Mỹ-Trung căng thẳng đỉnh điểm sát thềm đàm phán
Căng thẳng ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang trong bối cảnh đoàn đàm phán cấp cao giữa 2 nước dự kiến gặp nhau tại Washington vào ngày mai (10/10).
Mỹ-Trung căng thẳng đỉnh điểm sát thềm đàm phán (Ảnh minh họa).
Phát biểu trong cuộc họp báo hôm nay (9/10), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng Mỹ có ý đồ “thâm hiểm” khi cố tình “coi thường sự thật, vu cáo và bôi nhọ Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến Tân Cương”.
Đồng thời, nhà ngoại giao Trung Quốc khẳng định những lệnh trừng phạt của Mỹ là “hoàn toàn vô ích” và cảnh báo Trung Quốc sẽ có hành động “kiên quyết” chống lại các hành vi vi phạm chủ quyền nước này.
Ông Cảnh cũng cho biết thêm rằng Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ sớm công bố các thực thể bị nước này đưa vào danh sách đen.
Tuyên bố của ông Cảnh được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 8/10 thông báo sẽ hạn chế cấp thị thực đối với một số quan chức chính phủ và đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, những quan chức này “phải chịu trách nhiệm, hoặc có dính líu tới việc bắt giữ người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakh hoặc người thuộc các nhóm thiểu số Hồi giáo khác ở Tân Cương, Trung Quốc”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng.
Được biết, lệnh trừng phạt này cũng sẽ ảnh hưởng đến các thành viên gia đình của họ, cụ thể con của những quan chức này sẽ không có cơ hội du học ở Mỹ.
Cũng trong ngày hôm nay (9/10), Bộ Thương mại Trung Quốc đã đề nghị Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với các công ty công nghệ nước này, đồng thời tuyên bố Bắc Kinh sẽ tiếp tục có biện pháp mạnh mẽ và dứt khoát để bảo vệ an ninh chủ quyền.
Động thái trên nhằm phản ứng lại việc Bộ Thương Mại Mỹ ngày 7/10 đã đưa 28 đơn vị an ninh và doanh nghiệp của Trung Quốc vào “danh sách đen” thương mại, với lý do các cơ quan và doanh nghiệp này vi phạm quyền của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Việc bị Mỹ đưa vào danh sách đen sẽ khiến các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Trung Quốc không thể mua hàng hóa và công nghệ Mỹ nếu không có sự cho phép của chính phủ Mỹ.
Trong số các thực thể bị trừng phạt, có một số công ty chuyên về công nghệ giám sát và nhận diện khuôn mặt như công ty sản xuất thiết bị giám sát video lớn nhất thế giới Hikvision và các công ty trí tuệ nhân tạo Megvii Technology, SenseTime….
Hàng loạt động thái từ Mỹ và Trung Quốc trước thềm gặp mặt đã báo hiệu cho một vòng đàm phán không suôn sẻ. Một quan chức Trung Quốc thuộc phái đoàn đàm phán tới Mỹ tiết lộ khả năng các nhà đàm phán của Bắc Kinh sẽ rút ngắn chương trình xuống còn 1 ngày và rời Mỹ vào ngày 11/10.
Chu La
Theo vietnamfinance/AFP
Trung Quốc lên án lãnh đạo Houston Rocket sau phát ngôn về Hong Kong
Trung Quốc đã công khai chỉ trích đoạn tweet của Tổng giám đốc đội bóng rổ Houston Rocket, ông Daryl Morey, ủng hộ những người biểu tình ở Đặc khu Hành chính Hong Kong là "sai trái."
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng. (Nguồn: THX/TTXVN)
AFP đưa tin ngày 8/10, Trung Quốc đã công khai chỉ trích đoạn tweet của Tổng giám đốc đội bóng rổ Houston Rocket, ông Daryl Morey, ủng hộ những người biểu tình ở Đặc khu Hành chính Hong Kong là "sai trái," gây sức ép với Hiệp hội Bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) trong tranh cãi leo thang này.
Trong buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nêu rõ: "Trung Quốc đã đưa ra những phản đối chính thức với phía Mỹ về tuyên bố sai trái này. Làm sao các bạn có thể có những trao đổi và hợp tác với phía Trung Quốc mà không hiểu (quan điểm của) người Trung Quốc."
Lãnh sự quán của Trung Quốc tại Houston, Texas, đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 6/10 cho biết phái bộ ngoại giao này "vô cùng bất ngờ" và đã gửi công hàm phản đối tới đội Houston Rockets.
Lãnh sự quán Trung Quốc cũng hối thúc đội này phải "sửa chữa sai lầm và ngay lập tức có những biện pháp cụ thể để loại bỏ tác động bất lợi."
Trước đó trên mạng Twitter ngày 4/10, ông Daryl Morey đã viết rằng: "Đấu tranh cho tự do. Ủng hộ Hong Kong."
Truyền hình nhà nước Trung Quốc (CCTV) đã ngừng phát sóng các trận thi đấu trước mùa giải NBA đang diễn ra ở Trung Quốc và các nhà tài trợ đã loại Houston Rockets khỏi danh sách thi đấu sau vụ việc trên.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Bắc Kinh cũng lên án một danh sách đen của Mỹ gồm 28 thực thể Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm quyền của các cộng đồng thiểu số Hồi giáo ở khu vực Tân Cương, đồng thời khẳng định những tuyên bố này là "vô căn cứ."
Ông Cảnh Sảng nhấn mạnh: "Hành động này vi phạm nghiêm trọng những quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, can thiệp vào các công việc nội bộ của Trung Quốc và hủy hoại những lợi ích của phía Trung Quốc, đồng thời Trung Quốc bày tỏ không hài lòng và kiên quyết phản đối việc này"./.
Theo (Vietnam )
Những hành động bất hợp pháp của Trung Quốc ở Trường Sa, Hoàng Sa Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách, viện dẫn nhiều sách, tài liệu địa lý, lịch sử để chứng minh và bảo vệ cho quan điểm pháp lý về quá trình xác lập và thực thi cái gọi là "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc đối với "Tây Sa" và "Nam Sa" (cách gọi của Trung Quốc về 2 quần đảo...