Mỹ – Trung đua tàu không gian
Giới chuyên gia xôn xao trước thông tin Trung Quốc đang thử nghiệm tàu không gian tương tự chương trình tuyệt mật X-37B của không quân Mỹ.
Sau khi kết thúc chương trình tàu con thoi, Mỹ đang tất bật triển khai dự án tàu không gian chiến lược và tập trung triển khai các sứ mệnh bí mật về tàu không gian không người lái X-37B. Theo trang Space.com, mọi thông tin về chương trình trên đều được giấu kín, khiến xuất hiện nhiều đồn đoán rằng X-37B (tên chính thức là thiết bị thử nghiệm quỹ đạo) có thể là vũ khí không gian mới của Mỹ, được dùng để do thám từ không gian, tấn công vệ tinh đối phương, hoặc mang theo đầu đạn hạt nhân/vũ khí laser. Có người, như tiến sĩ David Baker – biên tập viên của tạp chí Spaceflight, còn đưa ra khả năng Lầu Năm Góc có ý đồ dùng X-37B để theo dõi các thiết bị của Trung Quốc trên quỹ đạo như tàu Thần Châu và Trạm không gian Thiên Cung 1. Đó là chưa kể một chuyên gia quốc phòng Mỹ hồi tháng 4 tiết lộ với tờ The Washington Times rằng tàu X-37B có khả năng phá hủy các thiết bị cảm biến, đe dọa được vũ khí của địch.
Tàu Thần Long được mang bởi máy bay Tây An H-6 – Ảnh: Huffinton Post
Do đó, giới chuyên gia đang hết sức chú ý thông tin về việc Trung Quốc cũng đang ra sức thử nghiệm tàu không gian không người lái mang tên Thần Long. “Từ những thông tin và hình ảnh hiếm hoi hiện nay, có thể thấy Thần Long tương tự X-37B nhưng nhỏ hơn nhiều”, Space.com dẫn lời chuyên gia Mark Gubrud của ĐH Princeton (Mỹ) cho biết. Tin tức về Thần Long bắt đầu xuất hiện từ năm ngoái khi một vài tờ báo của Trung Quốc đưa tin về chuyến bay thử của Thần Long. Trong đó có chi tiết một máy bay ném bom phản lực Tây An H-6 đã thả thiết bị này từ độ cao không được tiết lộ. Nhưng cũng như chương trình X-37B của Mỹ, bản chất của dự án Thần Long đến nay vẫn là điều bí ẩn. Chuyên gia Gubrud dự đoán nếu các kỹ sư không gian của Trung Quốc thành công với phiên bản đang thử nghiệm, Bắc Kinh có thể tiếp tục phát triển phiên bản lớn hơn. Hiện chỉ mới biết Thần Long dài từ 5,2 đến 5,8 m, cao khoảng 1 m, có thể được phóng bằng tên lửa Trường Chinh.
Tàu X-37B của Mỹ – Ảnh: Space.com
Theo chuyên gia Gubrud, nỗ lực phát triển X-37B hoặc Thần Long của Mỹ và Trung Quốc là một cách để phô trương lực lượng ở lĩnh vực còn quá mới mẻ là vũ khí không gian. Joan Johnson-Freese, giáo sư ngành an ninh của Trường U.S. Naval War College (Mỹ), thì lo ngại công nghệ thiết bị không gian không người lái “có thể gây bất ổn nếu nó thúc đẩy các nước lao vào một cuộc đua”. Như đã nói ở trên, một số nhà phân tích từng tuyên bố rằng công nghệ này có thể được vận dụng cho các mục đích do thám hoặc vận chuyển vũ khí lên không gian. Bên cạnh đó, Space.com dẫn lời giới quan sát nhận định sự xuất hiện của Thần Long ngay sau khi X-37B lộ dạng cho thấy Bắc Kinh quyết tâm theo sát Washington trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng.
Các chuyên gia theo dõi chương trình không gian Trung Quốc cũng không ngạc nhiên về tham vọng của nước này trong lĩnh vực quân sự không gian. Theo Dean Cheng của Trung tâm nghiên cứu châu Á thuộc Quỹ Heritage, cơ quan ngôn luận của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc là tờ PLA Daily gần đây thường xuyên có bài viết về tầm quan trọng của các chiến dịch quân sự không gian trong tương lai. Vì thế, “Trung Quốc sẽ khó ngồi yên trước những thứ như X-37B hay tàu lượn siêu thanh X-43 của Mỹ”, ông Chen nói.
Thần Long
Chiều cao ước tính: 1 m
Video đang HOT
Chiều dài ước tính: 5,2 – 5,8 m
Sải cánh ước tính: chưa biết
Trọng lượng phóng ước tính: chưa biết
Nguồn năng lượng: chưa biết
Thiết bị phóng: chưa biết, có thể là các dòng tên lửa Trường Chinh.
