Mỹ trục xuất 12 nhà ngoại giao Nga, Nhật đóng băng tài sản Tổng thống Putin
Mỹ tuyên bố trục xuất 12 nhà ngoại giao trong phái bộ Nga tại Liên Hợp Quốc, trong khi Nhật Bản áp lệnh trừng phạt với hàng loạt quan chức Nga.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia (Ảnh: Getty).
Theo hãng tin RT, quan hệ ngoại giao Mỹ – Nga ngày càng xấu đi khi Washington ra lệnh trục xuất 12 nhà ngoại giao làm việc tại phái bộ của Moscow tại Liên Hợp Quốc ở New York vào ngày 28/2.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia phải tạm dừng cuộc họp báo khi văn phòng của ông thông báo về lệnh trục xuất. Ông Nebenzia cho biết các quan chức Mỹ đã gửi một bức thư, trong đó tuyên bố 12 nhà ngoại giao Nga là những “người không được chào đón” và phải rời khỏi Mỹ trước ngày 7/3.
“Các nhà chức trách Mỹ đã thực hiện một hành động thù địch khác nhằm vào phái bộ của Nga tại Liên Hợp Quốc, vi phạm nghiêm trọng các cam kết trong thỏa thuận với tư cách là nước chủ nhà (Liên Hợp Quốc)”, Đại sứ Nebenzia nói.
Một người phát ngôn của phái bộ Mỹ tại Liên Hợp Quốc nói với Reuters rằng những nhà ngoại giao Nga bị trục xuất đã “tham gia vào các hoạt động gián điệp gây tổn hại cho an ninh quốc gia của Mỹ”. Người phát ngôn cho biết kế hoạch trục xuất đã được đưa ra trong vài tháng, không liên quan đến căng thẳng xung đột Nga – Ukraine hiện nay.
Đại sứ Nebenzia gọi lệnh trục xuất của Mỹ là “tin đáng buồn” và là “một bằng chứng khác cho thấy sự thiếu tôn trọng” của Mỹ với tư cách là nước chủ nhà.
Thông báo được đưa ra chưa đầy một tuần sau khi Washington trục xuất nhà ngoại giao tại Đại sứ quán Nga ở Washington. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng động thái này nhằm đáp trả việc Nga trục xuất “vô cớ” nhà ngoại giao khỏi đại sứ quán Mỹ ở Moscow.
Mỹ đã trục xuất 27 nhà ngoại giao Nga và gia đình của họ vào cuối năm ngoái, yêu cầu họ rời đi trước ngày 30/1. Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov vào thời điểm đó cho biết đại sứ quán phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân sự trầm trọng. Trước đó, Nga có gần 200 nhà ngoại giao làm việc tại Mỹ, trong đó có phái bộ của Moscow tại Liên Hợp Quốc.
Nhật Bản trừng phạt hàng loạt quan chức Nga
Nhật Bản đã áp lệnh trừng phạt bổ sung đối với Nga vì chiến dịch quân sự ở Ukraine. Lệnh trừng phạt nhằm vào 3 ngân hàng nhà nước và 6 cá nhân, bao gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin, Ngoại trưởng Sergey Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã nhất trí về việc cần thiết phải thực hiện các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhằm vào Nga”, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố.
Lệnh đóng băng tài sản của Nhật Bản nhằm vào ngân hàng trung ương Nga, cũng như ngân hàng nhà nước Vnesheconombank và Promsvyazbank. Ngoài ra, Tokyo cấm xuất khẩu đối với 49 công ty và tổ chức của Nga.
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) cũng quyết định trừng phạt Tổng thống, Ngoại trưởng và nhiều quan chức cấp cao khác của Nga, trong đó có lệnh đóng băng tài sản ở châu Âu.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Lavrov không có tài sản ở bên ngoài Nga.
Hàng loạt khí tài Nga bị phá hủy dưới "mưa hỏa lực" ở Ukraine
Nhiều thiết bị quân sự đã bị phá hủy trong các cuộc giao tranh tại Ukraine, gây thiệt hại cho quân đội Nga.
