương đồng như bất kỳ tên lửa nào khác, tránh được thảm họa chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra, theo Wired.
Theo Thanh Niên
Nga bàn giao tên lửa siêu thanh Yakhont cho Syria Hãng tin Interfax ngày 1/12 dẫn một nguồn tin quân sự cho biết Nga đã chuyển giao các tên lửa hành trình siêu thanh đối hạm Yakhont cho Syria bất chấp tình trạng bạo lực đang làm rung chuyển quốc gia Arập này cũng như việc Israel lên án kịch liệt thương vụ trên. Tên lửa hành trình siêu thanh đối hạm Yakhont....