Mỹ-Triều Tiên bí mật gặp gỡ vào tháng trước
Theo hé lộ của một tờ báo Mỹ, một quan chức hàng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ đã gặp đại diện cấp cao của chính phủ Triều Tiên ở New York vào trung tuần tháng 3 vừa qua.
Tạp chí Foreign Policy của Mỹ ngày 9/4 dẫn các nguồn tin ngoại giao tiết lộ, Clifford Hart, đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho vòng đàm phán 6 bên, hiện bị ngưng trệ, đã gặp phó đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc Han Song-ryol vào trung tuần tháng 3 vừa qua, ngay trước khi Triều Tiên “tung” một loạt đe dọa và hành động khiêu khích.
Cuộc gặp được tiến hành qua hình thức mà giới ngoại giao gọi là “kênh New York”, phương pháp liên lạc trực tiếp phổ biến nhất giữa Washington và Bình Nhưỡng.
Theo các nguồn tin, không có tiến bộ thực sự nào đạt được trong cuộc họp và không có đề xuất mới nào được đại diện Mỹ đưa ra. Phía Mỹ chỉ đơn giản nhắc lại kêu gọi của chính quyền Obama đối với Bình Nhưỡng, đó là tránh những hành động khiêu khích cũng nhưng đề nghị nước này trở lại bàn đàm phán nếu Triều Tiên cam kết thực hiện các trách nhiệm quốc tế của mình và theo đuổi con đường phi hạt nhân. Phía Triều Tiên chỉ đơn giản nhất trí chuyển những thông tin này về Bình Nhưỡng.
Giới chuyên gia bên ngoài nước Mỹ chỉ trích cách tiếp cận hiện nay đối với Triều Tiên của chính quyền Obama. Đó là cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc “kiên nhẫn chiến lược” hoặc đợi Bình Nhưỡng thay đổi tính toán của mình và quay trở lại bàn đàm phán đa phương. Cuộc gặp gỡ mới nhất trên là chỉ dấu mới nhất cho thấy sự trì trệ trong chính sách của chính quyền Obama.
Video đang HOT
“Thật không may, kênh New York, trước đây là mối liên lạc quan trọng giữa Bình Nhưỡng và Washington, có vẻ như đã trở thành nơi những quan điểm đàm phán sáo mòn được trao đổi”, cựu thương thuyết viên về hạt nhân Joel Wit đánh giá. “Thật đáng thất vọng, xét về cuộc khủng hoảng hiện nay. Nó đã có thể là nơi tuyệt vời để những trao đổi thẳng thẳng, nhằm tránh hiểu nhầm và tìm ra giải pháp ngoại giao cho tình hình căng thẳn hiện nay”.
Gần đây nhất, “kênh New York” đã được dùng để cảnh báo Bộ Ngoại giao Mỹ ngay trước khi Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ ba vào tháng 2 vừa qua. Triều Tiên dự kiến sẽ thử tên lửa tầm trung vào ngày hôm nay 10/4 và một cảnh báo khác có thể được chuyển tới chính quyền Obama qua văn phòng đại diện của Triều Tiên ở Liên hợp quốc.
Một cựu quan chức Mỹ từng làm việc với Triều Tiên trong các chính quyền trước Obama, đã hé lộ về “kênh New York” sau cuộc thử hạt nhân của Triều Tiên hồi tháng 2. “Đó là kênh liên lạc chính giữa chính phủ Triều Tiên và Mỹ. Chúng tôi không có các kênh khác”, quan chức này nói.
Ông Han, quan chức chính điều hành “kênh New York”, cũng đại diện cho Triều Tiên ở hai cuộc họp không chính thức với người Mỹ vào năm 2012. Một cuộc gặp diễn ra ở Singapore, trong khi cuộc gặp kia ở Đại Liên, Trung Quốc. Hart đã tham dự cuộc họp ở Đại Liên.
Bộ Ngoại giao Mỹ như thường lệ từ chối bình luận về cuộc gặp bí mật tại New York hồi tháng 3.
Còn Ngoại trưởng Mỹ Kerry dự kiến thăm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật vào cuối tuần này. Một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ cho biết ông Kerry sẽ tìm cách đưa ra một lộ trình ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Triều Tiên hiện nay.
Theo Dantri
Mỹ răn đe Triều Tiên, bảo vệ Hàn Quốc
Chính quyền Obama hôm qua (26/3) đã lên tiếng chỉ trích việc Triều Tiên đe dọa tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ và Hàn Quốc, cho rằng điều đó chỉ khiến tình hình trở nên căng thẳng.
"Những lời lẽ đầy hiếu chiến và những lời đe dọa của Triều Tiên được đưa ra chỉ nhằm làm tình hình trở nên căng thẳng", người phát ngôn của Nhà Trắng - ông Jay Carney nói với báo giới tại một cuộc họp báo thường kỳ. Ông đồng thời nhấn mạnh thêm rằng: "Như chúng tôi đã khẳng định, Triều Tiên sẽ chẳng đạt được bất cứ điều gì qua những lời hăm dọa hay khiêu chiến đó, mà nó chỉ khiến Triều Tiên càng trở nên bị cô lập và phá hoại nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc bảo đảm hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Bắc Á.
