Mỹ: Triều Tiên vẫn đang xây dựng lò phản ứng hạt nhân
Viện Khoa học và An ninh Quốc tế ( ISIS) Mỹ ngày 5/3 công bố một bức ảnh mới chụp được từ vệ tinh cơ sở hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên hôm 3/2 cho thấy công việc xây dựng lò phản ứng nước nhẹ tại nước này vẫn đang tiếp diễn.
Trong bức ảnh mới này, phần bên ngoài phòng turbine của lò phản ứng dường như đã hoàn thành (Hình 1). Tuy nhiên, vòm tòa nhà lò phản ứng vẫn được đặt dưới mặt đất bên cạnh tòa nhà.
Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 20/9/2011 trước đó cho thấy phòng turbine vẫn còn đang xây dựng (Hình 2).
Trong khi đó, hình số 3 ghi lại ảnh nhà máy sản xuất nhiên liệu tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon, gồm cả nhà máy làm giàu uranium bằng máy ly tâm khí. Còn hình số 4 là nhà máy tái chế nhiên liệu tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon.
Dưới đây là một số bức ảnh vệ tinh mới công bố của ISIS:
Hình 1: Hình ảnh chụp từ vệ tinh thương mại ngày 3/2/2012 về địa điểm xây dựng lò phản ứng nước nhẹ tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên. Phần bên ngoài của phòng turbine lò phản ứng dường như đã hoàn tất.
Video đang HOT
Hình 2: Vị trí xây dựng lò phản ứng nước nhẹ chụp từ vệ tinh thương mại ngày 20/9/2011, thời điểm phòng turbine vẫn đang được xây dựng
Hình 3: Cơ sở sản xuất nhiên liệu tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon chụp từ ảnh vệ tinh thương mại ngày 3/2/2012. Nhà máy làm giàu uranium bằng máy ly tâm khí nằm trong khuôn viên tổ hợp này
Hình 4: Vệ tinh thương mại ngày 3/2/2012 cũng chụp được hình ảnh nhà máy tái chế tại cơ sở hạt nhân Yongbyon
Theo Bee.net.vn
Lò phản ứng hạt nhân của Pháp bị đột nhập
Cảnh sát Pháp vừa bắt giữ 12 người đột nhập vào hai cơ sở hạt nhân của nước này.
Cơ sở hạt nhân Cruas ở Ardèche, Pháp. Ảnh: EDF
9 nhà hoạt động mội trường của tổ chức Green Peace đã đột nhập vào khu phức hợp phản ừng hạt nhân Nogent -sur-Seine phía Nam Paris, WSJ đưa tin. Hai người trong số đó đã trèo lên nóc của lò trước khi bị cảnh sát phát hiện. Chín người này đã bị cảnh sát bắt giữ.
Chính phủ Pháp cho hay nước này sẽ cho điều tra vụ việc ngay lập tức và tăng cường lực lượng an ninh ở các cơ sở hạt nhân. Bộ trưởng Năng lượng Éric Besson kêu gọi điều tra toàn diện và khẳng định "sẽ đưa ra kết luận xác đáng sau vụ việc này".
Sophia Majnoni Intignano, nhà hoạt động của Green Peace, cho biết: "Với hành động này, Greenpeace đã cho thấy các cơ sở hạt nhân của Pháp rất dễ bị tổn thương. Đây chính là bằng chứng cho thấy rõ ràng hệ thống an ninh ở đây quá mỏng".
Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF) cho biết, nhóm này đã không tiếp cận được những khu vực kiểm soát quan trọng. Hành động này của Green Peace đã "không để lại hậu quả về an ninh cũng như ảnh hưởng đến sự an toàn của người dân trong vùng". Nhóm Green Peace cũng không đột nhập được hai cơ sở hạt nhân khác là Blayais phía Tây Nam và Chinon ở miền Trung Pháp.
Một phát ngôn viên giấu tên của Bộ Nội vụ cho biết, an ninh vẫn đang điều tra vụ việc, tuy nhiên họ chưa tìm ra nguyên nhân Green Peace làm cách nào có thể đột nhập vào bên trong. Ông này từ chối tiết lộ việc chính phủ có hay không lắp đặt thêm các biện pháp an ninh cần thiết bổ sung cho 58 cơ sở hạt nhân khác trên khắp nước Pháp, tất cả đều nằm do EDF vận hành.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp 2012 sắp tới, vấn đề năng lượng hạt nhân luôn được quan tâm hàng đầu. Pháp đã cam kết an toàn năng lượng khi xảy ra vụ rò rỉ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đang nỗ lực nhằm giảm phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân một cách tối thiểu nhất. Trước đó, Franois Hollande, ứng cử viên tổng thống của đảng Xã hội, đã đưa ra một kế hoạch cắt giảm 50% năng lượng hạt nhân vào năm 2025.
EDF đang phải đối mặt với vấn đề chi phí cho 58 lò phản ứng về các yếu tố an toàn. Cơ sở thứ 59 đang được hoàn thiện với 6 tỷ euro (8 tỷ USD), được coi là an toàn tối đa và được tăng cường thế hệ bảo mật thứ ba. Điều này có nghĩa EDF sẽ phải bỏ ra thêm hơn 1 tỷ euro. EDF từ chối cung cấp số liệu chính xác. Các chuyên gia ước tính chi phí sẽ từ 600 triệu đến 650 triệu euro cho mỗi lò phản ứng với công suất 900 MW .
Pháp là nước có các cơ sở hạt nhân lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Nước này bắt đầu sử dụng năng lượng hạt nhân từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 để tăng cường khả năng tự chủ về năng lượng và phát triển ngành công nghiệp xuất khẩu công nghệ hạt nhân đẳng cấp thế giới.
Đảng Xanh và các tổ chức xã hội Pháp đã thỏa thuận về chương trình cắt giảm sử dụng năng lượng hạt nhân từ 80% xuống 50% vào năm 2025, tương đương với 24 cơ sở hạt nhân sẽ bị đóng cửa, thay vào đó năng lượng tái chế sẽ được áp dụng rộng rãi trong tương lai.
Theo VNExpress
Bên trong tổ hợp hạt nhân hàng đầu Triều Tiên Những hình ảnh được chụp bên trong các khu nhà của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Hạt nhân Yongbyon giúp hình dung rõ hơn về cơ sở hạt nhân hàng đầu của Triều Tiên. Các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng được giữ trong một bể làm mát ở cơ sở hạt nhân Yongbyon hồi năm 1996. Cơ sở...