X-37B
Chiều cao: 2,9 m
Chiều dài: 8,9 m
Sải cánh: 4,5 m
Trọng lượng phóng: 4.990 kg
Nguồn năng lượng: pin lithium-ion với tấm năng lượng mặt trời gallium arsenide
Thiết bị phóng: tên lửa Atlas V của Lockheed-Martin.
Theo TNO
Cuộc đua tàu đổ bộ Mỹ - Trung
Giữa lúc tình hình châu Á - Thái Bình Dương có nhiều biến động, cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều tăng cường phương tiện đổ bộ tấn công.
Hồi đầu tuần, tờ China Daily đưa tin Quân khu Nam Kinh của Trung Quốc đang tiến hành một chuỗi các cuộc tập trận tấn công đổ bộ. Cuối tháng trước, Lực lượng Phòng vệ Nhật và quân đội Mỹ cũng tiến hành tập trận bao gồm nội dung bảo vệ đảo. Các thông tin trên xuất hiện giữa lúc căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên biển đang dâng cao trong khu vực, cũng như Mỹ và Trung Quốc liên tục hé lộ các kế hoạch tăng cường tàu đổ bộ mới.
Trung Quốc "tích cực sao chép"
Mới đây, diễn đàn quân sự trên trang mạng của Hoàn Cầu thời báo tung ra một loạt hình ảnh thiết kế chi tiết của tàu đổ bộ lớp LHD 081 chuyên chở trực thăng mà Bắc Kinh đang tích cực phát triển. Trước đó, tạp chí quốc phòng Jane's Defence Weekly dẫn nguồn tin quân sự cho hay tàu này dài 211 m, đạt tốc độ tối đa 23 hải lý/giờ (khoảng 40 km/giờ), tầm hoạt động gần 13.000 km. Tàu LHD 081 có thể chở theo 8 máy bay trực thăng hạng nặng cùng 1.000 binh sĩ và một số khí tài khác. Đặc biệt, sàn tàu này được thiết kế cho phép 4 trực thăng đáp hoặc cất cánh cùng lúc. Dù thông tin về vũ khí của LHD 081 chưa được xác định nhưng theo giới chuyên gia, nó sẽ vẫn được trang bị các loại pháo, tên lửa đáp ứng tối thiểu nhu cầu phòng thủ. Dự kiến, chiếc LHD 081 đầu tiên sẽ được biên chế cho hải quân Trung Quốc vào năm 2014.
Mô hình tàu LHD 081 do Trung Quốc hé lộ gần đây - Ảnh: Hoàn Cầu thời báo
Mặc dù giới quân sự Trung Quốc rất tự hào về chiến hạm này nhưng một số chuyên gia lại nhận xét đây chỉ là một "đứa con lai" sao chép từ tàu khu trục lớp Hyuga chuyên chở máy bay trực thăng của Nhật và tàu đổ bộ lớp Mistral (Pháp). Ngoài ra, tuy "sinh sau đẻ muộn" nhiều năm, LHD 081 vẫn chưa đủ tầm so sánh với tàu Hyuga hay tàu Mistral về khả năng chuyên chở lẫn tác chiến. Đồng thời, LHD 081 có tầm vóc chưa bằng một nửa tàu đổ bộ lớp Wasp mà Mỹ sở hữu từ hơn 20 năm qua.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh kế hoạch để sớm hoàn thiện chỉ tiêu sở hữu 6 chiếc tàu mẹ đổ bộ lớp LPD 071. Tàu này dài 210 m, tốc độ tối đa 22 hải lý/giờ và tầm hoạt động 11.000 km, theo trang Sinodefence. LPD 071 được giới thiệu là có thể chở theo 4 trực thăng quân sự hạng nặng cùng 800 binh sĩ và khoảng 20 xe tấn công hạng nhẹ. Tuy nhiên, dù là niềm tự hào của hải quân Trung Quốc nhưng chiến hạm này cũng bị cho là "bản copy" từ tàu mẹ đổ bộ lớp San Antonio của Mỹ. Mặt khác, trong khi Washington đã sở hữu 6 chiếc và đang đóng thêm 6 tàu lớp San Antonio thì Bắc Kinh vẫn đang lẹt đẹt hoàn thiện chiếc LPD 071 thứ 3. Hai chiếc đầu tiên đã được biên chế cho Hạm đội Nam Hải từ cuối năm 2007.
Mỹ nhiều hàng khủng
Hiện tại, Mỹ sở hữu lực lượng tàu đổ bộ mạnh nhất thế giới với 8 chiếc lớp Wasp, 6 chiếc lớp San Antonio cùng nhiều loại khác. Trong đó, tàu lớp San Antonio cho phép cùng lúc cất/hạ cánh 4 trực thăng hạng nặng CH-46 Sea Knight hoặc 2 máy bay đa nhiệm V-22 Osprey. Ngoài ra, tàu lớp Wasp được cho là có quy mô ngang ngửa tàu sân bay của nhiều nước khi đủ sức mang theo 42 trực thăng quân sự. Thậm chí, máy bay tiêm kích cũng có thể được triển khai tác chiến từ tàu này. Vì thế nhiều chuyên gia nhận định Washington thực tế có đến gần 20 tàu sân bay thứ thiệt khi tính luôn 8 chiếc lớp Wasp.
