Mỹ triển khai hàng loạt tàu chiến, tăng cường hoạt động ở Biển Đông
Một nghiên cứu mới của Trung Quốc cho thấy Mỹ tăng cường hoạt động quân sự tại Biển Đông trong năm nay.
Các tàu chiến của Anh, Nhật Bản và Mỹ trong cuộc tập trận của nhóm tàu sân bay ở vùng biển Philippines (Ảnh: SCMP).
SCMP ngày 3/11 dẫn kết quả nghiên cứu mới của Tổ chức Sáng kiến Thăm dò Biển Đông có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết, quân đội Mỹ đã thực hiện 52 chuyến bay do thám trên Biển Đông trong tháng 10.
Số chuyến bay trinh sát của Mỹ trong tháng 10 đã giảm so với 62 chuyến bay được ghi nhận vào tháng 9, nhưng tổ chức trên cho biết các hoạt động quân sự khác của Mỹ ở Biển Đông đang gia tăng.
Theo nhóm nghiên cứu, quy mô hoạt động của Mỹ đã tăng lên sau khi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ và tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh tiến hành một loạt cuộc tập trận vào tháng trước. Thống kê cho thấy nhóm tàu sân bay Mỹ đã đi vào khu vực này 9 lần trong năm nay.
Wu Shicun, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, cho hay Mỹ đã thực hiện hơn 500 chuyến bay do thám trên Biển Đông trong năm nay, còn tính cả biển Hoa Đông và Hoàng Hải, con số này đã lên tới hơn 2.000 chuyến. Năm ngoái, Mỹ chỉ thực hiện chưa đầy 1.000 chuyến bay.
Chuyên gia Wu cho biết nguy cơ xảy ra tai nạn giữa Trung Quốc và Mỹ đang gia tăng, đồng thời kêu gọi cả hai bên đẩy nhanh các cuộc thảo luận về bộ quy tắc ứng xử.
Chuyên gia Wu nhớ lại sự cố xảy ra vào năm 2001 khi một máy bay trinh sát của Mỹ va chạm với một máy bay chiến đấu của Trung Quốc, khiến phi công Trung Quốc thiệt mạng và buộc máy bay Mỹ phải hạ cánh xuống đảo Hải Nam.
Video đang HOT
“Nếu có một vụ va chạm khác ở Biển Đông, giống như những gì đã xảy ra vào năm 2001, thì đó sẽ là một thảm họa”, chuyên gia Wu phát biểu tại một diễn đàn quốc tế hôm 3/11.
Ngoài nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson, nhóm nghiên cứu cho biết Mỹ đã đưa 3 nhóm tác chiến tàu sân bay khác, gồm Theodore Roosevelt, Nimitz và Ronald Reagan, tới Biển Đông trong năm nay.
Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, cùng với 2 tàu tấn công đổ bộ, USS Makin Island và USS Essex, các tàu hải quân Mỹ đã đi qua Biển Đông 11 lần trong năm nay.
Ngoài ra, Mỹ cũng đã triển khai máy bay ném bom B-52H và B-1B tới Biển Đông 14 lần trong năm nay, cùng với 11 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, bao gồm tàu USS Connecticut bị hư hại trong một vụ va chạm gần đây.
“Hoạt động triển khai quân sự của Mỹ trên Biển Đông đã tăng lên kể từ năm 2009. So với năm ngoái, hoạt động như vậy đã gia tăng trong năm nay”, Hu Bo, giám đốc Sáng kiến Thăm dò Biển Đông, nói với đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ trên Biển Đông đã diễn ra trong nhiều năm và có xu hướng ngày càng leo thang. Bắc Kinh phản đối việc Mỹ hợp tác với các đồng minh, bao gồm Anh, Đức và Canada, nhằm tăng cường hiện diện quân sự trên Biển Đông.
Washington cho biết những hoạt động này là cần thiết để đảm bảo quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, bất chấp Bắc Kinh phản đối.
Chuyên gia Wu cho biết cả Trung Quốc và Mỹ đều sử dụng nhiều tàu ngầm và máy bay không người lái dưới nước hơn, do vậy điều quan trọng là phải đưa những khí tài đó vào bộ quy tắc ứng xử cho các cuộc chạm trán bất ngờ trên biển.
“Nhu cầu cấp thiết là cần thiết lập các quy tắc, bao gồm cả quy tắc trên không, trên biển và dưới đáy biển, bao gồm cả tàu ngầm thông thường, tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm không người lái, nếu không sẽ có tai nạn ở Biển Đông”, ông Wu cảnh báo.
Chiến hạm 6 nước diễn tập rầm rộ ở Thái Bình Dương
17 chiến hạm của 6 nước, bao gồm hai tàu sân bay Mỹ và một của Anh, tham gia diễn tập chung trên Biển Philippines cuối tuần trước.
Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản (JMSDF) ngày 4/10 cho biết nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan và USS Carl Vinson hội quân với tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh cùng chiến hạm thuộc hải quân Nhật Bản, New Zealand, Hà Lan và Canada trên Biển Philippines cuối tuần qua.
Các chiến hạm sau đó tổ chức huấn luyện phòng không, tác chiến chống ngầm, di chuyển chiến thuật và thông tin liên lạc tới hết 3/10. Trong ảnh là tàu sân bay trực thăng Nhật Bản và tàu sân bay Anh, Mỹ dẫn đầu 13 chiến hạm tham gia diễn tập trên Biển Philippines
Hộ vệ hạm HMZNS Te Kaha của New Zealand (thứ hai từ bên phải của nhóm tàu phía sau) tham gia tập trận cùng các tàu của Anh, Mỹ, Canada, Hà Lan và Nhật Bản ở Biển Philippines.
Tầm nhìn từ hộ vệ hạm HMZNS Te Kaha của New Zealand khi tập trận cùng 5 nước.
Từ ngoài vào trong là các tàu USS Ronald Reagan (CVN-76), HMS Queen Elizabeth (R08), JS Ise (DDH-182) và USS Carl Vinson (CVN-70).
JMSDF cho biết cuộc tập trận đã nâng cao kỹ năng chiến thuật và khả năng tương tác với các lực lượng hải quân tham gia.
Nhật và Mỹ nói cuộc tập trận thể hiện ý chí mạnh mẽ của các nước tham gia nhằm thực hiện một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Biên đội chiến đấu cơ F/A-18E, EA-18G và F-35B/C xếp đội hình bay qua nhóm tàu trong cuộc diễn tập.
Anh cũng khẳng định việc điều chiến hạm tới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm khẳng định cam kết của nước này với khu vực.
Tàu sân bay Anh rời Biển Đông Nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth vượt eo biển Luzon và tiến sang Biển Philippines sau vài ngày đi qua Biển Đông. "Chúng tôi đang đi qua eo biển Luzon và tiến vào Biển Philippines. Một mốc hải trình mang tính biểu tượng nữa được hoàn thành", tài khoản Twitter của tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth đăng ngày 2/8....