Mỹ – Trung bất đồng về Biển Đông
Việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc làm rõ hoặc điều chỉnh những đòi hỏi chủ quyền trên vùng Biển Đông, kêu gọi một giải pháp hoà bình cho một trong những điểm nóng ở châu Á được nhiều nước ủng hộ, song lại vấp phải sự phản đối của Bắc Kinh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 8.2 tuyên bố các quyền hàng hải của Bắc Kinh ở Biển Đông được hình thành bởi lịch sử và được luật pháp quốc tế bảo vệ.
Bình luận trên được đưa ra nhằm đáp lại điều trần trước quốc hội của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel liên quan đến các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Hồng Lỗi nhấn mạnh, Trung Quốc cam kết giải quyết tranh chấp trên biển với các bên trực tiếp liên quan thông qua đàm phán và hiệp thương. Đồng thời, Trung Quốc coi trọng việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) với các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, trong nỗ lực nhằm cùng nhau đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Ông Hồng Lỗi cũng cho rằng, việc Mỹ đưa ra những tuyên bố như trên là “không mang tính xây dựng”.
Tàu sân bay USS George của Mỹ từng hiện diện ở Biển Đông.
Trước đó, phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel cho hay, Mỹ lo ngại những tuyên bố của Trung Quốc trong tranh chấp trên biển có thể là một nỗ lực của nước này để kiểm soát các vùng biển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Ông Russel cho rằng, tuyên bố chủ quyền “mập mờ” của Trung Quốc ở Biển Đông đã “tạo ra sự thiếu chắc chắn, bất an và bất ổn” trong khu vực. Ông Russel nhấn mạnh rằng, những đòi hỏi chủ quyền lãnh hải chiếu theo luật pháp quốc tế phải dựa trên những đặc trưng của đất liền. Tất cả những đòi hỏi chủ quyền không dựa trên những đặc trưng của đất liền đều bị xem là trái với luật pháp quốc tế.
Cho nên, ông Russel đề nghị Bắc Kinh phải chứng tỏ họ tôn trọng luật pháp quốc tế bằng cách làm rõ và điều chỉnh những đòi hỏi chủ quyền cho đúng với luật quốc tế về luật biển. Nói cách khác, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ thách Trung Quốc đưa ra những luận cứ vững chắc để biện minh cho bản đồ “hình lưỡi bò” mà họ tự vẽ ra, bao phủ gần như toàn bộ vùng Biển Đông, trong đó có vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Nhận định với PV, ông Dương Danh Di, chuyên gia về Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc đang ngày càng lộ rõ âm mưu trắng trợn hòng chiếm trọn Biển Đông. Cũng theo ôniệtg Di, một trong những lý do khiến Biển Đông trở thành điểm nóng và là nơi Trung Quốc đang vô cùng thèm khát là Biển Đông có nguồn tài nguyên biển phong phú, đồng thời là vùng biển chưa bị ô nhiễm.
Theo Dân Việt
Cảnh sát - quân đội Thái bất đồng về giải quyết biểu tình
Cảnh sát và quân đội Thái Lan dường như bất hòa sâu sắc vào ngày 20/1, khi Tổng tư lệnh quân đội nước này đòi Chỉ huy cảnh sát quốc gia đẩy mạnh điều tra các vụ tấn công gần đây liên quan đến biểu tình
Không chỉ có thế, một vị tư lệnh hải quân cấp cao còn dọa kiện cảnh sát về các cáo buộc một sĩ quan hải quân đứng sau vụ tấn công lựu đạn ngày 19/1 ở Bangkok.
Biểu tình chống chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra kéo dài đã 2 tháng qua.
Cảnh sát cũng thất bại trong nỗ lực trước đó của họ nhằm có được một sắc lệnh khẩn cấp để xử lý biểu tình, khi các tư lệnh quân đội quả quyết họ không thấy cần thiết phải ban hành sắc lệnh này.
Cùng ngày, Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra tuyên bố chính phủ của bà đang xem xét liệu có nên áp đặt sắc lệnh khẩn cấp hay không. Ngoại trưởng Surapong Towichukchai-kul, người điều hành Trung tâm Quản lý Hòa bình và Trật tự (CAPO), nói sắc lệnh này sẽ được sử dụng nếu bạo lực tiếp diễn.
Tuy nhiên, Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan, tướng Prayuth Chan-ocha, cho biết ông đã gọi điện cho chỉ huy cảnh sát quốc gia, tướng Adul Sangsingkaew và đề nghị ông này đảm bảo "xã hội có được những thực tế rõ ràng" về các vụ việc mới xảy ra. Ông cũng tuyên bố những kẻ tấn công phải bị xét xử và trừng trị.
Phản ứng trước chỉ trích rằng quân đội quá thụ động trong việc xử lý xung đột chính trị, tướng Prayuth khẳng định quân đội Thái đã làm được rất nhiều. Ông cũng nhấn mạnh rằng các lực lượng vũ trang không can dự vào bất kỳ cuộc xung đột nào với bất kỳ nhóm dân chúng nào.
Trong một diễn biến khác, tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân, thiếu tướng Admiral Winai Klom-in, dọa sẽ đâm đơn kiện Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan nếu chắc chắn cảnh sát đã gây hiểu lầm qua truyền thông xã hội rằng một trong các cấp dưới của ông đã ném lựu đạn tại Tượng đài Chiến thắng. Winai cho biết, ông tin cảnh sát biết rõ việc loan truyền thông tin sai sự thật bằng cách so sánh ảnh của một sĩ quan Bộ Tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân với ảnh của một nghi phạm trên mạng - sẽ ảnh hưởng đến lực lượng của ông.
"Cách cảnh sát làm điều đó có thể được xem như một nỗ lực làm mất uy tín lực lượng của tôi", Winai nói, tiết lộ thêm rằng viên sĩ quan bị nêu ảnh hiện đang làm nhiệm vụ chống buôn bán ma túy.
Cùng ngày 20/1, cảnh sát Thái Lan đã ra một thông điệp xác nhận sĩ quan Hải quân bị nghi ngờ không phải là người ném lựu đạn tại khu biểu tình Tượng đài Chiến thắng. Tướng Ek Angsananont, Phó chỉ huy cảnh sát quốc gia, cũng phủ nhận việc cảnh sát phát tán ảnh của viên sĩ quan này cùng với ảnh của kẻ đánh bom bị truy nã.
Hiện nay ở Bangkok, cảnh sát và binh sĩ đang cùng làm nhiệm vụ tại nhiều chốt kiểm tra, vốn được dựng lên để tăng cường an ninh sau khi xảy ra một loạt vụ tấn công nhằm vào người biểu tình và thủ lĩnh của họ.
Biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan kéo dài đã gần 2 tháng qua, bắt đầu từ ngày 26/12. Từ đó đến nay đã xảy ra một số vụ tấn công làm 4 người thiệt mạng và hơn 260 người khác bị thương.
Thanh Hảo (Theo Nation)
Theo VNN
Máy bay ném bom Mỹ "ngang nhiên" bay trên biển Hoa Đông Như tỏ rõ sự phản đối với Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông(ECSADIZ) do Trung Quốc tự thiết lập, quân đội Mỹ điều hai máy bay ném bom chiến lược B-52 bay qua vùng này và không thông báo cho Bắc Kinh. Máy bay ném bom B-52 của Mỹ - Ảnh: AFP AFP dẫn lời một quan chức Mỹ cho...