Mỹ-Trung: Đối thoại trong bất đồng
Bất đồng Mỹ – Trung trong vấn đề Biển Đông đang nổi lên như một trong những trọng tâm của Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ – Trung năm nay.
Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ – Trung lần thứ 6 năm 2014
Vì là nơi trao đổi những vấn đề quan trọng nhất trong quan hệ giữa hai cường quốc lớn với sự tham gia của những nhân vật hàng đầu, nên các cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ – Trung luôn được dư luận đặc biệt quan tâm.
Năm nay, đồng chủ trì cuộc Đối thoại lần thứ 7, diễn ra tại Thủ đô Washington trong hai ngày 23 và 24-6, là Ngoại trưởng Mỹ J. Kerry và Bộ trưởng Tài chính J. Lew cùng với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng Uông Dương. Cũng trong thời gian này, Ngoại trưởng J. Kerry và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông sẽ đồng chủ trì cuộc Tham vấn về giao lưu nhân dân – nhân dân (CPE) lần thứ 6 giữa hai nước.
Ngay trước thềm Đối thoại, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương D. Russell đã hướng dư luận về Biển Đông, khi ông cho biết vấn đề Biển Đông được ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của cuộc Đối thoại. Ông D. Russel còn khẳng định Washington quan ngại về các kế hoạch của Trung Quốc duy trì các hoạt động xây dựng ở Biển Đông, đồng thời cho rằng viễn cảnh Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông là trái ngược với mục tiêu hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực.
Sự căng thẳng trong thái độ của Washington có nhiều lý do. Ngay từ cuộc Đối thoại lần thứ 6 diễn ra hồi năm ngoái, trước việc Trung Quốc ngang ngược triển khai giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông và leo thang tranh chấp lãnh thổ với Philippines, Mỹ đã bày tỏ quan điểm rằng những động thái mang tính cưỡng bức của Trung Quốc không chỉ làm gia tăng căng thẳng mà còn hủy hoại vị thế của nước này trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu, trái với quan điểm, lợi ích cũng như mong muốn của Mỹ. Việc Trung Quốc ngang nhiên ồ ạt xây dựng, tạo ra hơn 800 hecta đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) nhằm đơn phương áp đặt chủ quyền trên Biển Đông dưới lập luận rằng dự án này là “cần thiết cho phục vụ các mục đích dân sự và quân sự của Trung Quốc” đã khiến Washington hết sức lo ngại.
Không chỉ đe dọa các nguyên tắc tự do hàng hải và hàng không, hành động của Trung Quốc đã làm thay đổi hiện trạng Biển Đông, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển UNCLOS, làm cho tình hình khu vực thêm căng thẳng. Mặc dù mới đây Trung Quốc thông báo “sắp hoàn thành” việc bồi đắp đảo và chuyển sang “xây dựng cơ sở hạ tầng để thực hiện đầy đủ các chức năng kèm theo”, động thái mà dư luận phân tích là nhằm tạo cảm giác Trung Quốc kiềm chế, nhưng Mỹ đương nhiên vẫn tiếp tục có những chỉ trích những diễn biến này.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương D. Russell khẳng định: “Cả tuyên bố và hành vi đó đều không góp phần làm giảm căng thẳng. Chúng tôi luôn thúc giục Trung Quốc ngừng cải tạo, không xây dựng thêm các cơ sở và tất nhiên không quân sự hóa thêm các tiền đồn trên Biển Đông”. Washington thừa hiểu rằng, Bắc Kinh có khả năng tái khởi động việc xây dựng này bất cứ lúc nào.
Video đang HOT
Tất cả những diễn biến đó cho thấy cuộc đối thoại chiến lược Mỹ – Trung lần này tại Washington sẽ không đơn giản. Tình trạng thiếu niềm tin sẽ tiếp tục làm nóng quan hệ Mỹ – Trung. Những gì Trung Quốc đang ngang ngược tiến hành trên Biển Đông không thể “che mắt” được cộng đồng quốc tế nói chung, huống gì nước Mỹ nói riêng.
