Mỹ triển khai tàu tuần duyên thứ 2 tới Singapore
Mới đây, tàu chiến tuần duyên USS Fort Worth (LCS-3) của Hải quân Mỹ đã rời cảng San Diego tới Singapore, thực hiện nhiệm vụ trong khoảng thời gian 16 tháng.
Tàu tuần duyên USS Fort Worth (LCS-3)
Đây là tàu tuần duyên thứ 2 của Hải quân Mỹ được triển khai đến Singapore để thực hiện nhiệm vụ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trước đó, hồi tháng 3/2013, Hải quân Mỹ cũng đã điều tàu chiến USS Freedom (LCS-1) đến căn cứ hải quân Changi ở Singapore hoạt động trong vòng 1 năm. Trong thời gian này, LCS-1 đã tham gia nhiều chương trình tập trận chung trên biển với các quốc gia Đông Nam Á.
USS Fort Worth (LCS-3) là tàu thứ 2 thuộc lớp Freedom (phiên bản LCS còn lại được phát triển bởi tập đoàn General Dynamics).
Tàu có lượng giãn nước toàn tải 3.450 tấn, dài 118m, thủy thủ đoàn 75 người, được trang bị 2 động cơ tua-bin khí, 2 động cơ diesel cho phép chạy với tốc độ tối đa 83km/h, tầm hoạt động 6.500km.
Video đang HOT
Về vũ khí, LCS-3 được trang bị pháo hạm Mk 110 cỡ 57mm; một bệ tên lửa phòng không tầm thấp RIM-116 RAM, ngư lôi Mk50 và súng máy 12,7mm.
USS Fort Worth cũng từng được sử dụng để thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) MQ-8B. Việc thử nghiệm UAV tích hợp khả năng trinh sát và tấn công trên các tàu chiến ven bờ là bước tiến, cho phép hải quân Mỹ triển khai UAV thường xuyên trên các tàu chiến này.
Hiện tại, Hải quân Mỹ đang sở hữu 4 tàu chiến LCS bao gồm: USS Freedom (LCS-1), USS Independence (LCS-2), USS Fort Worth (LCS-3), USS Coronado (LCS-4).
Số tàu này đều thuộc biên chế của Hải đội LCS Squadron One (LCSRON), có căn cứ chính tại thành phố cảng San Diego.
Theo PetroTimes
Đài Loan xem xét đồn trú vĩnh viễn tàu vũ trang tại Trường Sa
Đài Loan đang xem xét đồn trú vĩnh viễn tàu vũ trang (trái phép) tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), Reuters đưa tin ngày 16/10.
Lực lượng Đài Loan tập trận trái phép ở đảo Ba Bình của Việt Nam hồi năm 2012 - Ảnh: Want China Times
Tính đến nay, chỉ có duy nhất đảo Ba Bình trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam có đủ diện tích để xây dựng cảng biển, và hòn đảo này đang bị phía Đài Loan chiếm đóng một cách phi pháp.
Trước đây, Đài Loan từng cho biết cảng biển đang xây dựng (trái phép) tại đảo Ba Bình sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2015, cho phép tàu khu trục hải quân và tàu tuần duyên trọng tải tới 3.000 tấn cập cảng.
Quan chức trong Lực lượng tuần duyên bờ biển Đài Loan đang đóng quân phi pháp tại đảo Ba Bình và Bộ quốc phòng Đài Loan cho biết cảng này có thể trở thành nơi đóng quân vĩnh viễn của các tàu vũ trang.
"Chúng tôi đang xem xét khả năng này. Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm", ông Chen Yeong-kang, người đứng đầu lực lượng Hải quân Đài Loan cho biết.
Ngay lập tức, động thái trên của Đài Loan đã vấp phải sự phản đối từ các quốc gia trong khu vực.
Một sĩ quan chỉ huy cấp cao của Hải quân Philippine khẳng định kế hoạch này của Đài Loan sẽ thổi bùng phong trào chạy đua bán vũ trang tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), làm gia tăng khả năng xảy ra xung đột.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã lên tiếng phản đối hành động này, khẳng định chúng "phi pháp và vô căn cứ".
Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, hiện tại Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố "chủ quyền" với toàn bộ hoặc một phần quần đảo này (PV).
Theo Bizlive
Nhật cung cấp tàu tuần duyên loại nào cho Philippines, Việt Nam ? Tại Đối thoại an ninh - quốc phòng Shangri-La ở Singapore ngày 30.5, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cam kết hỗ trợ Việt Nam, Philippines tăng năng lực phòng thủ bờ biển, trong đó có việc cung cấp tàu tuần duyên. Việt Nam cũng hy vọng nhận được tàu tuần duyên từ Nhật đầu năm 2015. Vậy đó là loại tàu nào? Theo...