Mỹ trở lại 13 căn cứ, quyết vét sạch dầu mỏ Syria
Lầu Năm Góc mới đây đã đưa quân trở lại sáu căn cứ ở Syria, đưa số cứ điểm mà quân đội Mỹ còn hiện diện ở Syria lên con số 13.
Mỹ lại lập thêm căn cứ ở Syria
Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu chiến dịch “Mùa xuân Hòa bình”, đội quân Hoa Kỳ đã rút khỏi 16 căn cứ và trạm kiểm soát ở Syria nhưng bây giờ như thông báo của hãng tin Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu, các binh sĩ Mỹ vừa trở lại 6 căn cứ.
Được biết, kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh rút quân khỏi khu vực đông bắc Syria sang phía tây bắc Iraq vào giữa tháng 10, các quân nhân Mỹ đã quay trở lại và hiện đang tăng cường ở đông bắc Syria gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, và trong khu vực có các mỏ dầu ở phía đông Syria.
Có thông báo rằng tại tỉnh Hasakah ở đông bắc Syria, quân đội Mỹ được triển khai trong năm căn cứ và trạm kiểm soát. Ngoài ra, người Mỹ đang thiết lập thêm hai trạm kiểm soát tại làng Kakhtania và làng Khimo thuộc vùng Qamishli, tỉnh Hasakah.
Hãng thông tấn Anadolu cho biết, Hoa Kỳ dự kiến củng cố an ninh trong khu vực mỏ dầu Hasakah và tăng cường an ninh các khu vực gần biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, trong thời gian tới, Lầu Năm Góc sẽ thiết lập thêm các căn cứ và trạm kiểm soát mới.
Theo dữ liệu của hãng tin này, quân đội Mỹ hiện đang đóng tại 11 căn cứ và trạm kiểm soát ở Syria, bao gồm: 5 căn cứ ở Hasakah, 4 cứ điểm ở Deir Ez-Zor và 2 điểm đóng quân ở Raqqa. Tại tỉnh Deir Ez-Zor, binh sĩ quân đội Hoa Kỳ còn đang xây dựng thêm hai trạm kiểm soát nữa, nâng tổng số địa điểm có sự hiện diện của quân Mỹ lên con số 13.
Từ ngày 9 tháng 10, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố khởi động chiến dịch “Mùa xuân hòa bình” ở phía đông bắc Syria, chủ yếu nhằm chống lại lực lượng vũ trang người Kurd Syria là “Đơn vị Bảo vệ Nhân dân” (YPG).
Ngay cả trước khi bắt đầu chiến dịch, Washington đã nói rằng các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ rời khỏi khu vực đông bắc Syria. Sau đó Washington thông báo rằng Hoa Kỳ đã không rút tất cả quân đội khỏi Syria, mà chỉ di tản những người ở phía bắc, trong sô đo chỉ có 50 quân nhân.
Video đang HOT
Đồng thời, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper lưu ý rằng Hoa Kỳ “không đăng ký” để chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm bảo vệ người Kurd Syria. Ông cũng thừa nhận rằng Washington không có đủ lực lượng trong khu vực để ngăn chặn cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau đo, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 17/10 đã đạt được thỏa thuận đình chỉ chiến sự trong 120 giờ và rút lực lượng người Kurd khỏi vùng đệm 30 km ở biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến việc Ankara bắt đầu cuộc tấn công ở Syria.
Lực lượng Quân đội Mỹ đang canh giữ một mỏ dầu của Syria
Mỹ trở lại Syria để cướp đoạt tài nguyên
Sau đó, các lực lượng Hoa Kỳ đã rời khỏi hầu hết các căn cứ của mình ở các tỉnh Aleppo, Al-Hasaka và Raqqa của Syria, rút về căn cứ ở Iraq. Nhưng chỉ sau đó 2 tuần, quân Mỹ và vũ khí hạng nặng lại từ Iraq lại quay trở lại Syria.
Bình luận về vấn đề quân đội Mỹ ồ ạt trở lại đất nước mình, Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho rằng, hiện có hàng ngàn lính Mỹ ở Syria, chứ không phải vài trăm như thông tin của Lầu Năm Góc.
Theo ông, các chính trị gia Mỹ đưa ra con số thấp hơn thực tế và chỉ nói tới con số vài trăm quân nhân để không gây bức xúc cho những người theo chủ nghĩa hòa bình, nhưng đưa ra con số khoảng vài ngàn lính Mỹ khi cần vận động hành lang chiến tranh.
“Chính quyền Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào các công ty quân sự tư nhân kiểu Blackwater. Vì vậy, ngay cả khi họ có hàng trăm lính Mỹ ở Syria, họ vẫn có vài nghìn, thậm chí hàng chục nghìn dân thường làm việc cho lực lượng quân nhân ở Syria. Do đó, rất khó xác định con số chính xác, nhưng chắc chắn là vài nghìn người” – ông Assad nói.
