Mỹ-Trung mật đàm về khủng hoảng Triều Tiên?
Cuộc khủng hoảng Triều Tiên được cho là sẽ lên tới đỉnh điểm căng thẳng trong năm 2018, khi Bình Nhưỡng tiến gần hơn tới đích phát triển một tên lửa có thể tấn công đất Mỹ.
Theo tạp chí Nikkei Asian Review, có hai viễn cảnh xấu nhất cho Nhật Bản và Hàn Quốc. Thứ nhất là Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ra lệnh tấn công Triều Tiên mà không cần tham vấn các nước ở Đông Bắc Á. Thứ hai, Mỹ và Trung Quốc tái hội đàm bí mật về các viễn cảnh chiến tranh, trong khi Tokyo và Seoul không nắm được manh mối nào.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự một hội nghị thượng đỉnh. (Ảnh: Reuters)
Cả hai viễn cảnh kể trên đều không thể bỏ qua. Trong khi viễn cảnh thứ nhất liên tục được đề cập thì các dấu hiệu của viễn cảnh thứ hai bắt đầu nổi lên, xuất phát từ tuyên bố gây chấn động của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 12/12.
“Chúng tôi đã có những cuộc bàn thảo mà nếu điều gì đó xảy ra [trên bán đảo Triều Tiên] và chúng tôi phải vượt qua lằn ranh, chúng tôi đã trao cho phía Trung Quốc các cam kết rằng chúng tôi sẽ quay lại và rút lui về phía mạn nam của vĩ tuyến 38 [khi điều kiện cho phép]“, ông Tillerson tiết lộ trong một bài phát biểu ở Washington.
Video đang HOT
Tạp chí Nikkei Asian Review cho rằng, nếu phát biểu trên của Ngoại trưởng Tillerson là sự thật, thì tức là Mỹ và Trung Quốc đã bàn đến các tình huống khẩn cấp nếu xảy ra vấn đề gì trên bán đảo Triều Tiên. Nếu Mỹ tấn công Triều Tiên mà không tham vấn Trung Quốc, Bắc Kinh có thể phải đáp trả bằng một phản ứng quân sự riêng, làm tăng nguy cơ một cuộc chiến không mong muốn giữa hai cường quốc.
Báo trên dẫn các nguồn thạo tin quan hệ Mỹ – Trung cho hay, Bắc Kinh từng liên tục từ chối đối thoại với Washington về viễn cảnh mà ông Tillerson nhắc tới. Khi các Tổng thống George W. Bush và Barack Obama đương quyền, một quan chức chính phủ Mỹ than phiền rằng dù Washington nhiều lần yêu cầu nhưng Bắc Kinh không bao giờ đồng ý đối thoại.
Nếu quả thực Trung Quốc có sự thay đổi lập trường như vậy, thì điều đó có thể sẽ làm thay đổi cuộc khủng hoảng đang âm ỉ trên bán đảo Triều Tiên.
Kể từ khi Tướng Thủy quân Lục chiến Mỹ Joseph Dunford thăm Trung Quốc cuối tháng 8 vừa qua, Bắc Kinh đã bắt đầu nói với Washington về lập trường của mình đối với khủng hoảng Triều Tiên.
Các nguồn tin còn cho biết thêm, Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã đồng ý tại cuộc gặp của họ đầu tháng 11 là sẽ bàn bạc không chỉ về cấm vận và các vấn đề Triều Tiên cấp bách mà cả các biện pháp trung và dài hạn. Và các quan chức cấp cao của cả Washington và Bắc Kinh được cho là đang lặng lẽ bàn thảo các biện pháp này.
Có tin Washington và Bắc Kinh đã hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết về việc trừng phạt Triều Tiên, vốn đã được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua ngày 23/12. Điều này chứng tỏ có sự hợp tác giữa hai nước ở hậu trường.
Tuy nhiên, theo tạp chí Nikkei Asian Review, vấn đề là cả Nhật và Hàn Quốc, đồng minh của Mỹ, không hề được thông báo về các diễn biến.
