Mỹ triển khai vũ khí không gian, Nga lên tiếng nóng
Việc Mỹ triển khai các hệ thống vũ khí trong không gian sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang.
Tuyên bố trên được hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời Ngoại trưởng Nga, ông Lavrov cho biết hôm 26/7 tại phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi).
“Chúng tôi lo ngại về kế hoạch của Mỹ về việc triển khai vũ khí trong không gian. Điều này sẽ dẫn đến một giai đoạn nguy hiểm khác đó là một cuộc chạy đua vũ trang.
Như bạn đã biết, Nga và Trung Quốc đã đưa ra một dự thảo đề xuất về việc ngăn chặn việc triển khai vũ khí trong không gian tại hội nghị giải trừ vũ khí ở Geneva.
Chúng tôi đồng ý rằng các nước BRICS ủng hộ các nghị quyết hàng năm về vấn đề cấp bách này tại các phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc”, Ngoại trưởng Lavrov nói.
Hoạt động của máy bay không gian X-37B Mỹ luôn là điều bí ẩn với thế giới.
Video đang HOT
Lo ngại của ông Lavrov được đưa ra sau khi giới lãnh đạo Mỹ công khai việc muốn đưa vũ khí vào không gian của mình. Khi còn làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông James Mattis đã nhiều lần kêu gọi Lầu Năm Góc triển khai và sử dụng vũ khí tấn công trong không gian.
Vũ khí trong không gian có vị thế sống còn trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia Mỹ, do đó, Lầu Năm Góc cần sẵn sàng triển khai và sử dụng chúng trong không gian. Không những vậy, ông Mattis còn bày tỏ, nước Mỹ sẽ phải sẵn sàng sử dụng các loại vũ khí tấn công trong không gian, trong trường hợp ai đó quyết định quân sự hóa và bắt đầu tấn công.
“Chỉ thị gần đây của Tổng thống Trump về việc thành lập Lực lượng Không gian Mỹ không phải nhằm mục đích thiết lập bộ máy quan liêu mới tại Lầu Năm Góc, mà nhằm tạo ra năng lực tác chiến thực tế để tham chiến trong không gian nếu cần”, Bộ trưởng Mattis nhấn mạnh.
“Trong học thuyết quân sự của Mỹ quy định rất rõ ràng rằng, nước này sẽ huy động toàn bộ lực lượng có thể để giành quyền chủ đạo trong không gian. Điều này nhằm mục đích gì, không nói mọi người cũng thấy rất rõ. Trong trường hợp tất yếu, Mỹ sẽ bố trí vũ khí tấn công và các thiết có thể hủy diệt bất cứ quốc gia khác mà Mỹ không thích”, nhà ngoại giao Nga tuyên bố.
Điều đặc biệt là trong khi Nga xem kế hoạch đưa vũ khí vào không gian của Mỹ là vấn đề rất nghiêm trọng thì Moscow cũng được cho là đang phát triển loại vũ khí tương tự của Mỹ.
Ngay từ cuối năm 2017, Nga đã thử thành công thiết bị đặc biệt trên vệ tinh Kosmos-2519 – thiết bị có thể ngăn chặn vệ tinh đối phương bất cứ lúc nào khi cần.
Thiết bị bay không gian trên được thử nghiệm trên vệ tinh quỹ đạo thấp Kosmos-2519 được phóng lên quỹ đạo giữa năm 2017. Trong quá trình thử nghiệm, thiết bị giám sát đã tách khỏi Kosmos-2519 tiến hành các bài tập cơ động và quay trở lại vệ tinh mẹ. Các bài kiểm tra cũng kiểm tra độ tin cậy của phần mềm điều khiển của thiết bị giám sát trên quỹ đạo.
Thiết kế chính của thiết bị giám sát vệ tinh mới là tính toán quỹ đạo bay, giám sát các kênh liên kết và phương án ngăn chặn vệ tinh đối phương trong trường hợp cần thiết.
