Mỹ – Trung căng thẳng trên không gian ảo
Vấn đề an ninh mạng trở nên quan trọng đến mức mà cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã tuyên bố rằng, hiện tại một vài nước có khả năng gây ra một “vụ Trân Châu cảng trên mạng”. Còn Tổng thống Obama cảnh báo đe dọa từ mạng là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với quốc gia.
Mới đây, chính quyền tổng thống Barack Obama đã sẵn sàng áp đặt khoản tiền phạt và trừng phạt thương mại nhằm trả đũa hành động các hacker Trung Quốc đánh cắp thông tin từ cơ sở dữ liệu của chính quyền Mỹ và những bí mật hợp tác thương mại với nhiều quốc gia khác.
Theo báo cáo dài 74 trang của công ty an ninh mạng Mandiant của Mỹ công bố hôm 19-2, đơn vị 61398 thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc là một trong nhiều đơn vị chuyên thực hiện các vụ tấn công mạng, các vụ đánh cắp thông tin nhạy cảm. Đơn vị 61398 đã đánh cắp hàng trăm terabyte dữ liệu từ ít nhất 141 tổ chức khắp các ngành công nghiệp từ năm 2006.
Được biết, động thái này xuất hiện ngay sau khi các hãng truyền thông lớn tại Mỹ Wall Street Journal và New York Times thừa nhận trở thành mục tiêu trong một chiến dịch tấn công mạng của tin tặc Trung Quốc trong suốt 4 tháng qua với ý đồ đánh cắp dữ liệu nhạy cảm. Nỗi lo về tấn công mạng đang tăng cao ở Mỹ sau khi một loạt công ty lớn và giới truyền thông cho biết mình là nạn nhân của tin tặc Trung Quốc. Tờ Fox News cáo buộc, “đội quân bí mật” của Trung Quốc đã thực hiện những cuộc tấn công và “hack” các thông tin từ các công ty về năng lượng, vũ trụ, viễn thông và IT của Mỹ. Đội ngũ “hacker” Trung Quốc đã tiếp cận được vào những thông tin như các kế hoạch chi tiết hay các danh sách liên hệ của những công ty mà họ tấn công.
Video đang HOT
Mandiant đã xác định các vụ tấn công nhằm vào 20 ngành công nghiệp, từ các nhà thầu quân sự đến các nhà máy hóa chất, công ty khai thác mỏ, công ty vệ tinh và viễn thông. Thông tin bị đánh cắp bao gồm từ nội dung chi tiết các thương vụ sáp nhập và thâu tóm cho đến những bức thư điện tử của các nhân viên cấp cao.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phủ nhận những cáo buộc của Công ty Mandiant và cho biết chính Trung Quốc là nạn nhân của các hacker, trong đó có các tin tặc đến từ Mỹ. Ông Hồng Lỗi dẫn báo cáo của Bộ Thông tin truyền thông và công nghiệp Trung Quốc cho biết chỉ riêng trong năm 2012, tin tặc đã dùng virus và các mã độc tấn công 1.400 máy tính và 38.000 website tại Trung Quốc. “Trong các vụ tấn công này, nhiều nhất đến từ các tin tặc của Mỹ”, ông Hồng Lỗi nói. Các chuyên gia an ninh mạng nhận định chính quyền Mỹ không tiến hành những cuộc tấn công với mục đích đánh cắp thông tin của các công ty Trung Quốc mà khả năng nhắm tới những chính sách quân sự của Bắc Kinh như hàng loạt kế hoạch chống lại Đài Loan hoặc Nhật Bản.
Trước đó, Google cùng 20 doanh nghiệp khác của Mỹ cũng nhiều lần cáo buộc bị tấn công, đánh cắp các bí mật kinh doanh bởi Trung Quốc, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại phía Trung Quốc vẫn liên tục phủ nhận những cáo buộc trên. Bắc Kinh liên tục phủ nhận sự dính líu đến hành vi tin tặc. Ngày 20-2 Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc của Công ty Mandiant cho rằng báo cáo của Mandiant hoàn toàn “thiếu căn cứ pháp luật”. Tuyên bố của bộ này khẳng định họ chưa bao giờ ủng hộ bất kỳ kiểu hoạt động tin tặc nào, đồng thời cho rằng bản thân Bắc Kinh cũng là nạn nhân của các vụ tấn công trên mạng.
