Mỹ – Trung căng trước đàm phán thương mại
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer hôm 6-5 cáo buộc Trung Quốc đã quay lưng với những cam kết đạt được trong các cuộc đàm phán thương mại trước đây, buộc Tổng thống Donald Trump thông báo tăng thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa nước này.
“Trong suốt tuần qua, chúng tôi đã thấy một sự xói mòn trong các cam kết từ phía Trung Quốc” – ông Lighthizer khẳng định, đồng thời cho biết phái đoàn Trung Quốc vẫn sẽ đến Washington để tiến hành vòng đàm phán thương mại mới nhất, dự kiến diễn ra trong 2 ngày 9 và 10-5.
Nếu không đạt được thỏa thuận, phái đoàn Mỹ sẽ khuyến nghị Tổng thống Trump tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin tuyên bố. Báo The Straits Times dẫn lời ông Lighthizer cho biết thêm mức thuế mới sẽ có hiệu lực lúc nửa đêm 10-5.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin (trái) và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc trong vòng đàm phán thương mại hôm 1-5 ở thủ đô Bắc Kinh. Ảnh: REUTERS
Số phận của đàm phán thương mại Mỹ – Trung đang bị đặt dấu chấm hỏi sau khi Tổng thống Trump dọa tăng thuế hôm 5-5. Dù vậy, Bộ Thương mại Trung Quốc trong một tuyên bố hôm 7-5 cho biết Phó Thủ tướng Lưu Hạc, người dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc, vẫn sẽ đến Washington để tiến hành vòng đàm phán mới nhất.
Video đang HOT
Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng khẳng định việc tăng thuế sẽ không giải quyết được bất cứ vấn đề nào trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Ông Cảnh bày tỏ hy vọng Washington sẽ làm việc với Bắc Kinh để giải quyết các mối lo ngại của nhau.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ trong vòng đàm phán mới nhất vì lời đe dọa của ông chủ Nhà Trắng. Tờ Global Times nhận định Bắc Kinh đã chuẩn bị cho những kết cục tiềm tàng khác của cuộc đàm phán thương mại với Mỹ, trong đó có nguy cơ tạm đổ vỡ.
Cao Lực
Theo Nguoilaodong
'Ngoại giao đồ ăn nhanh' thể hiện thiện chí Mỹ-Trung ra sao trên bàn đàm phán?
Các cuộc đàm phán thương mại tại Washington tháng trước diễn ra căng thẳng đến độ Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer bỏ qua bữa trưa trang trọng chính thức và phải cùng nhau thưởng thức bữa tối bằng đồ ăn nhanh.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (trái) và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ăn tối bằng đồ ăn nhanh trong khi đàm phán thương mại tại Washington tháng trước. Ảnh: Reuters
Theo báo Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Thứ trưởng Thương mại Wang Shouwen - một thành viên trong phái đoàn Trung Quốc - hồi tưởng lại không khí đàm phàn căng thẳng và gấp rút giữa hai bên kéo dài suốt 4 ngày tại Mỹ, trong bối cảnh Chính phủ nước Mỹ đóng cửa một phần.
Như một cử chỉ thể hiện thiện chí và mong muốn có tiếng nói chung, người đứng đầu hai phái đoàn nhất trí gọi đồ ăn nhanh đại diện cho nền văn hóa hai nước.
"Phó Thủ tướng Lưu Hạc thưởng thức một chiếc hamburger, còn Đại diện Lighthizer được phục vụ món gà rán cùng cà tím. Cả hai người đều không uống trà hay cà phê, mà chỉ uống nước lọc. Hai bên phải tìm được tiếng nói chung", ông Wang ngày 9/3 chia sẻ bên lề một cuộc họp thường niên của ban lãnh đạo cấp cao tổ chức tại Bắc Kinh. "Đến một ngày tại Washington, tuyết rơi dày đặc và Chính phủ Mỹ đóng cửa. Nhưng hai phái đoàn thương mại vẫn đàm phán. Các cuộc đàm phán kéo dài từ 2 ngày sang 4 ngày".
Thứ trưởng Wang cho biết cả hai bên đều tích cực thảo luận về một thỏa thuận xóa bỏ thuế bổ sung áp đặt lên hàng hóa của hai bên từ khi cuộc chiến thương mại bùng nổ năm ngoái.
Mỹ đã áp đặt 3 vòng thuế trừng phạt lên tổng cộng hơn 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh trả đũa với động thái đánh thuế lên 110 tỷ USD hàng Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng dọa áp thêm thuế đối với 267 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc khác. Tuy nhiên, trong ngày 24/2 - ngày cuối cùng trong chuyến thăm Washington của Phó Thủ tướng Lưu Hạc, Tổng thống Trump đã kéo dài hạn chót áp đặt thuế quan.
Trong bối cảnh dư luận hy vọng Chủ tịch Trung Quốc Tập Bình sớm tới khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida để gặp người đồng cấp Mỹ, ký thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại, quan chức Mỹ cho biết cuộc gặp thượng đỉnh vẫn chưa được chốt chính thức.
Ngày 8/3, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad tiết lộ cuộc gặp thượng đỉnh tạm thời bị hoãn vì hai bên vẫn tiếp tục thảo luận về thỏa thuận. Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow tuyên bố cuộc gặp có thể diễn ra trong tháng 4.
Tổng thống Trump ngày 8/3 tuyên bố ông tin tưởng Mỹ có thể tạo ra một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, nhưng nước Mỹ sẽ làm rất tốt dù có hoặc không có thỏa thuận.
Khi được hỏi về thông tin Trung Quốc không tỏ ra lạc quan về một thỏa thuận thương mại và cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình có thể không xảy ra, Tổng thống Trump khẳng định: "Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang làm tốt... Chúng tôi sẽ làm rất tốt, dù có hay không có thỏa thuận".
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Clete Willems cho biết vẫn còn nhiều việc phải làm nhưng giới chức chính quyền của Tổng thống Trump chưa đưa ra bất kỳ kế hoạch mới nào để cử một đoàn tới Trung Quốc để đàm phán trực tiếp.
Về phần mình, tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Wang không trả lời về câu hỏi hoãn cuộc gặp thượng đỉnh. Thay vào đó, ông bày tỏ lạc quan về tiến trình đàm phán. "Về bước tiếp theo, tôi cảm thấy có hy vọng. Hai phái đoàn vẫn đang làm việc ngày đêm để cho ra kết quả một thỏa thuận thương mại", Thứ trưởng Wang bày tỏ.
Theo Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Phái đoàn thương mại Mỹ - Trung đàm phán ngày đêm, ăn đồ ăn nhanh tiết kiệm thời gian Phái đoàn Mỹ và Trung Quốc vẫn làm việc ngày đêm để đạt được thỏa thuận nhằm tránh một cuộc chiến thương mại, họ thậm chí dùng đồ ăn nhanh để tiết kiệm thời gian, Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao Trung Quốc cho biết. Phó Thủ tướng Trung Quôc Lưu Hạc (phải) và Đai diên Thương mai Mỹ Robert Lighthizer...