Mỹ – Trung bám ‘phao cứu sinh’ thương mại
Thái độ ôn hòa trong cuộc điện đàm Mỹ – Trung gần đây cho thấy thương mại là lĩnh vực duy nhất có thể cứu vớt quan hệ rạn nứt.
Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc hôm 25/8 điện đàm với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, đánh dấu cuộc thảo luận thương mại cấp cao đầu tiên giữa Bắc Kinh và Washington kể từ khi hai bên ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một hồi tháng một.
Theo tuyên bố từ văn phòng của Lighthizer, “hai bên nhận thấy sự tiến bộ và cam kết thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo thành công của thỏa thuận”. Phía Trung Quốc cũng ra một thông báo ngắn cho biết các nhà đàm phán “đã tiến hành cuộc đối thoại mang tính xây dựng, về những vấn đề như củng cố hợp tác song phương trong các chính sách kinh tế vĩ mô và thực hiện thỏa thuận thương mại”.
Bình luận viên Finbarr Bermingham và Wendy Wu của SCMP nhận định những phát ngôn trên đều thể hiện sự thận trọng, đối lập với bối cảnh địa chính trị đầy hiềm khích giữa hai nước hiện nay. Cuộc điện đàm diễn ra ngay sau khi Tổng thống Donald Trump công kích đối thủ Joe Biden, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, rằng “Trung Quốc sẽ sở hữu Mỹ nếu ông ấy đắc cử”.
Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (giữa) cùng Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin (phải) và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer tại Washington hồi tháng 10/2019. Ảnh: Reuters.
Một ngày trước đó, chiến dịch tái tranh cử của Trump cũng công bố chính sách hướng tới tiếp tục giảm quan hệ với Trung Quốc, bằng cách ưu đãi thuế cho những doanh nghiệp Mỹ “hồi hương” dây chuyền sản xuất, đồng thời cấm các công ty Mỹ tham gia hợp đồng với chính phủ nếu họ thuê nguồn lực từ Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia nhận định Mỹ – Trung dường như đang chìm vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới trên hàng loạt vấn đề như công nghệ, Tân Cương, Hong Kong hay Biển Đông. Do đó, hai bên được cho là đều cảm thấy việc duy trì bất cứ kênh liên lạc nào cũng tốt hơn là không hề có sự ràng buộc, khiến thỏa thuận thương mại giai đoạn một trở thành “phao cứu sinh”.
Video đang HOT
“Hai bên đã nhất trí tạo điều kiện thúc đẩy tiến hành thỏa thuận”, một cố vấn giấu tên của Bắc Kinh cho hay. “Điều đó chứng minh Mỹ vẫn muốn giữ thỏa thuận và Trung Quốc cũng vậy. Những gì chúng tôi mong đợi không thay đổi so với trước đây. Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết, trong khi Mỹ vẫn duy trì giám sát tiến độ của họ”.
Kelly-Ann Shaw, cựu quan chức thương mại của Nhà Trắng từng giúp đàm phán thỏa thuận, cũng nhận xét rằng thực tế cho thấy hai nước vẫn giữ cam kết bất chấp căng thẳng leo thang. “Các vấn đề kinh tế và an ninh quốc gia luôn đi theo những hướng riêng biệt. Thực tế đó không thay đổi. Thỏa thuận thương mại giai đoạn một có lẽ là điểm sáng duy nhất trong quan hệ, nhưng rõ ràng viễn cảnh tươi sáng vẫn tồn tại”, Shaw nói.
Kết quả phân tích khảo sát về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11, cùng dữ liệu xuất khẩu của Mỹ đối với các mặt hàng nằm trong thỏa thuận giai đoạn một, giúp lý giải tại sao chính quyền Trump vẫn kiên trì với một thỏa thuận mà Trung Quốc được cho là khó có thể hoàn thành.