Binh sĩ Ukraine bước qua một phương tiện bị phá hủy tại nơi xảy ra giao tranh với quân đội Nga ở Kiev hôm 26/2 (Ảnh: Reuters)
Hệ thống vũ khí Nga với ký tự "Z" trên thân bị phá hủy ở thành phố Kharkov, Ukraine hôm 25/2 (Ảnh: Reuters).
Bên trong xe bọc thép của Nga bị thiêu rụi tại Kharkov, Ukraine ngày 28/2 (Ảnh: Reuters).
Các xe bọc thép của Nga cháy trơ khung trên đường phố Kharkov, Ukraine ngày 28/2 (Ảnh: Reuters).
Phía Ukraine cho biết nhiều binh sĩ Nga đã thiệt mạng và khí tài quân sự Nga đã bị phá hủy kể từ khi nước này mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (Ảnh: Reuters).
Hãng tin Reuters ngày 27/2 dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết, các lực lượng vũ trang Nga đã mất khoảng 4.300 binh sĩ trong chiến dịch quân sự tại Ukraine (Ảnh: Reuters).
Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine xác nhận trên mạng xã hội rằng, quân đội Nga mất khoảng 146 xe tăng, 27 máy bay và 26 trực thăng trong các cuộc giao tranh tại Ukraine (Ảnh: Reuters).
Nga tuyên bố chiến dịch quân sự tại Ukraine chỉ tấn công các cơ sở quân sự, không nhắm mục tiêu tới các cơ sở dân sự hoặc dân thường (Ảnh: Reuters).
Hình ảnh chụp từ video cho thấy các hệ thống tên lửa Buk của Nga bị máy bay không người lái của Ukraine nhắm mục tiêu hôm 27/2 (Ảnh: Reuters).
Nga đã sử dụng xe tăng và xe thiết giáp để tiến vào Ukraine bằng đường bộ. Tuy nhiên, những khí tài này cũng đã gặp trở ngại từ các đòn tấn công bằng tên lửa khi di chuyển trong Ukraine (Ảnh: Reuters).
Một quan chức quốc phòng giấu tên của Mỹ cho biết, Nga đã sử dụng 75 máy bay ném bom cánh cố định để thực hiện đòn phủ đầu với Ukraine. Nhiệm vụ của các máy bay này là phá hủy phòng không, kho đạn và sân bay của Ukraine (Ảnh: Reuters).
Dù không sở hữu kho khí tài và năng lực quân sự mạnh như Nga, nhưng Ukraine cũng có những vũ khí đủ mạnh để làm chậm đà tiến của lực lượng Nga (Ảnh: Reuters).
Các rocket từ Anh, tên lửa chống tăng từ Mỹ và Estonia, và máy bay không người lái từ Thổ Nhĩ Kỳ là một số vũ khí mà Ukraine đang sử dụng để đối phó với các lực lượng Nga, khi Moscow mở chiến dịch quân sự tại Ukraine từ hôm 24/2 (Ảnh: Reuters).
Hiện giao tranh vẫn diễn ra tại một số khu vực ở Ukraine, khi lực lượng vệ binh quốc gia Ukraine vào các vị trí chiến đấu, trong khi người dân được phát vũ khí để ngăn đà tiến của Nga (Ảnh: Reuters).
Ukraine vẫn đang sử dụng một số vũ khí được nước ngoài cung cấp trong giao tranh với Nga và nhấn mạnh rằng họ vẫn đang cần thêm những vũ khí này (Ảnh: Reuters).
Ukraine thả tù nhân "có kinh nghiệm chiến đấu" để đối phó Nga Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận ông đã rất khó khăn khi đưa ra quyết định thả các tù nhân "có kinh nghiệm chiến đấu thực tế" khỏi các nhà tù để đối phó với chiến dịch quân sự của Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters). Trong bài phát biểu ngày 28/2, Tổng thống Zelensky cho biết ông sẽ thả...