Mỹ trang bị tên lửa chống hạm mới cho tàu tuần duyên cỡ nhỏ LCS
Hải quân Mỹ vừa tiết lộ, họ sẽ trang bị cho chiếc tàu chiến cỡ nhỏ nhất của mình tên lửa chống hạm do Na Uy thiết kế.
Hải quân Mỹ vừa tuyên bố, tàu USS Freedom, một trong những chiếc tàu thuộc dự án “Tàu tuần duyên cỡ nhỏ” (LCS) sẽ được trang bị “tên lửa tấn công trên biển” (NSM) do Na Uy chế tạo.
Dự án LCS nhằm tạo ra các tàu tuần duyên hoạt động ven biển nhưng đang gặp rất nhiều vấn đề nan giải. Mỹ xây dựng LCS theo kiểu mô-đun để giúp nó dễ dàng biến đổi nhằm thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như chống tàu ngầm, chống tàu mặt nước và chống mìn.
8 năm sau khi chiếc tàu đầu tiên được hạ thủy, các mô-đun tách rời vẫn chưa được hoàn thành khiến LCS thành một nỗi thất vọng so với những gì đã quảng cáo.
Việc bổ sung thêm tên lửa NSM được cho là một biện pháp nhằm giúp nó giải quyết về vấn đề chống tàu chiến mặt nước.
Video đang HOT
Tàu USS Freedom của hải quân Mỹ
Được chế tạo bởi nhà thầu quân sự Kongberg, tên lửa NSM nặng khoảng 400kg, trong đó đầu đạn nặng 125 kg và tầm bắn là 170km. Tên lửa được trang bị đầu dò hình ảnh nhiệt, giúp nó có thể xác định và tấn công mục tiêu một cách chính xác.
Tên lửa NSM hiện đang được sử dụng trên các tàu hộ tống lớp Fritjof Nansen và tàu hộ vệ lớp Skjold của Na Uy, nó cũng có thể được bắn từ máy bay trực thăng hoặc các ống phóng từ mặt đất.
Khác với USS Freedom, tàu USS Coronado thuộc chương trình LCS, lại được trang bị phiên bản mới nhất của tên lửa Harpoon. Được giới thiệu lần đầu tiên vào đầu những năm 1970, tên lửa Harpoon đã được nâng cấp hệ thống kết nối dữ liệu và tầm bắn tăng lên gấp đôi lên ít nhất 150km.
Nhiều khả năng hải quân Mỹ đang muốn thử nghiệm cả 2 loại tên lửa để chọn ra một loại làm tiêu chuẩn chung cho toàn bộ hạm đội LCS.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc nâng cấp vũ khí cho hàng loạt tàu chiến cũ
Tàu chiến Trung Quốc được trang bị thêm tên lửa chống hạm, hệ thống phòng thủ tên lửa và vũ khí có độ chính xác cao.
Tàu khu trục tên lửa Thâm Quyến lớp 051B được nâng cấp hệ thống vũ khí. Ảnh:popsci.com
Hôm 4/5, Trung Quốc lắp đặt 32 ống phóng tên lửa thẳng đứng cho tàu khu trục tên lửa 6.100 tấn mang tên Thâm Quyến (Shenzhen), phục vụ trong hải quân từ năm 1998, theo Popsci.
Tên lửa đối không HQ-16 có tầm bắn 50 - 60 km, chuyên đối phó các mục tiêu tầm thấp và tầm cao trên không. Giới chuyên gia quân sự cho rằng đây là "tiến bộ quan trọng" của hải quân Trung Quốc, nâng cấp hỏa lực của tàu chiến đóng từ thế kỷ trước lên 4 lần, phạm vi chiến đấu của tên lửa tăng 16 lần.
Nhiều trang mạng Trung Quốc cho biết tàu Thâm Quyến được lắp tên lửa HQ-16B và HQ-16C, hai loại tên lửa đất đối không mới nhất. Ngoài ra, tàu còn được trang bị pháo Galting Type 1130 có khả năng bắn 10.000 phát mỗi phút. Đây là vũ khí giúp tăng cường khả năng chống tên lửa và phòng không tầm thấp.
Trung Quốc cũng nâng cấp vũ khí cho hai tàu khu trục tên lửa mang tên Hàng Châu (Hangzhou) và Phúc Châu (Fuzhou). Hai tàu này được Nga đóng từ thập niên 90 thế kỷ trước, sau đó bán cho Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc vẫn dựa vào hệ thống vũ khí Nga trên tàu, thêm vào các linh kiện do Trung Quốc sản xuất như hệ thống điện tử, hệ thống cảm biến và lắp thêm pháo, ống phóng tên lửa.
Tàu Hàng Châu được lắp từ 32 đến 48 ống phóng tên lửa đất đối không, hải đối đất. Hệ thống tháp pháo hai tầng AK-130 trên ba tàu được thay bằng pháo H/PJ-38 13 cm do Trung Quốc sản xuất. Hệ thống pháo này có lượng đạn ít nhưng tầm bắn xa hơn. Trung Quốc cũng thay 4 ống phóng tên lửa KT-190 sang loại tên lửa đối hạm YJ-12.
Giới chuyên gia quân sự cho rằng đây là cách lựa chọn có chi phí thấp nhưng ít nhiều tăng được năng lực tác chiến cho các tàu cũ của hải quân Trung Quốc. Đây là một phần trong chiến dịch cải tổ của quân đội Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đang muốn xây dựng một cấu trúc chỉ huy tương tự như Mỹ. Bất chấp việc Bắc Kinh tuyên bố giảm ngân sách quốc phòng xuống còn 7,6% so với 10% năm 2015, hải quân và không quân nước này lại được chú trọng đầu tư và phát triển.
Văn Việt
Theo VNE
Việt Nam có thực sự muốn mua tên lửa chống hạm BrahMos? Theo Sputnik, đại diện cao cấp của Việt Nam đã vào thăm khu trưng bày tên lửa chống hạm BrahMos do Nga - Ấn Độ sản xuất. Theo hãng thông tấn Sputnik (Nga), một số nước trong khu vực Đông Nam Á gồm Thái Lan, Việt Nam và Indonesia đang quan tâm tới việc mua tên lửa chống hạm BrahMos do liên doanh...