Mỹ treo giải 5 triệu USD cho thông tin vụ đán.h bom máy bay năm 1994
Chính phủ Mỹ ngày 29/10 giờ địa phương treo giả.i thưởn.g 5 triệu USD cho người cung cấp thông tin về nhóm Hezbollah bị cáo buộc gây ra vụ đán.h bom máy bay năm 1994 ở Panama khiến 21 người chế.t.
Chuyến bay 901 của hãng Alas Chiricanas phát nổ ngay khi vừa cất cánh (Ảnh: Trend News).
Chuyến bay 901 của hãng Alas Chiricanas đã phát nổ giữa không trung sau khi cất cánh từ một sân bay ở tỉnh Colon của Panama. Tất cả những người trên máy bay, chủ yếu là thành viên của cộng đồng Do Thái tại quốc gia Trung Mỹ này, đã thiệ.t mạn.g, trong đó có 3 công dân Mỹ.
“Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ đán.h giá rằng, nhóm Hezbollah đứng sau vụ đán.h bom AC 901″, một tuyên bố do Bộ Ngoại giao Mỹ và Đại sứ quán Mỹ tại Panamancho biết.
Cũng theo tuyên bố trên, sau vụ tấ.n côn.g, một đối tượng có tên Ali Hawa Jamal, người cũng thiệ.t mạn.g trong vụ đán.h bom, được xác định là nghi phạm mang bom lên máy bay.
Thông báo treo thưởng này được đưa ra trong bối cảnh xung đột trực tiếp giữa Hezbollah và Israel nổ ra vào tháng trước, và được người thân của các nạ.n nhâ.n hoan nghênh.
“Việc chính phủ Mỹ và hệ thống tư pháp thế giới không quên vụ án này là điều vô cùng quan trọng”, Ana Karina Smith Cain, người có ông nội là nạ.n nhâ.n thiệt mạng trong vụ tấ.n côn.g, nói.
Video đang HOT
“Đó là một ngày vô cùng bi thảm với nỗi đau không thể diễn tả được đối với gia đình các nạ.n nhâ.n. Hy vọng rằng, tại một thời điểm nào đó, những kẻ chịu trách nhiệm có thể bị đưa ra xét xử”, bà nói thêm.
Panama tìm hy vọng trong cuộc bầu cử mới
Một đất nước đang chìm trong khó khăn đứng trước cuộc bầu cử lớn nhằm tìm kiếm những hy vọng thay đổi một cách mông lung bởi họ thực sự cũng chưa biết phải thay đổi từ đâu.
1. Panama là một trong những quốc gia có thu nhập trung bình cao nhất khu vực Trung Mỹ và Caribe. Với nền kinh tế dịch vụ thương mại, sở hữu kênh đào Panama chiếm 5% thương mại đường biển toàn cầu và khu phi thuế quan lớn thứ hai thế giới, Panama có nhiều cơ hội để trở nên giàu có. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nền kinh tế của đất nước Trung Mỹ này đang gặp nhiều khó khăn.
Cựu Tổng thống Martinelli bất ngờ bị loại khỏi cuộc đua do cáo buộc tham nhũng.
Hai trong số những dự án kinh tế lớn nhất đem lại nguồn lợi cho đất nước đều đang suy giảm. Tháng 11/2023, Tòa án Tối cao Panama ra phán quyết rằng hợp đồng khai thác mỏ đồng lớn nhất thế giới có tên Cobre Panama của chính phủ nước này với Tập đoàn First Quantum đến từ Canada là vi hiến và bắt buộc mỏ đồng vốn đóng góp tới 5% tổng GDP này phải đóng cửa. Mặc dù nhận được sự ủng hộ không nhỏ của tầng lớp dân chúng thành thị do lo lắng về tác động môi trường của mỏ đồng nhưng sự việc đang làm Panama mất điểm nghiêm trọng trước các nhà đầu tư nước ngoài. Mới đây, Tập đoàn First Quantum đã thông báo sẽ tiến hành vụ kiện đòi bồi thường 20 tỷ USD nếu Chính phủ Panama không cho phép mở lại mỏ.
Ở chiều ngược lại, những tác động về môi trường gây biến đổi khí hậu lại là nguyên nhân trực tiếp khiến nguồn thu từ kênh đào Panama suy giảm nghiêm trọng dù nguồn thu này thường xuyên chiếm tới 20% GDP của đất nước. Sau giai đoạn COVID-19 đầy khó khăn thì đến những đợt hạn hán kéo dài trong 2 năm qua khiến mực nước của kênh đào xuống thấp kỷ lục. Ước tính, trong năm 2023, lượng tàu đi qua kênh đào Panama đã giảm 50% so với năm 2022. Không những thế, do lượng nước trong âu tàu thấp kỷ lục nên từ tháng 6/2023, trọng tải tàu qua kênh cũng phải giảm. Thiệt hại kinh tế của Panama do vấn đề nước tại kênh đào trong năm qua lên tới 700 triệu USD.
