Mỹ triển khai máy bay do thám hiện đại nhất theo dõi Triều Tiên
Quân đội Mỹ sẽ triển khai máy bay do thám hiện đại nhất của nước này tới Nhật Bản nhằm tăng cường khả năng giám sát giữa lúc Triều Triên dường như đã sằn sàng cho các vụ phóng tên lửa.
Một máy bay do thám Global Hawk của quân đội Mỹ.
Global Hawk, máy bay do thám không người lái thế hệ mới và hiện đại nhất của quân đội Mỹ, sẽ được đặt tại căn cứ không quân Mỹ ở Misawa, miền bắc Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên loại Global Hawk được triển khai tại Nhật, báo chí nước này đưa tin, dẫn các nguồn tin chính phủ.
Hồi tháng trước, quân đội Mỹ đã thông báo cho Nhật Bản về các kế hoạch triển khai Global Hawk trong khoảng từ tháng 6 tới tháng 9 năm nay, nhưng dự định này giờ đây sẽ được thực hiện sớm hơn.
Thông tin trên được tiết lộ trong bối cảnh Triều Tiên dường như đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho các vụ phóng tên lửa.
Trước đó, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời một quan chức chính phủ cho hay Bình Nhưỡng đã đặt 2 tên lửa Musudan tầm trung lên bệ phóng di động và giấu chúng trong các cơ sở dưới lòng đất gần bờ biển phía đông.
Tên lửa Musudan chưa từng được phóng thử trước đó nhưng được tin là có tầm xa từ 3.000-4.000km. Nó có thể bắn trúng bất kỳ mục tiêu nào tại Hàn Quốc và Nhật Bản và thậm chí có thể vươn tới các căn cứ quân sự của Mỹ tại đảo Guam.
Video đang HOT
Căng thẳng đã tăng cao trên bán đảo Triều Tiên kể từ tháng 12 năm ngoái, khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ phóng tên lửa tầm xa. Hồi tháng 2 vừa rồi, Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 3 và hệ quả là hứng chịu các lệnh trừng phạt bổ sung của Liên hợp quốc.
Theo Dantri
Nhật-Mỹ sẽ sửa "Nguyên tắc hợp tác quốc phòng" để đối phó Trung Quốc?
Nhật-Mỹ quyết định sửa đổi "Nguyên tắc hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ", triển khai UAV Global Hawk và cùng xây dựng Guam chống Trung Quốc.
Ngày 3/8/2012, tại Thủ đô Washington, Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto tổ chức cuộc họp báo chung và phát biểu về vấn đề triển khai máy bay cánh xoay MV-22 Osprey.
Tờ "Japan News Network" đưa tin, ngày 3/8, tại Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã tổ chức hội đàm, hai bên đồng ý sửa đổi "Nguyên tăc hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ", tăng cường khả năng cùng đối phó với Trung Quốc.
"Nguyên tắc hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ" được chỉnh sửa năm 1997. Trong cuộc hội đàm, Bộ trưởng Satoshi Morimoto cho rằng, so với mười mấy năm trước, tình hình Đông Á hiện nay đã có sự thay đổi rất lớn, đặc biệt là chiến lược vươn ra đại dương của Trung Quốc trực tiếp đe dọa tới an ninh của Nhật, Mỹ, cho nên cần thiết phải tiến hành sửa "nguyên tăc".
"Nguyên tắc hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ" sửa năm 1997 chủ yếu là nhằm vào CHDCND Triều Tiên, không lấy Trung Quốc làm mục tiêu chủ yếu. Nội dung sửa đổi khi đó chủ yếu có 3 điểm:
Một khi CHDCND Triều Tiên "có sự" (có vấn đề), (1) Nhật-Mỹ tích cực hợp lực, hợp tác trong các hành động chính; (2) Nhật Bản chi viện cho các hành động của quân Mỹ; (3) Nhật-Mỹ tiến hành hợp tác trên phương diện vận chuyển vật tư quân sự.
