Mỹ triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi trong tuần này
Nhà Trắng ngày 1/11 cho biết Mỹ sẽ triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho trẻ em từ 5-11 tuổi trong tuần này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Los Angeles, California (Mỹ), ngày 8/9/2021. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo điều phối viên ứng phó đại dịch COVID-19 của Nhà Trắng Jeff Zients, hàng triệu liều vaccine dành cho trẻ em ở nhóm tuổi trên sẽ được chuyển đến các trung tâm phân phối vaccine trong vài ngày tới. Ông Zients cho biết chính phủ liên bang đã mua đủ vaccine để tiêm chủng cho toàn bộ 28 trẻ em đủ điều kiện, đồng thời kêu gọi các bậc phụ huynh đưa con em đi tiêm chủng. Tuy nhiên, ông Zients cho rằng chương trình tiêm chủng cho trẻ em ở nhóm tuổi này sẽ chỉ hoạt động hết công suất từ ngày 8/11 tới.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) trước đó đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Đây sẽ là mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên cho trẻ em tại Mỹ. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) vẫn cần tư vấn về việc tiêm chủng như thế nào, vấn đề sẽ được quyết định sau cuộc thảo luận của một nhóm các nhà cố vấn vào ngày 2/11. Theo ông Zients, sau khi CDC Mỹ ra quyết định, các bậc phụ huynh có thể đưa con em đi tiêm chủng.
Video đang HOT
*Cùng ngày, Bahrain cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Quốc gia vùng Vịnh đưa ra quyết định trên sau khi kết quả thử nghiệm vaccine này đối với 3.100 trẻ em ở nhóm tuổi từ 5-11 cho thấy hiệu quả lên đến 90,7%. Không có trường hợp nào gặp tác dụng phụ nghiêm trọng. Theo kế hoạch, Bahrain sẽ nhận được vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em của hãng Pfizer/BioNTech từ đầu năm 2022.
*Hãng dược phẩm Novavax của Mỹ hy vọng rằng các nước Ấn Độ, Philippines và một số quốc gia khác sẽ ra quyết định về việc cấp phép cho vaccine ngừa COVID-19 của hãng này sau khi Indonesia trở thành nước đầu tiên trên thế giới cho phép sử dụng khẩn cấp vaccine do Novavax phát triển.
Cổ phiếu của Novavax đã tăng 13% sau khi hãng này cũng nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Canada và Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đối với loại vaccine này.
Theo hãng Novavax, vaccine của hãng này được sản xuất tại Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) và có tên thương mại là Covovax. Hồi tháng 9, Novavax và đối tác SII đã nộp hồ sơ đề nghị Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Covovax. Novavax hy vọng WHO sẽ ra quyết định trong vài tuần tới. Việc WHO cấp phép sẽ là một dấu hiệu cho các cơ quan quốc gia quản lý độ an toàn và hiệu quả của vaccine này. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để xuất khẩu vaccine sang một số nước tham gia cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu (COVAX).
Novavax và SII đã cam kết cung cấp hơn 1,1 tỷ liều vaccine cho COVAX nhằm tạo điều kiện cho các nước có thu nhập thấp và trung bình tiếp cận công bằng với vaccine. Vaccine của Novavax được sản xuất dựa trên protein, có hiệu quả tới 90,4% trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ và Mexico.
Nhật Bản mua thêm hàng trăm triệu liều vaccine ngừa COVID-19
Ngày 8/10, Bộ Y tế Nhật Bản cho biết đã ký hợp đồng với tập đoàn dược phẩm Pfizer Inc của Mỹ mua thêm 120 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 và dự kiến tiếp nhận từ tháng 1/2022.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech . Ảnh: AFP/TTXVN
Sau cuộc họp nội các, Bộ trưởng Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản Shigeyuki Goto khẳng định chính phủ sẽ nỗ lực để đảm bảo đủ vaccine cho người dân trong nước. Chính phủ cũng đã ký các hợp đồng nhập khẩu thêm vaccine phòng COVID-19 của hai hãng Mỹ là Moderna và Novavax, lần lượt là 50 triệu liều và 150 triệu liều.
Dự kiến, hãng dược phẩm Takeda sẽ là đơn vị phân phối vaccine của Novavax tại Nhật Bản và các lô vaccine của Moderna theo hợp đồng này sẽ được bàn giao trong năm sau.
Cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Y tế Nhật Bản đã quyết định đến cuối năm nay, sẽ bắt đầu tiêm liều thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 cho người dân để tăng cường khả năng phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. Hiện giới chức đang cân nhắc các đối tượng được ưu tiên tiêm liều thứ 3 sử dụng vaccine của hãng Pfizer/BioNTech theo hợp đồng vừa ký.
* Trong khi đó, ngày 7/10, Chính phủ Panama thông báo nước này sẽ mua thêm 3 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech nhằm phục vụ chương trình tiêm chủng trong năm 2022. Đơn đặt hàng trị giá 45 triệu USD này sẽ đưa tổng số vaccine của hãng Pfizer/BioNTech mà quốc gia Trung Mỹ này mua lên 10 triệu liều.
Panama có kế hoạch tiêm mũi liều tăng cường cho những người dân thuộc nhóm dễ bị tổn thương và có nguy cơ mắc bệnh cao như nhân viên y tế, người suy giảm miễn dịch và người trên 55 tuổi. Giới chức quốc gia có khoảng 4,2 triệu dân này dự kiến triển khai các chương trình du lịch vaccine, qua đó khuyến khích người dân cũng như du khách tiêm vaccine và kích cầu du lịch nội địa.
Từ khi đại dịch bùng phát, Panama đã ghi nhận trên 468.000 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 7.259 người đã tử vong.
Philippines cấp phép tiêm vaccine cho trẻ từ 12 tuổi Từ tháng 10 tới, trẻ em Philippines từ 12 tuổi sẽ được tiêm vaccine COVID-19. Đây là quyết định được Chính phủ Philippines đưa ra ngày 28/9, trong nỗ lực nâng tỷ lệ tiêm chủng của cả nước cũng như chuẩn bị mở cửa lại trường học. Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Trước...