Mỹ triển khai gấp 14 hệ thống đánh chặn đối phó tên lửa Triều Tiên
Ngày 15-3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố đã ra lệnh cho quân đội tăng cường hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo, tại bờ biển phía Tây để đối phó với cái mà ông gọi là “những hành động khiêu khích thiếu trách nhiệm và khinh suất” từ Triều Tiên.
“Chúng tôi sẽ tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa ở trong nước bằng việc triển khai thêm 14 hệ thống tên lửa đánh chặn triển khai trên mặt đất ở Fort Greely và Alaska. Việc này sẽ gia tăng số lượng tên lửa đánh chặn đã triển khai trên mặt đất từ 30 lên 40 hệ thống, bao gồm cả 4 hệ thống tại Căn cứ không quân Vandenberg ở California”, ông Hagel cho biết tại buổi họp báo ở Lầu Năm Góc.
Theo ông Hagel, hành động này là nhằm chống lại mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên, vì ông cho rằng Bình Nhưỡng gần đây đã đạt được tiến bộ về công nghệ tên lửa tầm xa, bao gồm cả các bệ phóng tên lửa cơ động. Đây là một đợt triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa lớn chưa từng có trong thời gian khẩn cấp.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot-3 của Mỹ
Video đang HOT
Số tên lửa đánh chặn mới này được thiết kế để bắn hạ tên lửa tầm xa đang bay tới, trước khi chúng tấn công lãnh thổ nước Mỹ. Với 14 hệ thống triển khai thêm này, không có tên lửa nào từ Triều Tiên phóng lên có thể thoát được, cơ bản là mối nguy hiểm từ tên lửa Triều Tiên sẽ bị loại trừ.
Trong khi đó, Thứ trưởng quốc phòng phụ trách chính sách James Miller cho biết, số tên lửa này sẽ được triển khai tại Alaska trước năm 2017, và có thể bao phủ toàn bộ lãnh thổ Mỹ. Lầu Năm Góc còn sẽ triển khai một trạm radar thứ hai tại Nhật Bản. Tổng chi phí cho kế hoạch này sẽ rơi vào khoảng gần 1 tỷ USD.
Tuần trước, Triều Tiên đã dọa sẽ tấn công hạt nhân phủ đầu vào Mỹ, sau khi Liên Hợp Quốc thông qua lệnh trừng phạt mới đối với nước này về vụ thử hạt nhân lần thứ ba hồi tháng 2.
Theo ANTD
Nga, Mỹ tìm kiếm tiếng nói chung về phòng thủ tên lửa
Ngày 7-3, Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, ông hy vọng hai nước sẽ tổ chức các cuộc đàm phán về vấn đề phòng thủ tên lửa trong năm nay.
Ngày 7-3, Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, ông hy vọng hai nước sẽ tổ chức các cuộc đàm phán về vấn đề phòng thủ tên lửa trong năm nay.
"Tôi hy vọng các cuộc đàm phán nghiêm túc về vấn đề này sẽ được tổ chức trong năm nay" - Đại sứ McFaul cho biết trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Ekho Moskvy.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-20V Voevoda (SS-18 Santan) của Nga
Trước đó, ngày 6-3, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov cho biết Nga đã mời Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey đến Moscow để đàm phán, bao gồm cả vấn đề phòng thủ tên lửa.
"Phòng thủ tên lửa sẽ là một trong những điểm thảo luận của chúng tôi," Đại tướng Gerasimov cho biết trong cuộc họp với các tùy viên quân sự nước ngoài.
Theo ông Gerasimov, Nga và NATO đã đạt được "những kết quả tốt đẹp" trong một số lĩnh vực hợp tác, tuy nhiên, vẫn có một số bất đồng giữa hai bên, bao gồm việc mở rộng NATO, xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự của NATO gần biên giới Nga và triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tại Châu Âu.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa LGM-30 Minuteman của Mỹ
Nga có kế hoạch sẽ tổ chức một cuộc hội thảo an ninh quốc tế tại Moscow vào tháng 5. Bộ trưởng quốc phòng từ các nước EU, Mỹ, Canada và các nước khác, cùng với người đứng đầu các tổ chức quốc tế, như NATO, EU, Tổ chức hợp tác Thượng Hải (CSTO), và Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE) đã được mời tham dự, ông Gerasimov cho biết.
Nga và NATO ban đầu đã đồng ý hợp tác về cái gọi là hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh Lisbon hồi tháng 11-2010. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán sau đó giữa Nga và liên minh quân sự này đã không đạt kết quả gì do NATO từ chối cung cấp cho Nga sự đảm bảo hợp pháp rằng hệ thống này sẽ không nhằm chống lại lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga.
NATO và Mỹ cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa này được thiết kế để bảo vệ các thành viên NATO chống lại các cuộc tấn công tên lửa từ Bắc Triều Tiên và Iran, và sẽ không nhằm vào Nga.
Theo ANTD
Hai tháng đầu năm, xuất khẩu vũ khí của Nga đạt trên 2,5 tỷ USD Ngày 01-3, người đứng đầu Cơ quan hợp tác quân sự và kỹ thuật Liên bang Nga Alexander Fomin cho biết, trong hai tháng đầu năm 2013, Nga đã xuất khẩu được hơn 2,5 tỷ USD vũ khí cho các nước khác. "Trong tháng đầu tiên, chúng tôi đã xuất khẩu được số vũ khí trị giá 1 tỷ USD. Trong hai tháng...