Còn lần này, quân đội hai nước Nhật-Mỹ cho rằng, do "chiến lược biển" của Hải quân Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh, đặc biệt là tình hình căng thẳng ở khu vực biển Hoa Đông ngày càng nổi lên, không loại trừ khả năng đảo Senkaku và các hòn đảo tây nam gần Okinawa bị tấn công xâm lược, vì vậy cần phải sửa "Nguyên tắc hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ" đối phó Trung Quốc, đề phòng bất trắc.
Nhật Bản quyết định sử dụng máy bay không người lái Global Hawk để theo dõi hoạt động trên biển của Trung Quốc. Trong hình là máy bay không người lái RQ-4 Block 40 Global Hawk của Không quân Mỹ, do Công ty Northrop Gumman chế tạo.
Hãng tin "Jiji news agency" Nhật Bản phân tích, Nhật-Mỹ quyết định tiến hành sửa mới "Nguyên tắc hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ" là căn cứ vào tăng cường hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ nhằm vào Trung Quốc, làm rõ nội dung hợp tác.
Ngoài việc lãm rõ sự phân công về "nhiệm vụ và chia sẻ trách nhiệm", sẽ lấy các lĩnh vực tình báo, trinh sát như giám sát biển và dò tìm tàu ngầm làm trọng điểm tăng cường hợp tác giữa hai nước.
Trong hội đàm, Panetta cho biết, để ứng phó với sự bành trướng quân sự của Trung Quốc, sẽ xem xét để căn cứ Guam của quân Mỹ trở thành căn cứ quân sự chung của quân đội hai nước Nhật-Mỹ.
Hãng Kyodo Nhật Bản bình luận, do môi trường bảo đảm an ninh Đông Á đã thay đổi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đề nghị thảo luận sửa đổi "Nguyên tắc hợp tác quốc phòng". Thời gian và nội dung sửa đổi cụ thể sẽ để sau này quyết định. Động thái này có thể là để ứng phó với sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc.
Tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản cho rằng, chính phủ Nhật-Mỹ vừa quyết định sử dụng máy bay trinh sát không người lái Global Hawk, tăng cường mức độ giám sát đối với duyên hải Nhật Bản. Đây là một trong những mắt xích của "hợp tác phòng vệ động thái" của chính phủ Nhật-Mỹ nhằm kiềm chế hoạt động trên biển của Trung Quốc.
Báo Nhật cho rằng, Mỹ triển khai máy bay không người lái Global Hawk ở Nhật Bản. Mỹ sẽ cung cấp cho Nhật Bản nhiều thông tin tình báo và số liệu do Global Hawk thu thập, giúp Nhật Bản có thể nhanh chóng phản ứng khi tàu thuyền Trung Quốc xâm phạm lãnh hải.
Global Hawk có thể bay ở trên cao khoảng 20.000 m, sử dụng radar và bộ cảm biến có tính năng cao, triển khai hoạt động theo dõi và thu thập tin tức tình báo đối với tàu ngầm và tàu nổi lạ. Thời gian tự bay đạt 30 giờ trở lên, diện bao quát rộng. Tháng 12/2010, Chính phủ Nhật Bản thông qua quyết định nội các về "Kế hoạch chỉnh đốn lực lượng phòng vệ trung hạn", bắt đầu nghiên cứu nhập máy bay không người lái.
Mỹ vừa tăng cường triển khai máy bay vận tải cất/hạ cánh thẳng đứng MV-22 Osprey (trên) và máy bay chiến đấu tàng hình F-22 (dưới) ở Nhật Bản.
Theo GDVN
Mỹ-Hàn lập kế hoạch "ăn miếng trả miếng" với Triều Tiên Mỹ và Hàn Quốc đã phác thảo các kế hoạch cho một biện pháp đối phó "ăn miếng trả miếng" với các hành động của Triều Tiên nhằm ngăn chặn sự leo thang thành một cuộc chiến lớn hơn. Các bính sĩ Hàn Quốc tham gia một cuộc tập trận. Trích dẫn các quan chức Mỹ giấu tên, tờ New York Times ngày...