Mỹ-Trung giành nhau mảnh sân chiến lược của Nga
Một quốc gia đang dần tách ra khỏi quỹ đạo của Nga như Ukraine đang được cả Mỹ và Trung Quốc săn đón.
Ukraine sau cuộc bầu cử Tổng thống hồi tháng 4/2019 vừa qua đang “thay da đổi thịt”. Tổng thống mới được bầu – ông Volodymyr Zelensky – vốn được đánh giá có ít kinh nghiệm chính trị nhưng đang mang tới những “làn gió mới” cho Ukraine. Quốc gia từng nằm trong quỹ đạo của Liên Xô và đặt mục tiêu gia nhập Liên minh châu Âu (EU), từng bước Tây tiến.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã mang tới làn gió mới trên chính trường Ukraine.
Ukraine đang giành được sự chú ý đặc biệt của cả Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh có sự chuyển biến đặc biệt với Nga liên quan đến cuộc xung đột tại miền Đông đất nước. Ukraine dần được Moscow nới lỏng các biện pháp trừng phạt cũng như tăng cường các hoạt động giao thương.
Trong khi đó, hướng theo các giá trị phương Tây, Ukraine mong chờ các nguồn đầu tư từ Mỹ hơn là các khoản viện trợ.
Phát biểu trước báo giới chuẩn bị chuyến thăm Mỹ sắp tới, ông Zelensky đã nói: “Chúng ta đã sẵn sàng để thảo luận về kinh doanh. Và cả về những vấn đề quan hệ quốc tế, mà trong đó Mỹ đang ủng hộ chúng ta”.
Mới đây, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã có chuyến công du Kiev và gặp gỡ Tổng thống Volodymyr Zelensky, hối thúc các khoản tài chính đổ vào Ukraine.
Theo thông báo của chính quyền Mỹ, chuyến thăm của ông Bolton nhằm nhấn mạnh sự ủng hộ của Washington với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine cũng như con đường hội nhập vào châu Âu – Đại Tây Dương. Tuy nhiên, giới quan sát chú ý hơn tới thương vụ Trung Quốc đang muốn mua Motor Sich, một nhà cung cấp động cơ lớn cho máy bay trực thăng quân sự. Đây có thể là một trong những lý do kích hoạt chuyến thăm của ông John Bolton.
Video đang HOT
Theo các nguồn thạo tin, nhà đầu tư hàng không Trung Quốc là Beijing Skyrizon Aviation muốn mua 50% cổ phần tại Motor Sich. Theo đó, công ty Trung Quốc muốn bỏ ra 100 triệu USD cho ngành công nghiệp hàng không Ukraine và đang chờ thỏa thuận được phê duyệt.
Đặc biệt, Chủ tịch Skyrizon Wang Jing được cho là nhân vật có quan hệ gần gũi với Đảng Cộng sản Trung Quốc và quân đội nước này.
Mỹ đã không giấu diếm mối quan tâm chiến lược tới việc tìm cách chặn Trung Quốc đổ tiền vào Skyrizon.
Trong quá khứ, Trung Quốc từng sử dụng công nghệ quân sự của Ukraine, quốc gia từng là nhà cung cấp quan trọng các thiết bị cho nền quốc phòng Liên Xô cũ. Tàu sân bay tự sản xuất đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh được xây dựng từ một tàu sân bay cũ mà Bắc Kinh mua lại từ Ukraine. Skyrizon cũng đã mua công nghệ từ Antonov, hãng chế tạo máy bay vận tải lớn nhất thế giới, Antonov 225.
Năm 2017, Skyrizon từng đồng ý mua cổ phần tại Motor Sich nhưng Tòa Tối cao Ukraine chặn thỏa thuận sau khi Mỹ và Nhật Bản tiến hành vận động hành lang.
Trả lời truyền thông Ukraine trước cuộc gặp ông Zelensky, vị cố vấn Nhà Trắng nói rằng, công nghệ quốc phòng không nên được trao cho “đối thủ tiềm năng” và đó là lợi ích không chỉ của Ukraine mà còn liên quan tới Mỹ, Nhật Bản cùng các bên khác.
Một nguồn tin ngoại giao Nhật Bản nói với Nikkei: “Việc mua lại Motor Sich sẽ giúp củng cố công nghệ quân sự của Trung Quốc và trở thành mối đe dọa”.