Mô hình tàu đổ bộ lớp America của Mỹ - Ảnh: Navy.mil
Bên cạnh đó, chuyên trang The Diplomat đưa tin giới chức quân sự Mỹ vẫn ra sức vận động chính phủ tăng cường lực lượng đổ bộ nhằm đối phó nhiều nguy cơ. Trong đó có việc Trung Quốc đang hiện đại hóa hải quân. Vì thế, Washington đang tích cực thúc đẩy kế hoạch chế tạo các loại tàu đổ bộ thế hệ mới. Trong số này, lớp America được cho là "siêu tàu đổ bộ" sánh ngang hàng không mẫu hạm hiện đại nhất của các nước khác, theo trang Defense Industry Daily. Với độ choán nước hơn 45.000 tấn, tàu này có thể chở hàng chục trực thăng quân sự hoặc 20 chiến đấu cơ tàng hình F-35, máy bay cường kích AV-8B Harrier II. Tất nhiên, tàu lớp America còn sở hữu các loại tên lửa và pháo để tự phòng vệ khi cần thiết, dù luôn được hộ tống bởi các chiến hạm khác. Dự kiến, Mỹ sẽ trang bị chiếc America đầu tiên vào năm sau trong tổng số 5 chiếc mà nước này dự định đóng.
Ngoài ra, Washington cũng đang xúc tiến 2 chương trình tàu đổ bộ cơ động (Mobile Landing Flatform - MLF) và tàu đổ bộ tốc độ cao (Joint High Speed Vessel - JHSV). Trong đó, chiến hạm MLF
có tầm hoạt động khoảng 17.000 km và cho phép thay đổi thiết kế sàn tàu theo từng nhu cầu chuyên chở khác nhau. Tàu JHSV được thiết kế như các tàu đổ bộ cỡ nhỏ thông thường nhưng có tốc độ lên đến 80 km/giờ và sở hữu một bãi đáp máy bay bên trên chứ không chỉ chuyên chở xe bọc thép. Dự kiến sẽ ra mắt trong vài năm tới, tàu JHSV và MLF được đánh giá sẽ kết hợp cùng các loại tàu đổ bộ cỡ lớn khác của Mỹ để tạo nên một lực lượng đổ bộ toàn diện ở nhiều quy mô khác nhau.
Các loại phương tiện đổ bộ phổ biến
Thông thường, một phương án đổ bộ tấn công bao gồm hoạt động của nhiều loại phương tiện khác nhau:
- Tàu mẹ đổ bộ: Hiểu đơn giản thì đây là tàu vận chuyển đường dài trọng tải hàng chục ngàn tấn. Loại tàu này có thể mang nhiều loại khí tài khác nhau, đủ sức chứa máy bay, tàu đổ bộ cỡ nhỏ, xe tấn công hạng nhẹ... Ba loại tàu mẹ đổ bộ phổ biến là: LST (chuyên vận chuyển xe tăng), LPD (tàu vận chuyển nhiều phương tiện mà trọng tâm là tàu đổ bộ cỡ nhỏ), LHD (tàu đổ bộ chở máy bay trực thăng). Tuy nhiên, thực tế rất khó phân định 3 loại này vì hải quân các nước thường có xu hướng phát triển tàu mẹ đổ bộ đa dụng, bao hàm cả LST, LDP lẫn LHD.
- Tàu đổ bộ cỡ nhỏ: Là loại tàu thường chở theo vài xe bọc thép hoặc xe tấn công bộ binh hạng nhẹ cùng một nhóm nhỏ binh sĩ. Loại tàu này thường xuất phát từ tàu mẹ đổ bộ. Thông thường, tàu đổ bộ cỡ nhỏ cũng được trang bị một số hỏa lực hạng nhẹ để phục vụ quá trình tấn công vào đất liền.
- Tàu đệm khí: Loại tàu di chuyển trên lớp đệm khí tốc độ cao, thậm chí có thể đạt vận tốc đến 100 km/giờ chuyên phục vụ các giai đoạn tấn công nhanh.
- Xe tấn công hạng nhẹ: Loại xe này được bọc thép và mang theo một số hỏa lực như súng máy, pháo cỡ nhỏ, tên lửa hạng nhẹ dùng để chở binh sĩ và hỗ trợ tấn công. Thông thường, xe xuất phát từ các loại tàu đổ bộ.
Theo TNO
[Chế biến] - Lokshen Kugel - món bánh ngọt làm từ mỳ Lokshen Kugel là sự kết hợp của Kugel với mì tạo nên một món ăn có vị mềm mượt, béo ngậy của pudding lại giòn dai của mì, rất đáng để làm thử và thưởng thức! Nguyên liệu gôm có: - 150gr nho khô (tùy sở thích) - 340gr mỳ trứng - 6 quả trứng gà - 240gr kem chua - 230gr phomat...