Theo An Ninh Thủ Đô
Đối thoại Trung Mỹ: Mâu thuẫn không thể giải quyết
Cuộc đối thoại Trung - Mỹ về Chiến lược và Kinh tế lần thứ 6 kết thúc ngày 10/7 mà không đạt được tiến bộ đáng kể nào. Hai chủ đề chính là tình hình Biển Đông và an ninh mạng tiếp tục khoét sâu hố ngăn cách giữa Washington và Bắc Kinh.
Đúng như tên gọi, cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế lần này bao gồm các chủ đề chính là an ninh mạng, tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông, chính sách kinh tế.
Kết quả duy nhất đạt được sau 2 ngày đàm phán là việc Trung Quốc đồng ý bớt can thiệp vào thị trường tiền tệ của mình. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên phát biểu: "Chúng tôi sẽ để liên hệ cung - cầu của thị trường đóng vai trò lớn hơn trong việc ấn định tỷ giá hối đoái, mở rộng biên độ thả nổi và tăng tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái".
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew nói rằng, đây là một thắng lợi cho cả hai nước. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu Mỹ kêu gọi Trung Quốc thả nổi tỷ giá đồng tiền và cũng chả phải lần đầu Bắc Kinh hứa sẽ bớt can thiệp.
Sau vụ khủng hoảng tài chính năm 2008, những khoản chi tiêu khổng lồ của Chính phủ Trung Quốc đã kích thích sự tăng trưởng kinh tế của nước họ và góp phần vực dậy các nền kinh tế khác trên thế giới. Nhưng Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc nói rằng những chương trình chi tiêu đó đã chấm dứt và Mỹ cần phải nắm giữ vai trò thúc đẩy kinh tế toàn cầu.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, ngày 9/7.
Trong khi đó, Mỹ tiếp tục tố cáo Trung Quốc trên vấn đề an ninh mạng và tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong ngày thứ hai của cuộc đối thoại, Ngoại trưởng John Kerry lên án các cuộc tấn công tin học từ Trung Quốc nhắm vào các doanh nghiệp Mỹ, đe dọa khả năng cạnh tranh của kinh tế Mỹ.
Trong phát biểu sau một phiên họp với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì, ông John Kerry khẳng định: "Việc đánh cắp sở hữu trí tuệ do tin tặc giống như dội nước lạnh vào khả năng cách tân và đầu tư. Các hoạt động tin tặc gây thiệt hại cho nền kinh tế chúng tôi và đe dọa khả năng cạnh tranh của Mỹ".
Quan hệ Mỹ - Trung xấu đi hồi tháng 5/2014, sau khi giới tư pháp Mỹ truy tố 5 sĩ quan Trung Quốc vì tội tin tặc và gián điệp kinh tế. Bắc Kinh trả đũa bằng cách rút khỏi nhóm làm việc chung về an toàn tin học. Chính quyền Bắc Kinh liên tục chỉ trích Washington "đạo đức giả" và khẳng định bản thân Trung Quốc cũng là nạn nhân của tin tặc, đồng thời lên án mạng lưới gián điệp mạng rộng lớn của tình báo Mỹ. Như vậy, Bắc Kinh và Washington đã không đạt được bước tiến đáng kể nào ngoài những lời tố cáo nhau trong vấn đề gián điệp tin học, hồ sơ hàng đầu của cuộc đối thoại chiến lược lần này.
Vấn đề chủ quyền tại Biển Đông gây chia rẽ nhất trong cuộc đối thoại lần này giữa Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc thường xuyên cảnh báo Mỹ không nên tìm cách ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh trong các lĩnh vực kinh tế và ngoại giao và họ xem chính sách xoay trục châu Á của Mỹ là một phần của chiến lược ngăn chặn đó. Các giới chức Mỹ nhiều lần bác bỏ tố cáo đó và khẳng định là Mỹ hoàn toàn ủng hộ cho "sự trỗi dậy của một nước Trung Quốc ổn định, hòa bình và thịnh vượng".
