Mỹ – Trung lại “đấu” thuế
Một nhóm nghị sĩ Mỹ trình dự luật nhằm duy trì sức ép lên Tập đoàn Thiết bị viễn thông Huawei
Trong lúc thương chiến Mỹ – Trung vẫn chưa có hồi kết, hai nước này lại đối đầu trong cuộc tranh cãi mới sau một phán quyết cuối cùng của Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO) hôm 16-7. Theo hãng tin Reuters, phán quyết này cảnh báo Mỹ có thể đối mặt các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc nếu không loại bỏ một số biện pháp thuế quan bị xem là trái với quy định của tổ chức này.
Tranh cãi trên tập trung vào 17 cuộc điều tra được Bộ Thương mại Mỹ tiến hành trong giai đoạn 2007-2012. Đến năm 2012, Bắc Kinh đệ đơn kiện lên WTO, theo đó cáo buộc các biện pháp thuế chống trợ cấp của Washington nhằm vào một số mặt hàng xuất khẩu Trung Quốc đã vi phạm quy định WTO. Giá trị của số sản phẩm bị đánh thuế khi đó vào khoảng 7,3 tỉ USD.
Một nhóm nghị sĩ Mỹ đang tìm cách duy trì sức ép lên Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) Ảnh: REUTERS
Trong phán quyết mới nhất nói trên, WTO đồng tình với cáo buộc của Mỹ, theo đó, các công ty nhà nước Trung Quốc đã trợ cấp doanh nghiệp trong nước bằng cách cung cấp các thành phần có giá thấp, dẫn đến sự cạnh tranh không công bằng. Dù vậy, phán quyết cho rằng Mỹ đã tính toán sai mức thuế nhằm trừng phạt hành vi này của Trung Quốc và nếu Washington không tính toán lại, Bắc Kinh có thể ra tay trả đũa.
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ lập tức có phản ứng mạnh khi gọi phán quyết vi phạm các quy định của WTO và làm suy yếu nỗ lực chống lại các hành vi trợ cấp của Trung Quốc đang gây tổn hại cho người lao động, doanh nghiệp Mỹ và làm méo mó các thị trường trên thế giới. Ở chiều ngược lại, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định phán quyết chứng tỏ Mỹ thường xuyên lạm dụng các biện pháp trừng phạt gây tổn hại nghiêm trọng đến tính công bằng của môi trường thương mại quốc tế.
Không lâu sau khi có phán quyết của WTO, Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng phàn nàn chuyện Trung Quốc không “giữ lời hứa” mua thêm nông sản Mỹ và dọa Washington có thể áp thuế lên 325 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc nếu cần phải làm như thế. Cảnh báo này được đưa ra giữa lúc hai nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn đang loay hoay tìm giải pháp cho cuộc thương chiến kéo dài hơn 1 năm qua.
Video đang HOT
Theo sau cuộc gặp giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại TP Osaka – Nhật Bản vào cuối tháng rồi, hai nước nhất trí nối lại đàm phán để tìm kiếm thỏa thuận nhưng quá trình này đang diễn ra chậm hơn kỳ vọng. Theo trang Bloomberg, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Robert Lighthizer của Mỹ dự kiến có cuộc điện đàm tiếp theo với các quan chức Trung Quốc trong tuần này. Nếu điện đàm đạt kết quả khả quan, hai quan chức Mỹ này sau đó có thể đến Bắc Kinh để gặp các quan chức nước chủ nhà.
Dù vậy, triển vọng đạt thỏa thuận thương mại có nguy cơ thêm mờ mịt sau khi một số nghị sĩ lưỡng viện quốc hội Mỹ hôm 16-7 đưa ra dự luật nhằm duy trì sức ép lên Tập đoàn Thiết bị viễn thông Huawei (Trung Quốc). Theo Reuters, dự luật này cấm đưa Huawei ra khỏi danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ nếu không có sự phê chuẩn của cả Hạ viện và Thượng viện. Nhóm nghị sĩ hậu thuẫn dự luật (đến từ hai đảng Cộng hòa, Dân chủ) gọi Huawei là mối đe dọa đến an ninh quốc gia sau khi công ty này bị cáo buộc đánh cắp tài sản trí tuệ Mỹ và vi phạm lệnh trừng phạt nhằm vào Iran.
Huawei hiện bị cấm mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ sau khi lọt vào danh sách đen nói trên hồi tháng 5. Dù vậy, ông chủ Nhà Trắng vào cuối tháng rồi đã nói đến việc nới lỏng lệnh cấm nhằm vào Huawei để thúc đẩy Trung Quốc nối lại đàm phán, khiến không ít nghị sĩ Mỹ lo ngại.
Hoàng Phương
Theo nld.com.vn
WTO ra phán quyết, Trung Quốc có thể trừng phạt trả đũa Mỹ
WTO cho biết một số thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc không tuân thủ các quy tắc của họ, mở ra cơ hội cho Bắc Kinh trừng phạt trả đũa.
