Mỹ triển khai xe tăng tới Hungary tham gia diễn tập quân sự
Ngày 22-7, báo Napi Gazdasag của Hungary đưa tin, quân đội Mỹ có thể sẽ triển khai xe tăng M1 Abrams và xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley tới Hungary “ trong tương lai gần” để tham gia các cuộc diễn tập quân sự của NATO trong năm 2016.
NATO đã gia tăng số lượng và quy mô các cuộc diễn tập quân sự tại châu Âu kể từ mùa xuân năm 2014, nhằm đối phó và gây sức ép với Nga, nước mà họ đã cáo buộc can thiệp vào cuộc xung đột tại Ukraine.
Tuy nhiên, Moscow đã bác bỏ những cáo buộc này và đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về tác động có thể gây bất ổn của các hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của NATO dọc biên giới Nga.
Mỹ sẽ triển khai xe tăng M1 Abram (ảnh) tới Hungary tham gia diễn tập vào năm 2016
Theo tờ báo trên, quân đội Mỹ sẽ tham gia vào các cuộc diễn tập quân sự Brave Warrior 2015 của Hungary và một cuộc diễn tập vượt sông riêng biệt trên sông Danube ở quốc gia đông Âu này.
Video đang HOT
Hồi tháng 6, truyền thông phương Tây đưa tin Mỹ đang xem xét triển khai các trang thiết bị quân sự của họ tại Bulgaria, Latvia, Litva, Ba Lan, Romania, Estonia và có thể là Hungary.
Ý tưởng triển khai xe tăng của Mỹ tại Hungary lần đầu tiên đã được đưa ra thảo luận vào tháng 2 vừa qua, trong chuyến thăm của Trung tướng Ben Hodges, sỹ quan chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Âu, tờ báo cho biết.
Trong năm 2014, tức ngay sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, Mỹ đã triển khai hơn 100 xe tăng và xe bọc thép tới, cùng hàng trăm binh lính tới Ba Lan và 3 quốc gia thành viên NATO ở khu vực Baltic là Estonia, Latvia và Litva để tham gia các cuộc diễn tập quân sự nhằm trấn an các nước này trước mối đe dọa tiềm năng từ Nga.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ - Nhật - Úc tập trận: Một cảnh báo nhằm vào Trung Quốc?
Tại một bờ biển hẻo lánh ở Australia, các sĩ quan Trung Quốc theo dõi cả đoàn xuồng cao su chở đầy các binh lính có vũ trang của Mỹ, Australia, Nhật Bản thực hiện khoa mục đổ bộ đường biển.
Cuộc tập trận có tên gọi Talisman Sabre (Kiếm bùa) từ 5-21/7 tại vùng biển Top End của Australia được xem là một trong những cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay, có sự tham dự của 30.000 quân, 200 máy bay, 3 tàu ngầm và 21 tàu chiến, với các nội dung diễn tập về đổ bộ bờ biển, nhảy dù, tác chiến đường phố, tồn tại dưới những điều kiện khắc nghiệt... Có sự tham dự của các quan sát viên Trung Quốc, hoạt động tập trận này như thể là một "màn khiêu vũ tinh tế" tại khu vực bị co kéo bởi những căng thẳng tranh chấp lãnh thổ.
Binh sĩ Australia thực hiện khoa mục đổ bộ đường biển. (Ảnh: Bloomberg)
Trung Quốc là một trong 30 nước cử quan sát viên theo dõi cuộc diễn tập. Phó đô đốc Australia David Johnston nói rằng "cuộc tập trận rất minh bạch. Chúng tôi thường xuyên giữ liên lạc với phía Trung Quốc. Không có bất kì hoạt động nào có thể khiến Trung Quốc quan ngại". Trong chuyến thăm chớp nhoáng tới địa điểm diễn tập, Thủ tướng Tony Abott nói rằng Trung Quốc hiểu rất rõ thực tế Australia là đồng minh của Mỹ, nhưng kèm theo đó là lời khẳng định "cả Australia và Mỹ đều là bạn Trung Quốc và chúng tôi đều vui mừng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc". Tuy nhiên, đó có thể chỉ là cách nói ngoại giao.