Tổng thống Syria cũng cáo buộc Hoa Kỳ đang khai thác trái phép và bán dầu thu được từ các mỏ của Syria do họ và lực lượng người Kurd chiếm giữ, cho Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, Ankara cũng đang là đồng phạm với Washington.
Ông Assad cho biết rằng, trước đây chính những mỏ này đã từng bị quân khủng bố của tổ chức Jabhat al-Nusra (tức chi nhánh của tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda ở Syria, sau này đã đổi tên thành Hay’at Tahrir al-Sham – HTS, hiện đang kiểm soát tỉnh Idlib của Syria) chiếm giữ, và sau đó là tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Ông lưu ý rằng, từ trước đó Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng vai trò trực tiếp trong việc mua dầu từ những kẻ khủng bố và bây giờ thì Ankara mua dầu từ Washington.
“Khi IS đến và đuổi nhóm khủng bố al-Nusra đi khỏi đó, hay đúng hơn là IS đã hợp nhất với Nusra, chúng bắt đầu ăn cắp dầu và đem đi bán. Bán cho ai? Dầu được bán qua Thổ Nhĩ Kỳ. Và bây giờ Hoa Kỳ cũng đánh cắp dầu rồi bán cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara chính là một kẻ đồng lõa” – ông Assad nói.
Do ước muốn chiếm đoạt tài nguyên năng lượng của Syria nên Hoa Kỳ đã để lại một số lực lượng quân sự để canh giữ các mỏ dầu chiếm đóng trái phép ở phía đông sông Euphrates, đồng thời cho phép các công ty Mỹ khai thác hàng trăm nghìn thùng dầu mỗi ngày để bán kiếm lời qua tuyến đường ống chạy qua khu tự trị người Kurd ở Iraq.
Với những mối lợi này, Wasshington sẽ chỉ dừng tay khi đã vét sạch tài nguyên dầu mỏ của Syria, đây là hành động ngang ngược bất chấp luật lệ quốc tế và cần phải bị cộng đồng quốc tế lên án.
Huy Bình
Theo baophapluat.vn
Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 17 nghi can nước ngoài có liên hệ với IS
Anadolu cho biết 17 nghi can trên bị bắt giữ tại Ankara và đã được giao nộp cho các nhân viên chống khủng bố thẩm vấ nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về quốc tịch của họ.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường an ninh tại thủ đô Ankara. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 7/11, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ 17 người nước ngoài bị tình nghi có liên hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Hãng thông tấn Anadolu cho biết 17 nghi can trên bị bắt giữ tại Ankara và đã được giao nộp cho các nhân viên chống khủng bố thẩm vấn. Tuy nhiên, hãng tin này không cung cấp thông tin chi tiết về quốc tịch của họ.
Thổ Nhĩ Kỳ gần đây gia tăng nỗ lực nhằm trấn áp IS sau khi thủ lĩnh tổ chức này Abu Bakr al-Baghdadi bị tiêu diệt hồi tuần trước.
Tổng thống Tayyip Erdogan cho biết các "tay chân" của Baghdadi đang tìm cách thâm nhập Thổ Nhĩ Kỳ và một số đối tượng - gần hai con số, đã bị bắt giữ.
Trong những năm đầu cuộc xung đột tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị cáo buộc không ngăn cản được các tay súng thánh chiến thâm nhập biên giới nước này.
Nhưng mọi chuyện đã thay đổi sau một loạt vụ tấn công nhằm vào IS bên trong lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, và khi Ankara gia nhập liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu năm 2015.
Tuy nhiên, gần đây Ankara lại bị cáo buộc hủy hoại nỗ lực chống IS khi tiến hành chiến dịch quân sự vào Đông Bắc Syria chống lại các tay súng người Kurd, vốn là "cánh tay phải" của Mỹ trong cuộc chiến chống IS và cũng đóng vai trò quan trọng giúp Mỹ xác định và tiêu diệt thủ lĩnh Baghdadi./.
Theo Bích Liên (TTXVN/Vietnam )
Đoàn xe chở binh sĩ Mỹ bị tấn công trên đường rút khỏi Syria Nhóm binh sĩ Mỹ bị các tay súng được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở miền Bắc Syria tấn công khi đang trên đường rút khỏi Syria, tiến về biên giới Iraq. Vụ việc xảy ra hôm 3/11 ở gần thị trấn Tell Tamer, Đông Bắc Syria. Đoàn xe chở quân nhân Mỹ bị tấn công đang di chuyển dọc tuyến cao tốc...