Mỹ không hoàn toàn tuân thủ phán quyết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc nếu không xóa bỏ một số thuế quan vi phạm các quy định, các thẩm phán của WTO cho biết hôm 16/7.
Theo NBC, năm 2012, Trung Quốc gửi phản đối lên WTO năm 2012 về khoản thuế chống trợ cấp của Mỹ đối với hàng hóa nước này bao gồm các tấm pin mặt trời, tháp gió, xi lanh thép và nhôm định hình. Tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này của Trung Quốc vào thời điểm đó là 7,3 tỷ USD.
Quyết định cuối cùng của cơ quan phúc thẩm WTO về vụ việc chấp nhận lập luận của Mỹ rằng Trung Quốc đã trợ cấp cho một số nguyên vật liệu. Nhưng WTO cũng tuyên bố rằng Mỹ phải chấp nhận giá của phía Trung Quốc - chứ không phải là tính toán của họ - khi tính thuế quan.
(Ảnh: SupChina)
Phán quyết giáng một đòn mạnh vào những nỗ lực của Washington nhằm đẩy lùi những gì họ cho là giá cả không công bằng với một số loại hàng hóa Trung Quốc được nhà nước hỗ trợ.
Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ chỉ trích, cho rằng báo cáo đang phá hoại quy tắc của chính WTO. "Kết luận này bỏ qua những phát hiện của Ngân hàng thế giới, các tài liệu phân tích của OECD, các khảo sát kinh tế và bằng chứng khách quan khác, tất cả đều đã được Mỹ dẫn ra" - tuyên bố nói.
Văn phòng Thương mại Mỹ cũng cảnh báo họ sẽ tiếp tục bảo vệ lợi ích của Washington liên quan đến tranh chấp. "Báo cáo phúc thẩm của WTO làm suy yếu các quy tắc của tổ chức, khiến chúng kém hiệu quả hơn trong việc chống lại các khoản trợ cấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc đang gây hại cho công nhân và doanh nghiệp Mỹ và làm méo mó thị trường trên toàn thế giới... Mỹ quyết tâm thực hiện tất cả các bước cần thiết để đảm bảo một sân chơi bình đẳng để Trung Quốc và các doanh nghiệp nhà nước của họ ngừng làm tổn thương các công nhân và doanh nghiệp Mỹ."
Mỹ cũng nhắm vào chức năng của cơ quan phúc thẩm WTO, nói rằng phán quyết đặt ra câu hỏi về cách một số thành viên được phép tham gia xét xử sau khi kết thúc nhiệm kỳ. Mỹ đã chặn tất cả việc bổ nhiệm với cơ quan phúc thẩm bảy thành viên này để phản đối, khiến cơ quan có nguy cơ sụp đổ vì có thể không có đủ thẩm phán cho phép xét xử các vụ án mới.
Trong khi đó, Bộ Thương mại Trung Quốc hoan nghênh phán quyết của WTO và tuyên bố việc Mỹ tiếp tục vi phạm các quy tắc quốc tế làm tổn thương thương mại toàn cầu.
"Đáng tiếc, Mỹ tiếp tục sử dụng các hành vi bất hợp pháp trong việc thực thi các quy tắc của WTO", Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố trên trang web. "Phán quyết của cơ quan phúc thẩm WTO một lần nữa chứng minh rằng Mỹ đã vi phạm các quy tắc của WTO và liên tục lạm dụng các biện pháp khắc phục thương mại, làm tổn hại nghiêm trọng đến tính công bằng và vô tư của môi trường thương mại quốc tế."
Phán quyết sẽ cho phép Trung Quốc lựa chọn đáp trả bằng các biện pháp trả đũa đối với Mỹ nếu giá cả của Trung Quốc không được chấp nhận, theo Financial Times.
Mỹ-Trung đang kẹt trong một cuộc tranh chấp thương mại với hàng trăm tỷ USD thuế quan áp đặt cho xuất nhập khẩu ở cả hai phía. Mỹ phàn nàn rằng các công ty nhà nước Trung Quốc nhận được hỗ trợ từ chính phủ và sự đối xử ưu đãi từ các ngân hàng nhà nước và các tổ chức chính phủ khác, khiến các công ty nước ngoài khó cạnh tranh với họ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho biết ông "không vội" trong việc giải quyết tranh chấp thương mại hiện tại với Trung Quốc, nói rằng thuế quan đã bắt đầu có tác động rõ ràng đến nền kinh tế thứ 2 thế giới.
(Nguồn: Financial Times, CNBC)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Dấu ấn Tổng thống Donald Trump qua các "đấu trường" kinh tế Ông Nhậm Chính Phi - người sáng lập tập đoàn này, cho rằng Trung Quốc chưa bao giờ là quốc gia có chính sách bành trướng, mà chính Mỹ đã làm gia tăng căng thẳng khi muốn thống trị thế giới. Trong ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp báo ở Washington D.C, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN Trên trang bìa của L'Express...