Mỹ trang bị hệ thống săn thủy lôi không cần chạm nước
Với hệ thống săn thủy lôi bằng laser trên không (ALMDS), Hải quân Mỹ có thể vô hiệu mìn biển mà không cần chạm nước.
Những khả năng tối tân của hệ thống ALMDS được biết đến nhiều trong cuộc tập trận BALTOPS 2019 hồi giữa năm 2019 với sự tham gia của Hải quân Mỹ và một số đồng minh châu Âu. Cuộc tập trận được thực hiện trên Biển Baltic.
Cùng với ALMDS, Hải quân Mỹ cũng đưa một hệ thống được mệnh danh là “sát thủ” săn thủy lôi khác là AQS-24A tham gia cuộc tập quy mô lớn này.
Hệ thống ALMDS trên trực thăng Mỹ.
Theo những thông tin được công bố, hệ thống dò tìm thủy lôi bằng laser ALMDS là một hệ thống phát hiện thủy lôi nhờ có chức năng phát ra các tia laser công suất cao, hướng liên tục xuống mặt biển và cảm biến hình ảnh được truyền về trung tâm.
Video đang HOT
Khi tác chiến, cả 2 hệ thống này phối hợp với nhau để săn tìm mục tiêu. Hệ thống này có khả năng phát hiện thủy lôi nổi và bãi đậu tàu thuyền. Hai hệ thống phát hiện thuỷ lôi sẽ cung cấp cho Hải quân Mỹ năng lực phát hiện thuỷ lôi đặt trên máy bay trực thăng để phát hiện các mục tiêu từ trên mặt biển đến đáy biển một cách hoàn hảo.
Việc Mỹ dùng những hệ thống khí tài tối tân trong cuộc tập trận tại Baltic cho thấy sự khó lường của vũ khí này. Bởi theo nhận định của trang Defence-blog, không phải tàu ngầm hay tàu chiến mà chính những quả thủy lôi mới là loại vũ khí khiến thủy thủ các nước sợ hãi nhất trong những trận hải chiến.
Mặc dù các tàu ngầm, tàu chiến trên mặt nước và máy bay thường thu hút sự chú ý của giới báo chí trong các trận hải chiến trên biển, thế nhưng trên thực tế những quả thủy lôi mới là mối nguy hiểm lớn nhất đối với bất cứ con tàu nào trên biển.
So với các loại vũ khí trên biển khác, thủy lôi có chi phí triển khai ít tốn kém nhất, chúng có thể hoạt động trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm liền và kiểm soát được một vùng nước nhất định trong khi không cần tới bất cứ người lính hay tàu chiến nào để canh gác.
Chính thế mạnh và sự khó lường của thủy lôi đang khiến không chỉ Hải quân Mỹ lo lắng và tìm cách đối phó. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có số lượng khiêm tốn hệ thống ALMDS được đưa vào trang bị trong Hải quân Mỹ.
Đan Nguyên
Theo baodatviet.vn
Dịch tả lợn châu Phi sẽ khiến 1/4 số lợn trên thế giới đã chết
Theo The Guardian, Tổ chức thú y thế giới (World Organisation for Animal Health) dự báo, khoảng 1/4 số đầu lợn trên thế giới sẽ chết do dịch bệnh tả lợn châu Phi mà tác nhân gây bệnh là vi rút dịch tả lợn châu Phi (African swine fever (ASF).
Vi rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi đã được xác định ở 50 quốc gia, bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Ba Lan, Nga, Philippines và Bỉ - Ảnh: Flickr
Sốt lợn châu Phi là một bệnh do vi rút được biết đến từ đầu thế kỷ 20 khi lợn nhà được mang đến Nam Phi đã nhiễm vi rut từ lợn hoang châu Phi. Bệnh lần đầu tiên xâm nhập vào châu Âu năm 1957 và sang Mỹ năm 1971.
Vi rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn tồn tại trong một phạm vi nhiệt độ rộng, có khả năng chống khô và đóng băng, vì vậy, nó có thể được lưu giữ trong thịt chế biến tới vài tháng và trong thịt lợn đông lạnh đến vài năm. Thông thường, bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh hoặc xác lợn chết, cũng như qua vết cắn của ve.
Ở dạng cấp tính của bệnh, hơn 90% lợn nhiễm bệnh chết, còn ở dạng mạn tính - 50%. Hiện nay, vẫn không có vắc xin cho bệnh dịch tả lợn châu Phi và không có phương pháp điều trị hiệu quả. Thông thường, để ngăn chặn sự lây lan của bệnh trong trường hợp phát hiện động vật bị bệnh, tất cả lợn trong trang trại đều bị diết và chết được tiêu huỷ. Đối với con người, căn bệnh này không nguy hiểm.
Năm 2018, một trận dịch tả lợn châu Phi nghiêm trọng đã bùng phát ở Trung Quốc, cũng lan sang Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam. Có tới 100 triệu con lợn đã chết ở Trung Quốc trong một năm. Một đợt bùng phát khác trong vài năm qua đã tiếp tục ở Đông Âu, bao gồm cả Nga. Còn ở Tây Ân, năm 2018, một trận dịch bệnh đã đánh vào những con lợn rừng Bỉ.
Phó chủ tịch Tổ chức thú y thế giới, tiến sĩ Mark Schipp tuyên bố rằng, dịch tả lợn châu Phi đã trở thành "mối đe dọa lớn nhất" hiện nay. Theo ông, sự lây lan của căn bệnh này ở Trung Quốc, nơi có một nửa số vật nuôi trên thế giới, đã gây ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Ông lưu ý rằng việc lợn chết ồ ạt ở Trung Quốc đã dẫn đến việc mua thịt lợn ở nước ngoài tăng lên, vì Trung Quốc cũng là nước dẫn đầu về tiêu thụ thịt lợn và việc kiểm soát vệ sinh không đầy đủ khiến xuất khẩu thịt lợn trở thành phương thức lây truyền bệnh qua biên giới các quốc gia.
Tình hình sẽ trở nên trầm trọng hơn, khi Trung Quốc mất tới 350 triệu con lợn trong năm nay. Tiến sĩ Mark Schipp nói rằng các nhà khoa học trên thế giới đang cố gắng tạo ra một loại vắc xin để ngăn chặn vi rút gây bệnh, nhưng cho đến nay nhiệm vụ này vẫn chưa được hoàn thành.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Nga trục vớt "siêu phẩm" của phát xít Đức dưới đáy biển Crimea Quân đội Nga vừa kéo một StuG III - khẩu pháo tự hành được phát xít Đức ưa chuộng nhất nằm dưới đáy biển Crimea 76 năm sau khi một tàu chở hàng mang theo 12 khẩu StuG III, 2 khu trục hạm Jagdpanzer bị đắm trong Thế chiến II. Cảnh trục vớt StuG III của phát xít Đức Ngày 23/11/1943, một tàu...