Mỹ – Trung cam kết phê chuẩn Thỏa thuận Paris
Mỹ và Trung Quốc hai quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính hàng đầu thế giới đã cam kết sẽ chính thức phê chuẩn Thỏa thuận về biến đổi khí hậu Paris vào cuối năm nay. Ngày 22-4, Liên hợp quốc cho biết, đại diện của 175 quốc gia đã ký thỏa thuận lịch sử này tại trụ sở của Liên hợp quốc ở New York, Mỹ.
Các quốc gia chưa ký thỏa thuận sẽ có một năm để thực hiện điều này. Thỏa thuận về biến đổi khí hậu Paris sẽ bắt đầu có hiệu lực 30 ngày sau khi được 55 quốc gia, chiếm ít nhất 55% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu phê chuẩn. Với việc Trung Quốc và Mỹ, chiếm tổng cộng 38% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, đưa ra cam kết như vậy, nhiều người hy vọng thỏa thuận này sẽ có hiệu lực sớm hơn so với hạn chót là năm 2020.
Thỏa thuận Paris được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris, Pháp tháng 12 năm ngoái. Các quốc gia tham gia nhất trí kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu không quá 2 độ C so với nhiệt độ của thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp. Thỏa thuận cũng đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ duy trì cam kết huy động 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo_An ninh thủ đô
171 nước ký thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu
Đêm 22/4 (theo giờ Việt Nam), tại trụ sở Liên Hợp quốc ở New York của Mỹ, 171 quốc gia và tổ chức đã chính thức ký kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Đây được xem là một dấu mốc lịch sử, đánh dấu bước đi quan trọng đầu tiên nhằm đưa những cam kết quốc tế đi vào thực hiện. Việt Nam cũng tham gia lễ ký kết quan trọng này.
Trong thỏa thuận đạt được hồi tháng 12/2015 tại Paris, các chính phủ đã cam kết hạn chế mức tăng nhiệt độ của trái đất dưới 2 độ C và cố gắng giới hạn ở mức 1,5 độ C. Để đạt được điều đó, thế giới sẽ phải loại bỏ khí thải CO2 một cách hiệu quả ở nửa sau của thế kỷ 21. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió sẽ được dùng để thay thế cho than đá, dầu mỏ và khí đốt. Thỏa thuận này chỉ có hiệu lực nếu có ít nhất 55 quốc gia, chiếm 55% lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cùng phê chuẩn. Chỉ tiêu đề ra là đến đến năm 2020, song nếu được phê chuẩn một cách nhanh chóng, Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu có thể bắt đầu có hiệu lực ngay trong năm nay hoặc đầu năm 2017 tới.
Cùng với 171 nước và tổ chức, Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ông Trần Hồng Hà dẫn đầu đã tham gia buổi lễ quan trọng này. Với việc ký kết Thỏa thuận Paris vừa qua, Việt Nam một lần nữa khẳng định cam kết của mình để ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong năm nay, chính phủ Việt Nam sẽ phê chuẩn thỏa thuận này, đồng thời tiếp tục nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra nhằm từng bước hướng tới mô hình phát triển kinh tế theo hướng carbon thấp, tăng trưởng xanh bởi đó là giải pháp có tính dài hạn và quyết định cho sự phát triển bền vững.
Lễ ký kết về thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu vừa diễn ra tại New York là một lời khẳng định của các quốc gia thành viên trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Nó tạo cơ sở pháp lý để cho thỏa thuận COP 21 đạt được tại Paris hồi tháng 12/2015 chính thức có hiệu lực. Thỏa thuận này sẽ thay thế cho nghị định thư Kyoto hết hết hạn vào năm 2020.
Theovtv.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Mỹ phê chuẩn bán 254 tên lửa chiến thuật RIM-116C cho Qatar Ngay 22-4, Cơ quan hơp tac an ninh quôc phong (DSCA) trưc thuôc Lâu Năm Goc cho biêt, Bô Ngoai giao My đa phê chuân thoa thuân ban 254 tên lưa phong không tâm gân RIM-116C cho Qatar. Trươc đo, DSCA đa trinh tai liêu vê thương vu kha thi nay lên Quôc hôi My hôm 21-4, sau khi đươc Bô Ngoai giao...