Mỹ trang bị vũ khí laser cho tiêm kích thế hệ 6
Dù thế hệ thứ 5 mới trong giai đoạn sản xuất và hoàn thiện nhưng Mỹ đã chuẩn bị cho sự ra đời của chiếc chiến đấu cơ thế hệ thứ 6.
Lực lượng không quân Mỹ, dù thế hệ máy bay thứ 5 đang trong tiến trình sản xuất và hoàn thiện, đã bắt đầu nghiên cứu về khả năng chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ thứ 6.
Ngoài những tính năng thông thường như siêu cơ động, mang theo nhiều loại vũ khí, sử dụng công nghệ tàng hình, các chuyên gia còn có ý định lắp đặt trên máy bay vũ khí năng lượng định hướng – pháo laser để tiêu diệt các mục tiêu trên không và trên mặt đất.
Phòng nghiên cứu phát triển vũ khí Không quân Mỹ đã tuyên bố nhận các hồ sơ nghiên cứu chế tạo và phát triển vũ khí laser 3 loại khác nhau từ các công ty tư nhân. Thông tin được công bố trên website đặt hàng chính thức của chính quyền Mỹ.
Phát ngôn viên của Không quân Mỹ tuyên bố, đơn đặt hàng nghiên cứu chế tạo và phát triển đặt ra mục đích chế tạo 3 loại vũ khí laser: laser công suất thấp gây nhiễu cho các đài radars đối phương, laser công suất trung bình nhằm tiêu diệt các tên lửa phòng không và laser công suất lớn tấn công các mục tiêu trên không và trên mặt đất.
Đồ họa máy bay thế hệ thứ 6 của Mỹ
Video đang HOT
Các chuyên gia quân sự Mỹ đang cố gắng tiến hành các thử nghiệm đầu tiên của công nghệ laser vào tháng 10/2014. Năm 2022 bắt đầu thử nghiệm trên thao trường các vũ khí laser tiêu diệt mục tiêu thực.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã nghiên cứu khả năng sử dụng thiết bị phát xạ laser như một vũ khí tiềm năng trong thời gian dài. Cho đến thời điểm hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực phát triển các pháo laser cho các chiến hạm trên biển.
Người Mỹ hy vọng vào năm 2014, vũ khí laser chính thức lần đầu tiên sẽ được lắp đặt và thử nghiệm trên tàu đổ bộ hạng nặng LPD-15 Ponce, được chuyển đổi thành căn cứ nổi thử nghiệm vũ khí trang bị đặc biệt của Hải quân Mỹ.
Theo tuyên bố của đại diện chính thức Hải quân Mỹ – Phó Đô đốc Matthew Klunder, giá thành của nguyên mẫu pháo laser, có khả năng tiêu diệt các máy bay không người lái có giá khoảng 30 triệu đô la Mỹ, giá của một lần bắn laser là 1 đô la.
“Các bạn hãy thử so sánh, hải quân sẽ phải phóng các tên lửa đánh chặn có giá trị hàng trăm nghìn đô la để tiêu diệt một máy bay không người lái và các bạn sẽ hiểu ưu thế tuyệt đối của loại vũ khí mới này, nó sẽ đưa các phương tiện bay của đối phương về 0 với giá rẻ nhất”, Klunder nói.
Mô hình vũ khí laser lắp trên máy bay cường kích F-111
Cơ quan phòng thủ tên lửa của Lầu năm góc cũng rất tích cực hoạt động trong lĩnh vực vũ khí mới này. Các chuyên gia của cơ quan này tích cực nghiên cứu lắp đặt đại bác laser hóa học ô xy – I ốt Chemical Oxygen Iodine Laser – COIL công suất lớn trên mũi chiếc máy bay Boeing 747, được chuyển hóa thành phòng nghiên cứu vũ khí laser nhằm tiêu diệt các tên lửa đạn đạo ở giai đoạn đầu của tiến trình phóng tên lửa.
Chương trình có tên là Airborne Laser đã được thử nghiệm thực tế hai lần, lần thứ nhất vào năm 2007 với laser công suất thấp, lần thứ hai vào đầu năm 2010 với công suất gần bằng công suất thực tế.
Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 6 được phát triển bởi liên doanh hai tập đoàn Boeing và Lockheed Martin. Theo kế hoạch, đến năm 2030 các máy bay này sẽ thay thế F-22 Raptor và máy bay tiêm kích trên tàu sân bay Hải quân Mỹ F/A-18E/F Super Hornet.
Trong tương lai, các cường quốc sẽ lao vào cuộc chạy đua vũ trang của vũ khí năng lượng định hướng, trong đó có vũ khí laser và các phương tiện phòng thủ trước những loại siêu vũ khí này.
Sau tên lửa đạn đạo, sẽ là các loại vũ khí hủy diệt có tốc độ ánh sáng. Tương lai của nhân loại chắc chắn sẽ bị đe dọa nghiêm trọng bởi một thế hệ vũ khí mới – vũ khí năng lượng định hướng.
Theo Công nghiệp quốc phòng Nga
Hải quân Mỹ sắp sử dụng vũ khí laser
Hải quân Mỹ xác nhận từ năm tới các loại vũ khí bắn tia laser sẽ được đưa vào sử dụng. Đây được khẳng định là loại vũ khí an toàn hơn và có chi phí thấp hơn vũ khí truyền thống với mỗi lần bắn chỉ tốn chưa tới 1 USD.
Hải quân Mỹ đang rất kỳ vọng vào loại vũ khí laser
Thông tin vừa được hãng tin AFP đăng tải dẫn thông báo của hải quân Mỹ. Theo đó hệ thống vũ khí laser sẽ được triển khai ngay trong năm tới, sớm 2 năm so với dự định. Hệ thống đầu tiên sẽ được gắn trên tàu USS Ponce, một tàu vẫn tải lưỡng dụng được thiết kế lại để trở thành một căn cứ nổi trên biển.
Đô đốc Matthew Klunder, người đứng đầu viện nghiên cứu hải quân Mỹ khẳng định chi phí của một lần bắn "năng lượng được định hướng" sẽ chưa tới 1 USD. "Hãy so sánh nó với mức hàng trăm nghìn USD của mỗi lần bắn tên lửa và mọi người có thể thấy được ưu điểm của hệ thống này", ông Klunder nói.
Văn phòng nghiên cứu hải quân (ONR) và Bộ chỉ huy các hệ thống trên biển của hải quân Mỹ đã thử nghiệm thành công việc bắn các tia laser năng lượng cao vào các mục tiêu di động gồm một chiếc tàu và một máy bay không người lái điều khiến từ xa.
"Tương lai chính là đây", sỹ quan Peter Morrision của ONR khẳng định. "Laser trạng thái rắn là một bước tiến lớn trong việc cách mạng hóa chiến tranh hiện đại với năng lượng được định hướng, cũng giống như khi người ta tìm ra thuốc súng ở kỷ nguyên của gươm và dao".
Laser hoạt động nhờ điện. Do đó vũ khí "có thể được bắn chừng nào vẫn còn điện" và an toàn hơn rất nhiều so với việc đem theo chất nổ trên các chiến hạm, ông Morrision tin tưởng.
Dù vậy, hiện không phải không có những hoài nghi. Tờ New York Timescho rằng Lầu năm góc "có một lịch sử dài tuyên bố thái quá" về các loại vũ khí được thử nghiệm. Các quan chức hải quân Mỹ thì thừa nhận rằng phiên bản mẫu hiện tại chưa đủ mạnh để bắn hạ các chiến đấu cơ hay tên lửa mặc dù đây là các mục tiêu dài hạn.
Theo Dantri
Lầu Năm Góc sẽ thử vũ khí laser mới trên chiến đấu cơ? Những vũ khí lasermới dùng trên chiến đấu cơ có thể bắt đầu được triển khai thử nghiệm vào năm 2014. Tia laser 150 kilowatt đại diện cho dòng vũ khí mới của quân đội Mỹ, có lợi thế nhỏ và nhẹ hơn các nguồn tạo tia laser hiện tại, theo Fox dẫn thông tin từ Cơ quan Các Dự án Nghiên cứu...