Tạp chí trên nhận định, có thể, Mỹ và Trung Quốc đang muốn hành động như các nước lớn, không cần sự tham gia của các quốc gia khác, không chỉ về Triều Tiên mà còn về cả tầm nhìn chiến lược lâu dài hơn của Đông Bắc Á. Nhưng họ sẽ không thể hưởng lợi từ cách tiếp cận này bởi sẽ không thể xử lý bất kỳ cuộc khủng hoảng nào mà không có sự hợp tác chặt chẽ của Nhật và Hàn.
Theo Thanh Hảo (Vietnamnet)
Mang "chuông đi đánh xứ người", Kim Jong-un muốn giành được điều gì?
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un mới đây bất ngờ bày tỏ ý định sẵn sàng gửi đội tuyển Triều Tiên tham dự Thế vận hội mùa đông tại Hàn Quốc. Giới chuyên gia nghi ngại cho rằng, tuyên bố của ông Kim là mũi giáo chia rẽ quan hệ Mỹ-Hàn Quốc.
Nhà lãnh đạo KIm Jong-un phát biểu mừng năm mới.
Sau một năm đạt được nhiều tiến bộ về chương trình vũ khí và không ngừng khẩu chiến với Mỹ, nhà lãnh đạo Triều Tiên được cho là đang dùng Thế vận hội mùa đông sắp diễn ra ở Hàn Quốc làm công cụ để giảm áp lực quốc tế ngày càng gia tăng đối với chế độ Bình Nhưỡng, bảo vệ kho vũ khí hạt nhân.
Trong bài phát biểu năm mới gần đây, ông Kim Jong-un đã kêu gọi giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và thể hiện thành ý đó bằng cách tuyên bố nước này có thể tham gia vào Thế vận hội mùa đông vào tháng tới được tổ chức ở Pyeongchang, Hàn Quốc.
Về phần mình, Seoul tỏ ra rất hăng hái chào đón sự góp mặt của Triều Tiên để đảm bảo Thế vận hội diễn ra thành công tốt đẹp, không bị gián đoạn bởi bất cứ vụ phóng tên lửa, thử hạt nhân nào đồng thời đây cũng được cho là bàn đạp để các bên nối lại các cuộc đối thoại đã bị trì hoãn quá lâu. Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in từ lâu đã mong muốn theo đuổi chính sách hòa dịu với Bình Nhưỡng. Thậm chí, ông Moon Jae-in còn muốn hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trước Thế vận hội bằng cách hoãn các cuộc tập trận quân sự chung với quân đội Mỹ.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích nghi ngại cho rằng, ông Kim Jong-un đang sử dụng chiến lược chia rẽ tình đồng minh khăng khít giữa Seoul và Washington - vốn chủ trương áp dụng chiến lược gây áp lực tối đa với Triều Tiên, đồng thời để Bình Nhưỡng thấy rằng, tất cả các lựa chọn bao gồm lựa chọn quân sự vẫn ở trên bàn. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, động thái của ông Kim Jong-un còn nhắm đến sự nhất trí quốc tế rộng lớn hơn bao gồm các nước lớn như Trung Quốc, Nga và Nhật đã thắt chặt các biện pháp trừng phạt và cô lập sâu hơn nhắm vào Triều Tiên trong những tháng gần đây.
Daniel Russel, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cho rằng, chiến thuật truyền thống của Triều Tiên là gây hấn, khiêu khích mạnh mẽ sau đó sẽ là giai đoạn điều đình, hòa hoãn nhằm tạo ra sự chia rẽ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump năm qua đã nỗ lực thúc đẩy việc tăng cường các lệnh trừng phạt toàn cầu nhắm vào Triều Tiên khi nước này không ngừng phát triển các tên lửa hạt nhân có khả năng tấn công vào lục địa Mỹ. Washington nhấn mạnh sự hợp tác toàn diện của Trung Quốc, Nga và các nước khác là yếu tố quan trọng cho sự thành công của nỗ lực này.
Theo Danviet
Tên lửa Triều Tiên bị trục trặc, rơi xuống thành phố 240.000 dân? Một tên Triều Tiên được cho là đã gặp trục trặc trong một vụ thử hồi tháng 4/2017, rơi xuống 1 thành phố Triều Tiên đông đúc có dân số 240.000 người và gây ra thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng, Diplomat trích nguồn tin từ chính phủ Mỹ, cho biết. Một vụ phóng tên lửa Triều Tiên (Ảnh minh...