Phát biểu khai mạc cuộc đối thoại lần này, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố: Washington và Bắc Kinh đang cố gắng tránh một cuộc đối đầu mà ông cho là sẽ đem lại "tai họa". Ông Tập nói: "Đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, đối với hai quốc gia và đối với cả thế giới, sẽ dứt khoát là một thảm họa. Trong các tình huống này, chúng ta ở cả hai bên phải nhìn xa, củng cố và tiếp tục hợp tác, và tránh đối đầu".
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong cuộc họp tại Bắc Kinh ngày 10/7.
Tuyên bố đó tuy nhiên đã không ngăn cản Mỹ nêu bật quan điểm bất đồng tình của mình trước hành động của Bắc Kinh trên nhiều vấn đề trong đó có Biển Đông. Theo Hãng AFP, trong buổi họp kín với phía Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã mạnh mẽ gây sức ép với Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp biển đảo khi cảnh báo đối tác Trung Quốc là Washington không thể chấp nhận các mưu toan tạo ra một hiện trạng mới ở vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông. Đây là hai nơi mà Bắc Kinh đang có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.
Theo một quan chức ngoại giao Mỹ, ông Kerry đã nói thẳng với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc phụ trách ngoại giao Dương Khiết Trì rằng, bất kỳ quốc gia nào cũng đều không có quyền "hành động đơn phương để đẩy mạnh các đòi hỏi chủ quyền hay lợi ích của mình". Theo nguồn tin trên, thì phía Mỹ đã tái khẳng định sự cần thiết của "một trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương", và yêu cầu Trung Quốc "đóng góp và tham gia vào trật tự đó, thay vì chống lại các chuẩn mực khu vực và toàn cầu".
Quan chức cao cấp Mỹ tiết lộ tiếp là phía Mỹ đã nói rõ với đối tác Trung Quốc rằng: "Tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách tạo ra một hiện trạng mới bất kể sự ổn định của khu vực, sự hài hòa của khu vực, là điều không thể chấp nhận được".
Trung Quốc đang dùng sức mạnh áp đặt chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam và Philippines. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh có hành động hung hăng hơn trong mưu toan bành trướng tại Biển Đông, làm tình hình căng thẳng hẳn lên khi đưa giàn khoan xuống hạ đặt trong Vùng Đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cho tàu Trung Quốc đâm vào các tàu công vụ và tàu cá Việt Nam đến gần giàn khoan, dùng vòi rồng xua đuổi tàu Việt Nam, thậm chí bắt giữ ngư dân Việt Nam.
Ngay khi bước chân lên máy bay sang Trung Quốc tham dự đàm phán, Ngoại trưởng John Kerry ngày 8-7 tuyên bố rằng, Mỹ "hết sức quan ngại" về "sự sẵn sàng của các bên tranh chấp trong việc sử dụng các lực lượng quân sự, bán quân sự, tuần duyên nhằm thúc đẩy các đòi hỏi chủ quyền của mình. Mỹ đặc biệt tố cáo tính chất mập mờ của tấm bản đồ 9 đường gián đoạn mà Bắc Kinh dùng làm cơ sở để đòi thâu tóm gần như toàn bộ Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các nước khác, trong đó "có Việt Nam và Philippines".
Trên Biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng thường xuyên cho tàu thuyền và máy bay quân sự tiến vào vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang được đặt dưới quyền kiểm soát của Tokyo, nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền.
Liên quan tới vấn đề ở Biển Đông, nhật báo Anh Financial Times, số ra ngày 10-7-2014, cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ áp dụng chiến thuật mới để răn đe Trung Quốc ở Biển Đông. Theo tờ báo, chiến thuật mới được Lầu Năm Góc triển khai bao gồm nhiều thành tố, trong đó có việc sử dụng một cách thường xuyên hơn và mạnh bạo hơn các loại máy bay trinh sát cũng như tàu hải quân ngay tại khu vực có tranh chấp.
