“Mỹ, Triều Tiên đã giảm được một số khác biệt”
Kết thúc những cuộc thảo luận tại Geneva giữa Mỹ và Triều Tiên, về việc nối lại các cuộc đàm phán về hạt nhân từng bị ngưng trệ, Đặc sứ Mỹ về Triều Tiên Stephen Bosworth đã gọi những cuộc thảo luận này “tích cực và xây dựng”.
Đặc sứ Mỹ về Triều Tiên Stephen Bosworth cho biết hai bên đã giảm bớt được một số khác biệt.
“Tôi tin tưởng hai bên có thể cuối cùng sẽ đạt được một thỏa thuận”, ông Bosworth nói.
Ông cho biết hai bên đã giảm bớt được một số khác biệt trong cuộc họp tại Geneva, nhưng không cho biết chi tiết.
Đặc sứ Bosworth nói hai phái đoàn sẽ báo cáo cho chính phủ của mỗi bên và sẽ giữ liên lạc qua phái bộ của Triều Tiên tại LHQ ở New York.
Video đang HOT
Ông Stephen Bosworth và Glyn Davies đại diện phía Mỹ trong cuộc thảo luận, còn bên Triều Tiên là Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Kim Kye-gwan.
Những cuộc đàm phán 6 bên nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên để đổi lấy những nhượng bộ về ngoại giao và kinh tế. Việc này bao gồm một điều khoản về cung cấp điện lực từ Hàn Quốc.
Triều Tiên rút khỏi bàn đàm phán vào năm 2009 và cả Washington lẫn Seoul đều lo ngại về tiết lộ mới đây là Bình Nhưỡng có chương trình tinh vi để nâng cấp chất urani.
Các cuộc thảo luận tại Geneva diễn ra sau khi hai bên có các cuộc gặp gỡ ở New York trong cuối tháng 7 vừa qua, nhưng mục tiêu khi đó chỉ là để làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Trung Quốc vẫn thúc giục Triều Tiên phải nối lại đàm phán với Hàn Quốc và Mỹ để nối lại tiến trình thương lượng về vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Có tin cho rằng Triều Tiên có khả năng chế được 10 quả bom hạt nhân.
Những cuộc đàm phán sáu bên bao gồm Mỹ, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản và Trung Quốc.
Theo Dân Trí
Triều Tiên cự tuyệt điều kiện về đàm phán hạt nhân
Bình Nhưỡng hôm nay tuyên bố từ chối đáp ứng các điều kiện tiên quyết mà Mỹ đưa ra cho việc nối lại vòng đàm phán 6 bên về giải giáp vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Phái viên trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho (trái) và người đồng cấp bên phía Hàn Quốc Wi Sung-lac gặp gỡ bên lề Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 18 tại Bali, Indonesia hôm 22/7. Ảnh: AP
"Nếu các điều kiện tiên quyết là cần thiết cho việc nối lại các cuộc đàm phán, thì việc đặt ra các điều kiện tiên quyết này cũng cần phải dựa trên cơ sở bình đẳng giữa tất cả các bên", hãng tin nhà nước KCNA của Triều Tiên cho hay. "Triều Tiên kêu gọi việc nối lại đàm phán mà không có một điều kiện nào. Thế nhưng, Mỹ đang tạo ra ấn tượng sai lầm rằng Triều Tiên cần phải làm một vài điều trước khi các bên ngồi lại với nhau."
AFP cho biết Bình Nhưỡng thậm chí còn cho rằng việc Mỹ đề cập tới các điều kiện tiên quyết là một toan tính nhằm đổ lỗi việc thất bại trong nối lại đàm phán 6 bên cho Triều Tiên.
Bình Nhưỡng gần đây thể hiện mong muốn sẵn sàng quay trở lại đàm phán mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào. Tuy nhiên, Mỹ và Hàn Quốc muốn Triều Tiên trước hết phải thể hiện sự nghiêm túc khi tham gia đàm phán, cụ thể là bằng cách chấm dứt một chương trình làm giàu uranium vốn gây tranh cãi từ lâu. Washington và Seoul cũng kêu gọi các thanh sát viên về nguyên tử của Liên Hợp Quốc được cho phép quay trở lại Triều Tiên. Đây chính là điều kiện tiên quyết cần có trước khi các bên quay lại đàm phán.
Các phái đoàn hạt nhân của Hàn Quốc và Triều Tiên tháng trước tổ chức cuộc gặp gỡ thứ hai sau nhiều tháng, nhằm đưa ra những cơ sở cho việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân. Tuy nhiên, chưa có tiến bộ đáng kể nào được ghi nhận. Các quan chức Mỹ và Bắc Triều cũng có những cuộc gặp gỡ riêng rẽ tại New York vào cuối tháng 7. Một cuộc gặp khác đang được lên kế hoạch, nhưng chưa rõ thời gian cụ thể.
Đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên gồm Mỹ, Nga, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc. Triều Tiên rút khỏi vòng đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của nước này vào tháng 4/2009 và tiến hành cuộc thử hạt nhân thứ hai chỉ một tháng sau đó.
Những nỗ lực nối lại đàm phán liên tục bị ảnh hưởng vì những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Năm ngoái, 50 người Hàn Quốc đã chết trong vụ chìm tàu hải quân Cheonan và vụ đảo Yeonpyeong bị nã pháo. Tháng 11/2010, Triều Tiên đổ thêm dầu vào lửa khi tiết lộ một nhà máy làm giàu uranium được cho là đang hoạt động, giúp nước này tiến thêm một bước tới việc chế tạo bom nguyên tử.
Theo VNExpress
Iran sẵn sàng nối lại đàm phán hạt nhân với EU Ngoại trưởng Iran cho biết, nước này sẵn sàng cho các cuộc đàm phán với các cường quốc nhằm tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau Bên trong một nhà máy hạt nhân của Iran Ngoại trưởng Iran Akbar Salehi ngày 11/9 cho biết, Iran sẵn sàng nối lại đàm phán về vấn đề hạt nhân với các cường quốc....