Mỹ: Triều Tiên bắt đầu triển khai tên lửa tầm xa
Tình báo Mỹ cho rằng Triều Tiên đã bắt đầu triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa KN-08 có khả năng bắn tới lãnh thổ Mỹ.
Ngày 6/2, các cơ quan tình báo Mỹ cho biết Triều Tiên đã có những bước đi đầu tiên trong việc triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa di động có khả năng bắn tới một phần lãnh thổ của nước Mỹ.
Trong bản đánh giá Nguy cơ Toàn cầu hàng năm của mình, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper cho biết “Triều Tiên đã bắt đầu triển khai hệ thống này trên thực địa mặc dù vẫn chưa tiến hành vụ bắn thử nào.”
Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper
Sự tiến bộ trong chương trình tên lửa của Triều Tiên cùng với quan ngại về các chương trình vũ khí của Iran chính là những yếu tố cơ bản để Mỹ tiếp tục triển khai chương trình phòng thủ tên lửa mặt đất trị giá 34 tỉ USD do Boeing quản lý, mặc dù chương trình này chưa từng một lần đánh chặn thành công trong các cuộc thử nghiệm từ năm 2008.
Trong báo cáo mới nhất của mình công bố hồi năm ngoái, Trung tâm Tình báo Không gian Vũ trụ Quốc gia thuộc Không quân Mỹ cho biết tên lửa Hwasong-13 hay còn gọi là KN-08 có tầm bắn tối đa khoảng 5.500 km, đủ để bắn tới vùng Alaska của Mỹ.
Tuy nhiên, một chuyên gia phân tích chuyên theo dõi các diễn biến tên lửa của Triều Tiên cho rằng ông hoài nghi tuyên bố của Clapper cũng như tác động thực tế của nó.
Ông Greg Thielmann, chuyên gia cấp cao tại Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí ở Washington nhận định: “Điều quan trọng nhất chúng ta biết về hệ thống tên lửa này là chúng chưa từng được bắn thử. Chúng ta chưa có bất cứ bằng chứng vững chắc nào cho thấy Triều Tiên đang tiến gần hơn tới việc triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa di động.”
Video đang HOT
Tên lửa KN-08 xuất hiện trong một cuộc diễu binh ở Bình Nhưỡng
Ông Thielmann cho rằng việc xác định Triều Tiên có sở hữu hệ thống tên lửa đạo đạo bắn xa được như vậy hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc nước này có khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để có thể gắn được vào tên lửa này hay không. Đây là thách thức về mặt kỹ thuật mà Triều Tiên chưa thể giải quyết trong tương lai gần.
Markus Schiller, một chuyên gia phòng thủ tên lửa ở Munich, Đức cho rằng chưa có bất kỳ người nào nhìn thấy một tên lửa KN-08 đích thực, và hai quả tên lửa Triều Tiên “khoe” trong các cuộc diễu binh có thể chỉ là đồ giả.
Tướng Mỹ về hưu James Thurman từng phụ trách lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc cho biết mặc dù việc đánh giá năng lực tên lửa đầy đủ của Triều Tiên là “rất khó khăn”, song nó cũng cho thấy “tham vọng không ngừng nhằm phát triển tên lửa tầm xa” của nước này.
Theo Bloomberg (Khampha.vn)
Xem 'hàng khủng' của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga
Hàng năm, nước Nga chọn ngày 17/12 là Ngày truyền thống của lực lượng tên lửa chiến lược - một trong những lực lượng chủ chốt của quân đội và là một thành phần vô cùng quan trọng của Lực lượng hạt nhân chiến lược.
Những quả tên lửa đạn đạo đời đầu tiên của Lực lượng này hiện đang được trưng bày trong Bảo tàng của Học viện quân sự Peter đại đế.
Thiếu tướng Sergei Karakayev, Chỉ huy lực lượng tên lửa chiến lược cho biết, các loại tên lửa đạn đạo của quân đội Nga còn lại từ thời Liên Xô sẽ vẫn còn khả năng phục vụ cho đến năm 2021. (Ảnh: Chuẩn bị phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-18 (UR-100N UTTKH) SS-19/Stiletto tại Trung tâm vũ trụ Baikonur)
R-36 Voyevoda/SS-18 Satan là một trong những loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh nhất và nổi tiếng nhất của quân đội Nga. Loại tên lửa này có thể mang theo đầu đạn đơn hoặc đầu đạn đa mục tiêu. Ảnh: Bệ phóng tên lửa RS-20 Voyevoda.
Một tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol/SS-25 Sickle đang diễu hành qua Quảng trường Đỏ trong Ngày Chiến thắng (9/5).
Một tổ hợp RT-2PM Topol/SS-25 Sickle được trưng bày tại Bảo tàng Lực lượng tên lửa chiến lược.
Tính đến năm 2012, các thế hệ tên lửa mới như Topol-M/SS-27 Sickle B và RS-24 Yars/SS-29 đã chiếm khoảng 1/3 tổng lực lượng tên lửa chiến lược của quân đội Nga. (Ảnh: Một tổ hợp tên lửa RS-24 Yars/SS-29 trên bệ phóng di động).
Mặc dù những thông tin về tên lửa RS-24 Yars/SS-29 vẫn còn được giữ bí mật nhưng một số nguồn tin cho biết, loại tên lửa này được trang bị đầu đạn nhắm đa mục tiêu độc lập và tầm bắn lên tới 11.000 km. Nhà sản xuất của hệ thống tên lửa này khẳng định không có loại lá chắn tên lửa nào hiện nay có thể đánh chặn được Yars.
Theo Infonet
Nga sắp nhận tàu ngầm tấn công uy lực nhất thế giới Lực lượng Hải quân Nga nhiều khả năng sẽ được tiếp nhận chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Borey thứ hai mang tên Alexander Nevsky vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 năm nay. Đây là thông tin vừa được Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất của Nga tiết lộ ngày hôm qua (8/11). Ảnh minh họa "Tàu ngầm Alexander Nevsky đã...