Sự kiện đầu tiên phản ánh chiến thuật mới đó diễn ra vào tháng 3/2014 khi Mỹ cho một chiếc máy bay trinh sát P-8A bay ngang qua bãi Second Thomas Shoal ở khu vực Trường Sa. Tại nơi đó, tàu Trung Quốc đang phong tỏa đường tiếp tế cho một toán thủy quân lục chiến Philippines đồn trú trên bãi mà Manila tuyên bố chủ quyền nhưng bị Bắc Kinh tranh chấp. Máy bay Mỹ đã bay rất thấp, sao cho phía Trung Quốc có thể nhìn thấy được.
Cũng như vậy, ngày 30/6 vừa qua, một chiếc máy bay EP3 của Mỹ cũng đã bay qua khu vực có giàn khoan HD-981 của Trung Quốc, và ở độ cao rất thấp, chỉ khoảng 200m. Sau đó, có thêm một chiếc trinh sát cơ RC135 của Mỹ bay ở độ cao 3.000m. Đây là một khu vực dày đặc tàu Trung Quốc được phái tới để bảo vệ giàn khoan của họ.
Trả lời báo Financial Times, một cựu quan chức Lầu Năm Góc xác nhận đó là một chiến thuật mới của Hải quân Mỹ và nói: "Thông điệp là chúng tôi biết những gì quý vị đang làm, hành động của quý vị sẽ có hậu quả, chúng tôi vừa có khả năng vừa có quyết tâm và chúng tôi đang hiện diện ở đây".
Như vậy có thể thấy cuộc đối thoại Mỹ - Trung về chiến lược và kinh tế ngày càng mang tính hình thức hơn là thực chất. Sau 6 lần đàm phán, hai bên vẫn chưa đạt được một thỏa thuận mang tính đột phá nào.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Stapleton Roy nói: "Đối thoại kiểu này không phải là hình thức mà chúng ta mong muốn. Và vì thế, điều hết sức quan trọng đối với chúng ta là phải có các cơ chế có tác dụng và tìm cách giải quyết các loại vấn đề nổi lên giữa Mỹ và Trung Quốc".
Chuyên gia phân tích của Viện Kinh doanh Mỹ, ông Michael Auslin nói các cuộc đàm phán này chẳng hoàn thành được điều gì. "Tại sao chúng ta lại tiếp tục nuôi ảo tưởng rằng cơ chế đối thoại trên là quan trọng hay xây dựng?". Theo lời ông Auslin, Washington quả là ngây ngô về tham vọng của Trung Quốc.
"Điều này không có nghĩa là chúng ta biến Trung Quốc thành kẻ thù số 1 của chúng ta. Nó không có nghĩa là chúng ta thành lập một NATO châu Á chống lại Trung Quốc. Tôi nghĩ nó có nghĩa là ta chỉ hành động một cách thực tiễn và hiểu rằng Bắc Kinh rất ít quan tâm đến việc tôn trọng bất cứ nguyên tắc nào mà chúng ta coi là quan trọng đối với chúng ta trong việc hợp tác một cách xây dựng với chúng ta hay các đồng minh của chúng ta" - ông Auslin kết luận
Theo An Ninh Thủ Đô
Mỹ Trung ngờ vực nhau sau đối thoại chiến lược Dù Washington và Bắc Kinh tung ra những lời ca ngợi thiện chí hợp tác và thu hẹp khác biệt trong đối thoại chiến lược và kinh tế vừa qua, giới phân tích cho rằng hai nước lớn còn nghi ngại nhau hơn sau cuộc gặp. "Cuộc đối thoại kết thúc khi các quan chức hai bên thể hiện quan điểm của mình...