Một dự án được chính phủ của tổng thống hiện tại là ông Laurentino Cortizo lên kế hoạch triển khai từ năm 2022 nhằm nạo vét và mở rộng kênh đào ước tính tiêu tốn khoảng 5,4 tỷ USD đã phải đình chỉ vô thời hạn vì không có đủ nguồn vốn. Cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch gần đây đã hạ xếp hạng tín dụng của Panama vì các vấn đề như "sự phân mảnh đảng phái" và "sự yếu kém về thể chế". Việc hạ xếp hạng tín dụng làm tăng lãi suất mà chính phủ phải trả, gây thêm căng thẳng cho tình hình tài chính của đất nước.
Ứng viên Mulino thay cựu Tổng thống Martinelli dẫn đầu cuộc đua.
Publio Cortés, cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính, hiện làm việc như một nhà nghiên cứu độc lập, phân tích: "Với một chính phủ ngập trong nợ nần và gần đây đã mất sức hút đầu tư sẽ làm giảm khả năng trong việc đáp ứng các nhu cầu công cộng khác".
Ileana Corea, một nhà kinh tế và cựu lãnh đạo sinh viên thì cho biết: Thất nghiệp ở mức trên 50% trong giới trẻ. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp nói chung đã giảm kể từ đại dịch thì gần một nửa lực lượng lao động không có hợp đồng dài hạn. Thay vào đó, người lao động bị buộc phải làm những công việc phi chính thức không ổn định. Điều đó cũng có nghĩa là có nguồn thu của chính phủ thông qua thuế giảm sút. Tất cả vẽ nên một bức tranh kinh tế u ám của quốc gia Trung Mỹ ngay trước thềm bầu cử.
2. Ngoài kinh tế, có 2 vấn đề cũng đang gây tranh cãi lớn trong nước. Tháng 7/2022, hàng nghìn người Panama đã xuống đường biểu tình phản đối chính phủ vì lạm phát và tham nhũng. Đất nước Trung Mỹ với tốc độ tăng trưởng GDP được thông báo lên 6,5% vào năm 2022 và 7,3% vào năm 2023 dường như lại đang sống trong những ảo ảnh do chính mình tạo ra. Dù mức lạm phát được công bố dưới 5% nhưng khi những người dân phải mua nhiên liệu thực tế với mức tăng gấp rưỡi chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2022 thì họ hiểu rằng chính phủ không còn đáng tin nữa.
Cuộc biểu tình lịch sử tháng 7/2022 khiến nền kinh tế Panama tê liệt.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Panama vào nhóm cuối của tất cả các quốc gia về chỉ số tham nhũng. Liên hợp quốc ước tính rằng nước này mất ít nhất 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - khoảng 520 triệu USD - mỗi năm do tham nhũng. Quỹ An sinh xã hội (CSS) của Panama thường được lấy làm ví dụ cho tệ nạn này. 2 tuần trước bầu cử, Bộ Tư pháp tuyên bố bắt giữ 3 quan chức của cơ quan này sau khi một cuộc điều tra phát hiện bằng chứng hối lộ. Tình trạng tham nhũng tràn lan khiến cho 57% người dân Panama khi được hỏi coi đây là vấn đề lớn nhất của đất nước. Dĩ nhiên, đó không phải là vấn đề duy nhất.
Panama là đất nước có khoảng cách giàu nghèo chênh lệch rất lớn. Ngân hàng Thế giới coi đây là quốc gia bất bình đẳng thứ ba ở Mỹ Latinh, sau Brazil và Colombia. Mặc dù sở hữu nền kinh tế có giá trị hơn 50 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người tới 25.000 USD thì 12,9% người dân Panama vẫn sống trong cảnh nghèo đói với thu nhập dưới 5 USD/ngày. Theo Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về Châu Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), còn khoảng 5% dân số Panama không được tiếp cận với các dịch vụ nước và vệ sinh cơ bản. Panama được biết tới là "thiên đường trốn thuế" với nguồn lợi chỉ rơi vào tay một nhóm nhỏ người cộng tác với các công ty nước ngoài, đặc biệt là giới chính trị. Họ lại thường dùng chính tiề.n này để mua phiếu bầu của dân chúng.
Một cuộc tranh luận trên truyền hình giữa các ứng viên tổng thống.
Nhà khoa học chính trị Claire Nevache nói: "Thật bất thường khi thấy một người đội mũ vận động tranh cử hoặc mặc áo phông phát tài liệu quảng cáo trên đường phố mà không được trả tiề.n". Vấn đề bắt nguồn từ khoảng cách giàu nghèo giữa những người Panama, sự nghèo đói khiến một số công dân phải tìm kiếm sự ưu ái từ các chính trị gia. Trong một báo cáo sau cuộc bầu cử năm 2019, Tổ chức Minh bạch Quốc tế ước tính rằng 23% người Panama đã được đưa một số hình thức hối lộ để đổi lấy phiếu bầu của họ.