Không những vậy, sau khoảng 1 năm gần như mất tích trong quỹ đạo, thì gần đây, 3 vệ tinh Kosmos-2491, Kosmos-2499 và Kosmos-2504 của Nga đột nhiên hoạt động trở lại khiến nhiều người thắc mắc mục đích của việc này là gì.
Trong đó, hồi giữa năm 2017, một trong số 3 vệ tinh này đã rời khỏi vị trí cũ và chỉ đang cách một mảnh vỡ của vệ tinh Trung Quốc bị bắn hạ vào năm 2007 khoảng 1.200m. Nhiều giả thuyết được đưa ra và tin rằng, Nga rất có thể đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh không gian.
Anatoly Zak – một nhà sử học không gian gốc Nga cho biết: “Hãy nhìn vào lịch sử công nghệ không gian của Nga. Nếu như trước đây, Nga phóng lên quỹ đạo Trái Đất những vệ tinh có chi phí thấp hơn thì ngày nay, với sự đột phá của công nghệ, Nga hoàn toàn có thể phóng lên quỹ đạo những vệ tinh được trang bị laser hoặc vũ khí nổ”.
Trong khi đó, một đại diện của Không quân Mỹ (USAF) cho biết, lực lượng này hiện đang theo dõi các vệ tinh bí ẩn này của Nga cùng với hàng nghìn vật thể khác trên quỹ đạo nhằm nghiên cứu ra biện pháp đối phó hiệu quả hoặc giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp bị tấn công.
Đan Nguyên
Theo baodatviet
Nga, Saudi Arabia thúc đẩy Syria sớm triển khai Ủy ban Hiến pháp
Ngày 6/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moskva và Riyadh nhất trí cần triển khai Ủy ban Hiến pháp Syria càng sớm càng tốt.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại cuộc họp báo ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu họp báo chung với người đồng cấp Kuwait Sabah Al-Khalid Al-Sabah, ông Lavrov nêu rõ Saudi Arabia cũng như Kuwait coi việc hoàn tất quy trình thành lập Ủy ban Hiến pháp Syria càng sớm càng tốt là điều quan trọng, chấm dứt việc tìm lý do làm chậm quá trình này.
Ngày 4/3 vừa qua, Quốc vụ khanh phụ trách đối ngoại Saudi Arabia Adel Al-Jubeir đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ở thủ đô Riyadh. Hai quan chức đã tiến hành hội đàm về một loạt vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có tình hình tại Syria. Ông Al-Jubeir khẳng định rằng Saudi Arabia cam kết ủng hộ giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở quốc gia Arab này. Về phần mình, ông Lavrov cho biết Nga đang giúp đỡ các đảng phái chính trị Syria thành lập một ủy ban hiến pháp nhưng chính người dân Syria sẽ quyết định hệ thống chính trị của họ. Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Lavrov đã đến thủ đô Riyadh, điểm dừng chân thứ hai trong chuyến công du vùng Vịnh sau Doha. Ông Lavrov cũng đến thăm Kuwait và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) trong chuyến thăm này.
Việc thành lập Ủy ban Hiến pháp Syria đã được nhất trí tại Đại hội Đối thoại dân tộc Syria do Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian ở thành phố Sochi của Nga hồi tháng 1/2018. Sự ra đời của ủy ban này được cho là sẽ đóng góp lớn cho tiến trình hòa bình do Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ, mở đường để Syria tiến hành các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội trong tương lai. Ủy ban hiến pháp Syria được LHQ hậu thuẫn dự kiến gồm 150 thành viên, chia đều thành 3 nhóm - một nhóm do chính phủ lựa chọn, nhóm thứ hai do phe đối lập chọn và nhóm thứ ba do đặc phái viên LHQ về Syria chọn.
Nguyễn Hằng (TTXVN)
Theo Tintuc
Tổng thống Putin ra lệnh phát triển 2 hệ thống tên lửa mới Nga sẽ phát triển 2 hệ thống tên lửa mới phóng tự mặt đất trước năm 2021 để đáp trả quyết định của Mỹ rời khỏi một hiệp định kiểm soát vũ khí hạt nhân, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết hôm 5-2. Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố vào cuối tuần qua rằng Nga đình chỉ Hiệp ước Lực lượng...