Mỹ-Trung “đấu khẩu” về vụ giàn khoan ở Biển Đông
Bắc Kinh ngày 13/5 lại lên tiếng đả kích Washington, sau khi Ngoại trưởng John Kerry nói rằng những hành động mới đây của Trung Quốc ở Biển Đônglà “gây hấn”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki hôm 12/5 cho hay: trong một cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ông Kerry nói rằng hành động của Trung Quốc có tính chất “khiêu khích” và “xâm lấn”.
Biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng biển Việt Nam.
Theo VOA, Ngoại trưởng Kerry hối thúc đôi bên “giảm thiểu căng thẳng, bảo đảm sự hành xử an toàn của các tàu bè và giải quyết vụ tranh chấp thông qua các phương tiện hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Trong lúc tiếp kiến Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam hôm 12/5, Ngoại trưởng John Kerry cũng cho biết Mỹ quan tâm sâu sắc về “hành động xâm lăng” của Trung Quốc. Ông nói thêm: “Chúng tôi muốn thấy một bộ qui tắc hành xử được thành lập. Chúng tôi muốn thấy vụ này được giải quyết một cách hòa bình thông qua Luật Biển, thông qua trọng tài, thông qua bất cứ phương tiện nào khác, chứ không phải đối đầu trực tiếp và hành động xâm lấn”.
Về phần mình, ông Vương Nghị cảnh báo ông Kerry “phát biểu và hành động một cách thận trọng” và nên có thái độ “khách quan, công bằng” khi nói về Trung Quốc.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng chắc chắn là đã có những hành vi khiêu khích ở “Nam Hải” (Biển Đông), nhưng không phải do Trung Quốc gây ra. Bắc Kinh cũng lặp lại tố cáo cho rằng Mỹ đã khuyến khích những hành vi gây hấn.
Ngày 11/5, trong lúc tiếp kiến Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam hôm 12/5, Ngoại trưởng John Kerry cũng cho biết Mỹ quan tâm sâu sắc về “hành động xâm lăng” của Trung Quốc. Ông nói thêm: “Chúng tôi muốn thấy một bộ qui tắc hành xử được thành lập. Chúng tôi muốn thấy vụ này được giải quyết một cách hòa bình thông qua Luật Biển, thông qua trọng tài, thông qua bất cứ phương tiện nào khác, chứ không phải đối đầu trực tiếp và hành động xâm lấn”.
Cùng ngày, Tân Hoa Xã nói Việt Nam dùng vụ giàn khoan để “làm xấu hình ảnh Trung Quốc” trong khu vực: “Ngoài việc định phá hoại hoạt động dầu khí của Trung Quốc, Việt Nam đang dùng vụ việc làm cớ để làm nhơ nhuốc hình ảnh Trung Quốc trong cộng đồng Đông Nam Á và thế giới.”
Trước đó hôm 10/5, ngươi phat ngôn Bô Ngoai giao Trung Quôc Hoa Xuân Oanh tuyên bố tranh chấp Biển Đông “không phai vân đê giưa Trung Quôc va ASEAN”.
Tơ Hoan câu Thơi bao, môt trong nhưng cơ quan ngôn luân cua chinh quyên Trung Quôc, số ra ngày 12/5 cũng cay cú đòi ASEAN phai giư trung lâp trong cac tranh châp chu quyên giưa Trung Quôc vơi Viêt Nam va Philippines trên Biên Đông.
Báo này viết: “Hiêm khi nao cac văn kiên chinh thưc cua ASEAN lai binh luân trưc tiêp vê vân đê Biên Đông”, ngụ ý nhắc đến Tuyên bố chung Nay Pyi Taw hôm 11/5 đa kêu goi cac bên kiêm chê va tranh sư dung vu lưc.
Tờ báo này vẫn nhai lại lập trường cố hữu của Trung Quốc rằng tranh chấp ở Biển Đông la chuyên giưa Trung Quôc va cac nươc ASEAN riêng lẻ va chi nên “giai quyêt song phương”.
Hoan câu Thơi bao la phu ban cua tơ Nhân dân Nhât bao, cơ quan ngôn luân chinh thưc cua ĐCS Trung Quôc.
Theo Dantri
Đại sứ Trung Quốc gọi thủ tướng Nhật là 'kẻ gây rối'
Chính phủ Nhật Bản vào ngày 16.1 đã phớt lờ một cuộc đấu khẩu với phía Trung Quốc sau khi một quan chức ngoại giao Trung Quốc gọi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là &'kẻ gây rối', nói rằng quan điểm của Bắc Kinh thiếu chính xác và bỏ qua sự thật.
Đại sứ Trung Quốc tại Liên minh châu Phi Xie Xiaoyan trưng hình Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang ngồi trong khoang lái một chiếc tiêm kích
Tuyên bố của phía Nhật được đưa ra sau khi đại sứ Trung Quốc tại Liên minh châu Phi (AU) khiến căng thẳng giữa 2 cường quốc châu Á tiếp tục gia tăng bằng việc trưng ra những tấm hình mà ông này cho là phản ánh sự tàn bạo của quân đội Nhật hồi Thế chiến thứ 2, theo AFP.
Trong một cuộc họp báo được tổ chức một ngày sau khi ông Abe kết thúc chuyến thăm châu Phi nhằm tìm cách tăng cường sự hiện diện của Nhật tại lục địa này, Đại sứ Trung Quốc Xie Xiaoyan đã cáo buộc thủ tướng Nhật đang cố cản trở chính sách ngoại giao của Bắc Kinh tại châu Phi.
"Abe đã trở thành kẻ gây rối lớn nhất tại châu Á", ông Xie, người vốn cũng là đại sứ Trung Quốc tại Ethiopia, nói.
"Ông ta đã làm việc cực lực để vẽ ra hình Trung Quốc như một mối đe dọa, nhằm gieo rắc bất hòa, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và từ đó tạo ra một lời bào chữa cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt Nhật", đại sứ Trung Quốc cáo buộc.
Ông Xie cũng chỉ trích chuyến thăm châu Phi của thủ tướng Nhật là một phần trong cái mà ông này gọi là "chính sách kìm hãm Trung Quốc" của Nhật.
Tokyo vào ngày 16.1 đưa ra tuyên bố phản hồi nhẹ nhàng với chỉ trích của đại sứ Trung Quốc, nói rằng Nhật Bản thái bình trong nhiều thập niên qua.
"Nhật Bản đã và đang cống hiến cho hòa bình và ổn định trong khu vực, cũng như trên thế giới, trong vòng 60 năm qua kể từ sau Thế chiến thứ 2", AFP dẫn lời Koichi Mizushima, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
"Nhật không hề có ý định kìm hãm Trung Quốc. Hơn thế nữa, Nhật muốn Trung Quốc trở thành một đối tác có trách nhiệm trong việc đóng góp cho hòa bình và ổn định", Mizushima cho hay.
Theo Thanh Niên