Không chỉ muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự, Trung Quốc đã đưa Ukraine trở thành một mắt xích chủ chốt trong sáng kiến “Vành đai – con đường” của nước này. Theo một dự án chung 7 tỷ USD được ký kết vào cuối năm 2017, Trung Quốc đang thúc đẩy xây dựng cảng và đường cao tốc ở Ukraine.
Ukraine cũng là lựa chọn để Trung Quốc hướng tới trong cuộc đối đầu thương mại với Mỹ. Ukraine được ví như “vựa lúa của châu Âu” và đã được Bắc Kinh lựa chọn để thay thế cho sản phẩm ngô nhập khẩu từ Mỹ.
Cách đầu tư của Trung Quốc vào Ukraine cũng tương tự như cách họ đang thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, việc Bắc Kinh nhảy vào Ukraine sẽ không chỉ là mối lo ngại của riêng Mỹ mà còn của cả nước Nga.
Hải Lâm
Theo baodatviet
Tin nóng quân sự: Các ông lớn công nghệ quốc phòng Mỹ hợp sức đè bẹp Nga
Một loạt các "ông lớn" công nghệ quốc phòng Mỹ như Lockheed Martin, Raytheon, Northrop Grumman và Boeing đã ký hợp đồng trị giá hàng triệu USD để chống lại các công nghệ mới nhất mà Nga sở hữu.
Mô hình đầu đạn siêu thanh do Raytheon công bố.
Các công ty quốc phòng lớn nhất của Mỹ đang được đầu tư hàng tỷ USD cho việc nghiên cứu và phát triển vũ khí siêu thanh trước sự tiến bộ của Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực này, báo cáo của The Washington Post.
Lockheed Martin luôn đi đầu trong lĩnh vực làm ăn béo bở này. Là nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới, theo The Washington Post, Lockheed Martin đã nhận được khoảng 3,5 tỷ USD để phát triển các vũ khí loại siêu thanh và sẽ tập trung vào phát triển chương trình tấn công bằng vũ khí siêu thanh.
Một ứng viên lớn khác là Raytheon, có lẽ là nhà sản xuất hệ thống tên lửa lớn nhất thế giới đã được nhận hoặc sắp được nhận khoảng 1,6 tỷ USD. Raytheon trước đó đã công bố tiến trình của chương trình tên lửa siêu thanh mà họ bắt tay hợp tác với Cơ quan Nghiên cứu các dự án Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ.
Theo truyền thông Mỹ, Northrop Grumman đang định vị họ là nhà cung cấp động cơ tên lửa siêu thanh hàng đầu và đã ký hợp đồng béo bở với cả Lockheed lẫn Raytheon. Raytheon đang phát triển tên lửa hành trình siêu thanh HAWC, theo một thông báo được đưa ra vào tháng 6.
Cách đây vài ngày, Raytheon đã hoàn thành thiết kế tên lửa siêu thanh có thể được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau và tốc độ bay có thể vượt quá Mach 5. Tên lửa dự kiến được thử nghiệm lần đầu vào năm 2022 và trang bị cho quân đội Mỹ không sớm hơn năm 2025.
Quân đội Mỹ được cho là sẽ sử dụng vũ khí siêu thanh để tấn công ở phạm vi lớn hơn, với thời gian đáp trả nhanh hơn và hiệu quả hơn các hệ thống vũ khí hiện tại.
Nga, Trung Quốc và Pháp cũng đang phát triển các hệ thống như vậy. Theo dữ liệu của chuyên gia, các tên lửa siêu thanh có khả năng cơ động cao, nhanh chóng tấn công kẻ thù và có thể vượt qua mọi hệ thống phòng thủ và tên lửa phòng không.
Theo Danviet
Nga phô trương sức mạnh quân sự tại triển lãm Army 2019 Diễn đàn sẽ có sự tham dự của hơn 1.500 công ty giới thiệu hơn 27.000 sản phẩm và công nghệ quốc phòng tiên tiến nhất. Diễn đàn Kỹ thuật quân sự quốc tế Army-2019 tại Trung tâm Triển lãm và hội nghị Patriot ở Nga . Ảnh chụp màn hình Tass Theo Tass, Diễn đàn Kỹ thuật quân sự quốc tế Army-2019...