Bất chấp việc Trung Quốc bác bỏ cáo buộc trên, hãng AP ngày 20-2 cho biết Chính phủ Mỹ đang có kế hoạch mạnh tay nhằm vào Bắc Kinh hoặc bất kỳ quốc gia nào có hành vi gián điệp trên mạng. Trước các bằng chứng về việc tin tặc từ Trung Quốc đánh cắp hàng loạt thông tin Chính phủ và thương mại của Mỹ, Nhà Trắng đang tìm các biện pháp trừng phạt và phản ứng về thương mại đối với Bắc Kinh. Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, Eric Holder đã trình bày một số điểm trong sách lược mới tại một cuộc họp báo ở Washington, nói rằng các vụ này là một đe dọa cho kinh tế và an ninh của nước Mỹ.
Theo hãng tin AP, Nhà Trắng đã đưa ra phác thảo những bước đi ban đầu mạnh mẽ hơn nhằm đáp trả những chiến dịch tấn công trên mạng bị nghi có liên quan đến Trung Quốc và các nước khác. Theo đó, Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ (National Intelligence Council) đang chuẩn bị một bản đánh giá tình báo quốc gia (National Intelligence Estimate – NIE), trong đó đánh giá các mối đe dọa mạng đang ngày càng gia tăng, đặc biệt từ phía Trung Quốc. Bởi vậy, Mỹ sẽ có những bước chủ động hơn, thậm chí là tấn công phủ đầu đáp trả những chiến dịch đánh cắp dữ liệu qua internet. Chiến dịch phản công này rất năng động, có sự hợp tác liên ngành và liên tiểu bang để truy tìm và khởi tố những ai tham gia các vụ đánh cắp và gián điệp trên mạng. Các công ty tư nhân cũng được mời tham gia chiến dịch này: “Chỉ cần mất một bí mật thương mại cũng đủ làm thiệt hại hàng triệu hoặc hàng tỷ USD. Công ty bị mất cắp buộc phải sa thải nhân viên, đóng cửa nhà máy, mất khách, mất lợi nhuận, mất sức cạnh tranh, thậm chí phải đóng cửa”. Các nhà làm luật Mỹ ước tính năm ngoái các doanh nghiệp Mỹ đã thiệt hại hơn 300 tỷ USD do các vụ đánh cắp bí mật thương mại, phần lớn được thực hiện bởi các gián điệp trên mạng từ Trung Quốc.
Sách lược mới cũng quy định những khoản tiền phạt, các biện pháp trừng phạt thương mại nhắm váo cá nhân hoặc quốc gia đã đánh cắp bí mật thương mại của Mỹ.
Theo ANTD
Bắc Kinh 'sửng sốt vì bình luận của thủ tướng Nhật'
Trung Quốc cho biết nước này "sửng sốt" trước bình luận mới đây của Thủ tướng Nhật trên một tờ báo Mỹ rằng Trung Quốc "có nhu cầu đối chọi với láng giềng". Báo Mỹ bị cho là trích dẫn sai.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) và Ngoại trưởng Fumio Kishida hôm qua chuẩn bị lên máy bay tới Mỹ. Ảnh: AFP
Lãnh đạo một quốc gia rất hiếm "công kích một cách trắng trợn" nước láng giềng và xúi giục tư tưởng đối kháng, trang China.org.cn dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua cho biết và nói thêm rằng hành động này đi ngược lại ý chí của cộng đồng quốc tế.
Trong một bài phỏng vấn với báo Washington Post, được thực hiện trước chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới Mỹ, thủ tướng Nhật cho biết Trung Quốc có nhu cầu "thâm căn cố đế" trong việc đối chọi với các nước láng giềng châu Á về vấn đề lãnh thổ, bởi đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền sử dụng tranh chấp để thu hút sự ủng hộ mạnh mẽ từ trong nước.
Ông Hồng cho hay Trung Quốc cam kết tăng cường quan hệ với Nhật Bản nhưng sẽ không ngồi yên nhìn Tokyo bóp méo chính sách ngoại giao của Bắc Kinh hay đưa ra các động thái đối kháng liên quan đến vấn đề lãnh thổ. Ông Hồng hối thúc Thủ tướng Abe giải thích, làm rõ bình luận nêu trên.
Theo Xinhua, trả lời yêu cầu từ phía Trung Quốc, Tổng thư ký Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga hôm nay cho biết báo Mỹ đã trích dẫn sai tuyên bố của ông Abe về vấn đề Trung Quốc, dẫn đến hiểu lầm.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vừa đặt chân tới Mỹ và dự kiến có cuộc gặp mặt với Tổng thống Barack Obama hôm nay. Ông mong muốn thúc đẩy liên minh song phương với Mỹ và nhận được sự ủng hộ về chính sách kinh tế của Nhật.
Theo VNE
Tìm lối thoát cho vấn đề Senkaku/Điếu Ngư Ngày 19-2, ông Shinsuke Sugiyama, Vụ trưởng Vụ châu Á và đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã tới Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Ông Sugiyama dự kiến sẽ có cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc nhằm thảo luận về vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa...