Mỹ-Trung đối lập trong chính sách ngoại giao về Biển Đông
Nhà phân tích chính trị Mỹ cho rằng, Mỹ và Trung Quốc đang áp dụng cách tiếp cận đối lập nhau trong chính sách ngoại giao về Biển Đông.
Nhà phân tích chính trị Mỹ Keith Preston chia sẻ rằng, Mỹ và Trung Quốc đang thực hiện một chính sách ngoại giao về Biển Đông khá đối lập nhau. Cụ thể, Washington đi theo hướng tiếp cận toàn cầu hóa, còn Bắc Kinh duy trì cách tiếp cận chính sách ngoại giao có phần cô lập.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Press TV, chuyên gia chính trị kiêm Tổng biên tập AttacktheSystem.com Preston chỉ ra, Washington và Bắc Kinh đã chia sẻ thẳng thắn một số quan điểm về vấn đề trên.
Máy bay quân sự Philippines chụp công trường hoạt động bồi lắp phi pháp của Trung Quốc trên Đá Vành Khăn thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Video đang HOT
“Trung Quốc và Mỹ dường như đang đối lập nhau trong chính sách ngoại giao về vấn đề Biển Đông. Mỹ có cách tiếp cận theo lối toàn cầu hóa, quốc tế hóa”, nhà phân tích Preston nhấn mạnh và bình luận về những phát biểu chính thức của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đối với hoạt động bồi đắp phi pháp mà Trung Quốc làm ở Biển Đông.
Cụ thể, phát biểu tại diễn đàn ASEAN ở Thủ đô Kuala Lumpur, Ngoại trưởng Kerry thẳng thắn lên tiếng phản đối những hạn chế đi lại trên không và trên biển ở Biển Đông.
Dẫu rằng, các đại diện Bắc Kinh như Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Đô đốc Wu Shengli hay người đứng đầu Ủy ban Cố vấn Thông tin Hải quân Trung Quốc Đô đốc Yin Zhuo ra sức biện bạch cho hoạt động trái phép này, nhưng Washington tiếp tục cáo buộc Bắc Kinh hành động “vượt ra khỏi quy định và chuẩn mực quốc tế”.
“Đó là một xung đột giữa mục tiêu chính sách đối ngoại của hai nước”, ông Preston nói. Cụ thể, Mỹ theo đuổi một cách tiếp cận toàn cầu hóa và quốc tế hóa trong khi Trung Quốc lại khá cô lập trong chính sách ngoại giao và đặc biệt quan tâm tới các lợi ích khu vực.
Mặc dù còn nhiều bất đồng được cho là khá sâu sắc về vấn đề Biển Đông song các nước vẫn phụ thuộc vào nhau nhiều.
“Nhiều doanh nghiệp Mỹ phụ thuộc vào lao động Trung Quốc. Đổi lại, nhiều hàng hóa bán trên đất Mỹ được nhập từ Trung Quốc”, chuyên gia phân tích chỉ ra và nhấn mạnh rằng, doanh nghiệp Trung Quốc cũng “rất phụ thuộc vào Mỹ vì quốc gia Bắc Mỹ này là thị trường nhập khẩu chính của họ”.
Thanh Nga (theo Sputnik News)
Theo_Kiến Thức
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh
Các nhà phân tích cho biết, nguồn dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, đã giảm liên tục trong 4 quý từ tháng 4-2014 đến tháng 6-2015, được dự kiến sẽ còn tiếp tục giảm hơn nữa.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã giảm xuống còn 3.700 tỉ USD vào cuối tháng 6, thấp hơn 300 tỉ USD so với mức cao kỉ lục đạt được trước đó một năm.
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc liên tục giảm trong 1 năm trở lại đây
Trưởng phòng phân tích kinh tế Tập đoàn vốn quốc tế Trung Quốc, Liang Hong cho biết, sự sụt giảm này là do việc can thiệp của PBOC vào thị trường ngoại hối, đầu tư vào các ngân hàng và tổ chức chính trị, cũng như sự ảnh hưởng của đồng đô la Mỹ đối với các tài sản không được thế chấp bằng USD.
Theo trang web Phoenix New Media của Hồng Kông, PBOC đã bán USD trong một vài tháng gần đây để ngăn việc mất giá của đồng nhân dân tệ và làm giảm việc thất thoát vốn. Số liệu của Bloomberg cho thấy, PBOC đã đẩy ra thị trường 299 tỉ USD trong năm nay để duy trì sự ổn định tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ.
Những mối lo ngại xung quanh các dự án kinh tế của Trung Quốc đã phát sinh, khi chính phủ nước này cố gắng duy trì sự ổn định của đồng nhân dân tệ bằng cách can thiệp vào thị trường chứng khoán. Tuy nhiên Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khẳng định, điều này sẽ không ảnh hưởng đến việc thiết lập Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) vào cuối năm nay.
Trưởng phòng kinh tế Wang Tao thuộc Ngân hàng Thụy Sỹ UBS cho biết, nhu cầu đối với tài sản ở nước ngoài của các cá nhân và công ty Trung Quốc và việc mở tài khoản vốn của nước này đã dẫn đến sự thất thoát vốn và giảm liên tục của kho dự trữ ngoại tệ.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ hối thúc EU ủng hộ mạnh mẽ Mỹ trong vấn đề Biển Đông Phía Mỹ cho rằng EU cần mạnh mẽ hơn nữa, rõ ràng hơn nữa trong việc yêu cầu dừng ngay các hoạt động thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông. Trong một động thái hiếm hoi hôm 29/7, Mỹ đã hối thúc đồng minh thân cận là Liên minh châu Âu (EU) hãy có tiếng nói mạnh mẽ hơn để ủng hộ Washington...