Người phát ngôn Nhà Trắng - Jay Carney
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ - ông Patrick Ventrell từ chối bình luận về việc liệu Bình Nhưỡng có khả năng tấn công nước Mỹ hay không, nhưng nhấn mạnh, Mỹ "có đủ khả năng" để tự bảo vệ mình và các đồng minh trước những cuộc tấn công từ phía Triều Tiên.
Ông Ventrell nói trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng: "Chúng tôi cam kết chắc chắn sẽ bảo vệ Hàn Quốc và Nhật Bản".
Trong khi đó, người phát ngôn của Lầu Năm Góc - ông George Little cho biết, Washington lo ngại rằng, bất cứ hành động nào trên bán đảo Triều Tiên đều có thể làm gia tăng căng thẳng.
Ông Little nói với các phóng viên tại Lầu Năm Góc: "Vấn đề không phải chỉ ở những cuộc tấn công pháo binh, mà việc Triều Tiên có khả năng hạt nhân và kho vũ khí của họ mới là mối quan ngại chính đối với Mỹ và đồng minh Hàn Quốc của chúng ta".
Trước đó, hôm qua (26/3), CHDCND Triều Tiên tuyên bố, các đơn vị pháo binh tầm xa và tên lửa chiến lược của nước này đã được chỉ thị vào vị trí sẵn sàng chiến đấu để tấn công các căn cứ "trên lục địa Mỹ và đảo Hawaii, đảo Guam và một số khu vực ở Thái Bình Dương cũng như tất cả các mục tiêu của kẻ thù ở Hàn Quốc và khu vực lân cận".
Triều Tiên đưa ra lời kêu gọi trên với cảnh báo rằng phát đạn đầu tiên sẽ khiến "mọi thứ bị nổ tung và biến thành tro bụi".
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vài tuần gần đây liên tục thị sát các đơn vị quân đội ở tiền tuyến, giám sát những cuộc tập trận bắn đạn thật và đưa ra những tuyên bố đe dọa "quét sạch kẻ thù".
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, đây là lần đầu tiên quân đội Bình Nhưỡng công khai đề cập tới cảnh báo sẵn sàng chiến đấu ở mức "Il-ho", tức là mức cao nhất.
Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên từ bỏ hạt nhân
Mệnh lệnh quân sự trên được lãnh đạo Triều Tiên đưa ra nhiều ngày sau khi Không quân Mỹ thực hiện các chuyến xuất kích với chiến đấu cơ B-52 trên bán đảo Triều Tiên trong khuôn khổ cuộc diễn tập chung thường niên với các lực lượng Hàn Quốc. Và chỉ thị đó được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Hàn Quốc - bà Park Geun-hye tuyên bố, đã đến lúc Triều Tiên phải thay đổi vì lợi ích của nước này.
Phát biểu tại nghĩa trang quốc gia ở Daejeon, Tổng thống Park nói rằng, "cách thức duy nhất giúp Triều Tiên tồn tại là nước này tự nguyện từ bỏ vũ khí hạt nhân cũng như thái độ khiêu khích và đe dọa để trở thành một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế".
Bài phát biểu trên là một phần của lễ kỷ niệm đánh dấu vụ chìm tàu chiến Hàn Quốc, khiến 46 thủy thủ thiệt mạng, hôm 26/3 năm 2010.
Trong khi đó, đêm ngày tưởng niệm vụ chìm tàu Cheonan, Chủ tịch Kim tiếp tục đi thị sát cuộc diễn tập chung của quân đội và hải quân nhằm đẩy lùi một cuộc đổ bộ dọc bờ biển phía đông. "Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải tiêu diệt tất cả quân địch trên biển cho đến kẻ cuối cùng và nhấn chìm chúng xuống đáy biển", hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên - KCNA đưa tin.
Về phía Hàn Quốc, trong bức thư gửi quân đội nhằm tưởng niệm tàu Cheonan, Bộ trưởng Quốc phòng nước này - ông Kim Kwan-jin cho biết, "có nguy cơ lớn" những lời đe dọa của Triều Tiên trở thành hành động. Ông cũng nhấn mạnh rằng, phản ứng của Hàn Quốc đối với bất cứ sự khiêu khích nào sẽ không chỉ nhằm vào địa điểm xuất phát của cuộc tấn công, mà "còn cả những lực lượng hỗ trợ và chỉ huy".
Theo Dantri
Trung Quốc lặng lẽ trừng phạt Triều Tiên bằng đòn thương mại? Không chỉ đồng thuận với đề xuất của Mỹ trong việc thắt chặt cấm vận sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ ba, Trung Quốc có vẻ đang lặng lẽ trừng phạt Bình Nhưỡng bằng cách tăng cường kiểm soát hàng hóa xuất khẩu vào thị trường này. Theo hãng tin AP, các công ty vận tải và thương mại đóng...