5 bang sản xuất nhiều đậu nành và ngô nhất nước Mỹ trong năm 2019 là Illinois, Iowa, Minnesota, Nebraska và Indiana. Hồi năm 2016, cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, đối thủ chạy đua vào Nhà Trắng của Trump năm đó, dễ dàng giành chiến thắng tại bang Illinois và phe Dân chủ được cho là sẽ lặp lại thành tích đó trong năm nay. Tuy nhiên, tình hình ở các bang khác phức tạp hơn.
Theo trang khảo sát FiveThirtyEight, Trump từng dẫn trước 9,5% tại bang Iowa hồi năm 2016, nhưng giờ đây con số này chỉ còn 0,7%. Tại bang Nebraska, ông chủ Nhà Trắng từng thắng tới 25% hồi năm 2016, nhưng khoảng cách này đã bị thu hẹp còn 2% trong những cuộc thăm dò mới nhất. Trong khi đó, Biden nới rộng cách biệt với Trump tại bang Minnesota lên 5,8%, cao hơn nhiều so với thành tích 1,5% của bà Clinton.
Tại bang Bắc Carolina, một trong 5 bang sản xuất thịt lợn hàng đầu đất nước, Trump từng dẫn trước 3,67% hồi năm 2016, nhưng giờ đây lại bị Biden dẫn ngược với khoảng cách 1,9%. Ngay cả ở Texas, “thành trì” của đảng Cộng hòa đồng thời là bang xuất khẩu dầu nhiều nhất Mỹ, Biden chỉ kém Trump 0,9%. Các khách hàng Trung Quốc mới chỉ mua rất ít dầu so với cam kết trong thỏa thuận giai đoạn một.
“Trump cần duy trì lập luận rằng ông ấy đang đem lại lợi ích cho những người ủng hộ, đặc biệt là nông dân vùng Trung Tây, nhóm cử tri chịu tổn thất nặng nề vì chiến tranh thương mại, thuyết phục họ rằng Trung Quốc sắp triển khai các đợt mua nông sản lớn”, Clark Jennings, cố vấn thương mại Nhà Trắng dưới thời cựu tổng thống Barack Obama, nhận định.
Cựu quan chức này nói thêm rằng cùng lúc đó, Trump còn phải trình bày chính sách cho nhiệm kỳ thứ hai trong tuần này, sao cho thể hiện được mục tiêu tách biệt với Trung Quốc. Ông chủ Nhà Trắng được cho là cần chứng minh thái độ cứng rắn với Trung Quốc để lấy lòng cử tri, làm nổi bật thông điệp tranh cử rằng Biden quá mềm mỏng trước mối đe dọa từ Bắc Kinh.
Theo phân tích của SCMP dựa trên dữ liệu hải quan Mỹ, doanh số đậu nành Trung Quốc thu mua từ tháng 6 đến tháng 7 đã tăng 32,2%, trong khi ngô tăng vọt 125,4%. Doanh số bán thịt lợn và thịt gà bị giảm, nhưng đã cải thiện nhiều so với những năm trước, ngay cả khi giới chức hải quan Trung Quốc siết chặt kiểm tra các sản phẩm thịt từ những điểm nóng Covid-19, do lo ngại nCoV bám trên thực phẩm đông lạnh.
“ Bắc Kinh muốn giữ thỏa thuận bằng mọi giá. Đây là tia sáng duy nhất trong mối quan hệ song phương đầy trắc trở. Chính quyền Trump cũng không muốn thỏa thuận bị phá vỡ, bởi Trung Quốc thực sự đã mua hàng tấn nông sản Mỹ”, nhóm tư vấn kinh tế Trivium China tại Bắc Kinh nhận định.
Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc mới mua chưa đến một nửa số lượng hàng hóa cần thiết để đáp ứng các mục tiêu trong thỏa thuận theo tỷ lệ trong năm. Những căn cứ tham chiếu để xây dựng thỏa thuận thương mại tiếp theo, với mục tiêu giải quyết những vấn đề cốt lõi, bao gồm cải cách cơ cấu kinh tế Trung Quốc, cũng không còn.
Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chỉ còn cách hơn hai tháng, chính quyền Trump được cho là sẽ tiếp tục thúc đẩy chính sách ngoại giao “diều hâu” với Trung Quốc. Tuy nhiên, một số động thái gần đây của Washington, như việc trừng phạt các quan chức cấp cao Hong Kong, bao gồm cả trưởng đặc khu Carrie Lam, đã vượt xa khỏi dự đoán của nhiều nhà phân tích, làm dấy lên lo ngại về những bất ngờ sắp tới.
“Trung Quốc vẫn cần cảnh giác trước nguy cơ chính quyền Mỹ biến những lời đe dọa chia rẽ của Trump thành hành động. Điều này phụ thuộc vào bầu không khí và mức độ đối đầu của hai bên”, cố vấn giấu tên của Bắc Kinh cho hay.
Tín hiệu lạc quan từ cuộc điện đàm về thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung
Phía Trung Quốc mô tả cuộc điện đàm mang "tính chất xây dựng" và cả hai bên cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục thỏa thuận.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (trái), Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin gặp mặt tại Washington vào năm 2019. Ảnh: Reuters
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), đại diện cấp cao của hai phái đoàn đàm phán thương mại giữa hai nước là Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cùng Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã có cuộc điện đàm vào ngày 25/8 thảo luận về quá trình thực hiện thỏa thuận thương mại Giai đoạn I ký kết từ đầu năm.
Trung Quốc cho biết trưởng đoàn đàm phán nước này đã đề cập đến khả năng hợp tác về các chính sách kinh tế vĩ mô với Mỹ trong cuộc điện đàm giữa hai bên.
"Cả hai bên đã có cuộc đối thoại mang tính xây dựng liên quan đến việc đẩy mạnh các chính sách kinh tế vĩ mô và việc thực hiện thỏa thuận Giai đoạn I", Chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố.
Về phần mình, Văn phòng của Đại diện Lighthizer không đề cập tới vấn đề hợp tác trong chính sách kinh tế vĩ mô nhưng cho biết các nhà đàm phán đã thảo luận những hành động cần thiết để đạt được tiến bộ trong thỏa thuận thương mại.
"Các bên đã chỉ ra các bước mà Trung Quốc thực hiện để thay đổi cấu trúc theo như thỏa thuận yêu cầu, nhằm đảm bảo sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chấm dứt các quy định gây trở ngại đối với các công ty Mỹ chuyên lĩnh vực dịch vụ tài chính và nông nghiệp, đồng thời loại bỏ quy định chuyển giao công nghệ bắt buộc", Văn phòng Đại diện Lighthizer tuyên bố.
Ngày 15/1, Trung Quốc và Mỹ nhất trí về thỏa thuận thương mại Giai đoạn I. Thỏa thuận có hiệu lực một tháng sau đó và hai bên vẫn giữ liên lạc thường xuyên để theo dõi quá trình thực hiện thỏa thuận. Thương mại vẫn là lĩnh vực duy nhất mà chính quyền Tổng thống Trump công khai hợp tác với Bắc Kinh.
Theo thỏa thuận, Trung Quốc cam kết mua thêm hàng hóa của Mỹ, bao gồm 77 tỷ USD hàng hóa trong năm nay, với mục tiêu nâng giá trị mua hàng lên 200 tỷ USD so với năm 2017. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và quan hệ ngày một căng thẳng với Washington, Bắc Kinh chưa thực hiện được theo cam kết trong năm đầu tiên.
Cuộc điện đàm giữa hai phái đoàn đàm phán diễn ra trong bối cảnh công ty Bytedance của Trung Quốc vừa khởi kiện chính quyền Tổng thống Trump liên quan đến sắc lệnh hạn chế ứng dụng chia sẻ video TikTok. Washington cáo buộc ứng dụng này gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia.
Covid-19 phủ bóng thỏa thuận Mỹ - Trung Đại dịch Covid-19 làm dấy lên hoài nghi về khả năng Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Mỹ Các nhà đàm phán cấp cao Mỹ và Trung Quốc đã điện đàm hôm 8-5 cam kết tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện giai đoạn một của thỏa thuận thương mại được...