Đứng theo dõi cuộc tập trận, Trung tướng John Wissler, Tư lệnh Lực lượng viễn chinh số 3 của Mỹ đóng tại Okinawa (Nhật Bản) nói rằng, ông chào đón sự hiện diện của Nhật Bản vì "chúng ta sẽ lớn mạnh hơn khi chỉ đứng riêng một mình". Lần đầu tiên cử 40 binh lính, sĩ quan tham gia tập trận Talisman Sabre, Tokyo cho thấy họ sẵn sàng tìm kiếm mối quan hệ an ninh sâu sắc hơn với các đồng minh. Hôm 16/7, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự luật về an ninh, cho phép quân đội Nhật có quyền hỗ trợ quân sự cho đồng minh và tham chiến ở nước ngoài, lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến thứ hai. Dự luật này vẫn còn chờ Thượng viện thông qua, nhưng các chuyên gia nhận nó chắc chắn được thông qua do liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe chiếm đa số ghế ở Thượng viện.
Nằm ở cực Nam Thái Bình Dương, nhưng Australia vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với an ninh khu vực. Thách thức với quốc gia được xem là "cường quốc bậc trung" tại châu Á nằm ở chỗ vừa phải tăng cường hơn nữa quan hệ chiến lược với Nhật Bản - một đồng minh song phương của Mỹ, nhưng lại không làm Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất, phật ý. Bắc kinh từng nói rằng, Australia chính là "móng vuốt phương Nam" của Mỹ trong chiến lược mới tại châu Á - Thái Bình Dương.
Máy bay vận tải MV-22 Osprey hiện đại nhất của hải quân Mỹ tham gia diễn tập. (Ảnh: ABCnews)
Ở một chiều hướng khác, sự hiện diện của binh sĩ Nhật Bản tại Talisman Sabre lần này tiềm ẩn nguy cơ gây căng thẳng với Bắc Kinh. "Mỹ, Nhật Bản, Australia ngày càng cho thấy họ là một liên minh ba bên thực sự và lý do ẩn sau đó là cả ba muốn đối phó với thách thức mà Trung Quốc có thể tạo ra trong một trật tự tại châu Á. Trung Quốc cũng nhận rõ xu hướng này và đương nhiên là họ không thích", Hugh White - giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia nhìn nhận.
Trung Quốc hiện đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở Biển Hoa Đông. Nước này cũng đã tiến hành xây dựng "đảo nhân tạo" trái phép quy mô lớn ở Biển Đông - tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới, sát với lãnh hải Australia. Tàu tuần tra của Mỹ, Trung Quốc nhiều phen đối đầu nhau ở Biển Đông - vùng biển mà Australia cũng tiến hành tuần tra. Euan Graham, Giám đốc chương trình An ninh Quốc tế tại Đại học Lowy (Sydney) bình luận: Liên kết Mỹ - Nhật - Australia rõ ràng là một cân bằng mang tính hệ thống, với Nhật Bản là mỏ neo ở phía Tây, còn Australia là mỏ neo ở phía Nam, cả ba nước đều có quan ngại đối với các tranh chấp lãnh hải ở khu vực.
Theo Hoài Thanh/Bloomberg, News.au
baotintuc.vn
Budapest tuyên bố sẵn sàng bảo vệ người Hungary sinh sống tại Ukraine Trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo kinh doanh Napi Gazdasag, ông János Lázár, Bộ trưởng phụ trách Văn phòng Thủ tướng Hungary, cho biết chính phủ nước này thực sự quan ngại về bạo lực tại tỉnh Zakarpattia, và tuyên bố sẵn sàng bảo vệ người Hungary đang sống tại Ukraine. "Nếu người Hungary đang sinh sống tại khu vực Zakarpattia...