Phần lớn các ứng viên tổng thống cũng đều là những gương mặt bảo thủ với quan điểm cũ kỹ. Tuy nhiên, bất kỳ ai trong số họ ngồi vào ghế tổng thống trong 5 năm tới cũng đều gặp rắc rối lớn từ Quốc hội chia rẽ bậc nhất thế giới khi 127 ứng viên độc lập ra tranh cử 51 ghế trong Quốc hội không nhận sẽ trung thành với bất kỳ đảng phái nào.
3. Một điều đặc biệt của bầu cử tổng thống ở Panama tháng 5 này đó là sẽ chỉ có một vòng bầu cử duy nhất với ứng viên nhận được nhiều phiếu nhất dành chiến thắng. Với một nhiệm kỳ 5 năm không được tái cử ngay lập tức, bất cứ ai ngồi vào ghế tổng thống đều có thể không phải là sự lựa chọn của đa số. Và, thực tế, không ai trong số họ thực sự làm cho người dân cảm thấy thỏa mãn.
Người dân Panama ủng hộ quyết định đóng cửa mỏ đồng do những tác động môi trường.
8 ứng cử viên đang cạnh tranh cho vị trí của tổng thống sắp mãn nhiệm Laurentino Cortizo đều là những gương mặt quá quen thuộc. Nổi bật nhất trong số đó là ông Jose Raul Mulino, cựu Bộ trưởng An ninh, người đã tham gia cuộc đua thay thế cựu Tổng thống Ricardo Martinelli.
Ông Martinelli trước đây là người dẫn đầu, cho đến khi bị kết án vào tháng 3/2024 vì tội rửa tiề.n khiến chiến dịch tranh cử của ông trở nên bất hợp pháp theo luật Panama. Ông Mulino, người bạn đồng hành cũ đã thay ông Martinelli tiến hành cuộc đua và hiện dẫn đầu. Một cuộc thăm dò cuối tháng 4 từ cơ quan nghiên cứu Gallup đã xếp ông Mulino ở vị trí dẫn đầu với 29% sự ủng hộ của cử tri.
Người đứng thứ hai trong cuộc tranh cử là Martín Torrijos, một cựu tổng thống khác, với 14% cử tri ủng hộ ông. Ngay cả phó tổng thống hiện tại, ông José Gabriel Carrizo, cũng tham gia cuộc đua, mặc dù các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông tụt lại phía sau với chỉ 5% tỷ lệ ủng hộ. Các ứng viên còn lại đều là những cựu quan chức cấp cao của chính phủ. Nhà kinh tế học Maribel Gordón, một người đại diện cho cánh tả nhận được nhiều hy vọng nhưng tiếng nói của ông quá nhỏ bé trên chính trường Panama vốn đầy rẫy tham nhũng. Dựa trên những cáo buộc chính thức, hơn nửa số ứng viên đều liên quan tới một vụ án tham nhũng lớn nào đó trong vài năm qua.
Mặc dù vẫn còn 22% người dân được hỏi chưa biết bỏ phiếu cho ai nhưng dường như chiến thắng của ông Mulino là có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, khác với những cuộc bầu cử trước, năm nay, hầu hết các ứng cử viên cũng đã cảm nhận được sức ép lớn từ người dân sau những cuộc biểu tình lịch sử vào năm 2022. Giới trẻ Panama đang bất mãn đòi sửa đổi hiến pháp. Một số ứng viên cũng tỏ vẻ sẵn sàng đáp ứng yêu cầu này dù không ai nói rõ kế hoạch của mình.
Tuy nhiên, cũng như phần lớn những nhà quan sát, cựu Bộ trưởng Tài chính Cortes nghi ngờ hiến pháp mới sẽ giải quyết được vấn đề của Panama. Ông nói: "Khuôn khổ pháp lý mới không phải là liều thuố.c thần kỳ cho tình trạng bất bình đẳng quá mức và tình trạng thiếu cơ hội cho giới trẻ", nhưng "Phần lớn người dân tin rằng những vấn đề lớn nhất của đất nước có thể được giải quyết bằng thay đổi hiến pháp. Đó là lý do tại sao các chính trị gia đề nghị nó, bởi vì người dân yêu cầu nó". Thế là một cuộc bầu cử cứ diễn ra với những chờ đợi đổi thay không rõ ràng
Những cơn sóng gió của người Do Thái ở Argentina Nhân vật Yosi được trình chiếu trong phim trên chương trình Amazon Prime, là câu chuyện vạc.h trầ.n những hậu quả nguy hiểm của chủ nghĩa bài Do Thái phi lý, cũng như gã mật vụ không có gốc Do Thái đã bày tỏ sự ăn năn về hành động của mình một thời trên đất nước Nam Mỹ tuyệt đẹp - Arghentina....