Mỹ trải qua làn sóng nhập cư lớn nhất trong lịch sử
Sau khi phân tích các dữ liệu của Chính phủ Mỹ, ngày 11/12, thời báo New York Times công bố báo cáo cho thấy làn sóng nhập cư một vài năm trở lại đây có quy mô lớn nhất trong lịch sử Mỹ, vượt qua đợt bùng nổ nhập cư vào cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900.
Người di cư vượt sông Rio Bravo ở biên giới Mỹ – Mexico. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, lượng người di cư ròng hằng năm – số người nhập cư trừ đi số người rời khỏi đất nước – trong giai đoạn 2021 – 2023 vào khoảng 2,4 triệu người. Tổng lượng di cư ròng trong thời gian chính quyền Joe Biden nắm quyền có khả năng vượt ngưỡng 8 triệu người.
Báo cáo nhấn mạnh con số này phản ánh tốc độ tăng nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào khác được ghi nhận, bao gồm cả những năm cao điểm trên Đảo Ellis, khi hàng triệu người châu Âu đến Mỹ. Ngay cả khi tính đến dân số Mỹ lớn hơn hiện nay thì đợt tăng gần đây là đợt tăng nhanh nhất kể từ ít nhất năm 1850.
Các con số trong phân tích của New York Times bao gồm cả những trường hợp nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp. Theo báo cáo của ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs dựa trên dữ liệu của Chính phủ Mỹ, khoảng 60% trường hợp nhập cư vào nước này kể từ năm 2021 là theo diện bất hợp pháp.
Tổng số lượng người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp đã khiến tỷ lệ dân số Mỹ từng được sinh ra ở một quốc gia khác đạt mức cao mới là 15,2% vào năm 2023, tăng so với mức 13,6% năm 2020. Mức cao trước đó là 14,8% được ghi nhận vào năm 1890.
Chạy đua trước nỗi lo 'thương chiến thời Trump 2.0'
Các nước đang chuẩn bị biện pháp ứng phó kế hoạch đánh thuế toàn diện mà Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tuyên bố áp dụng sau khi nhậm chức.
Mục tiêu của ông Trump
Tổng thống đắc cử Trump vừa qua có tuyên bố khiến đồng minh lẫn đối thủ đứng ngồi không yên khi đe dọa sẽ đánh thuế 25% lên hàng hóa từ Canada và Mexico, thêm 10% đối với hàng hóa Trung Quốc. Mức thuế nhằm buộc các nước này mạnh tay hơn để ngăn chặn việc đưa chất gây nghiện fentanyl và người nhập cư trái phép vào Mỹ, theo AFP.
Trung Quốc được cho là nước lo ngại hơn hết bởi trước đó, ông Trump tuyên bố sẽ đánh thuế đến 60% lên hàng nhập khẩu từ nước này. Trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump áp thuế lên số hàng hóa trị giá hơn 360 tỉ USD của Trung Quốc. Chính quyền Joe Biden duy trì hầu hết thuế suất này và ban hành thêm các loại thuế mới đối với các lĩnh vực chiến lược như trí tuệ nhân tạo và năng lượng xanh.
Trung Quốc, Mexico, Canada cảnh báo sau khi ông Trump dọa tăng thuế ngay ngày đầu nhậm chức
Đã có những dấu hỏi về độ hiệu quả của chính sách thuế nhiệm kỳ đầu của ông Trump khi mức thu được của chính quyền liên bang Mỹ chưa bằng 0,3% GDP, theo ABC News. Tuy nhiên, thuế suất mới được dự báo có thể gây tác động lớn hơn nhiều.
Theo ước tính, nếu áp thuế toàn diện lên mọi hàng hóa Canada, Mexico và Trung Quốc, Mỹ sẽ thu được 266 tỉ USD tiền thuế, chưa trừ thiệt hại của việc đứt gãy thương mại hoặc các biện pháp đáp trả của những nước này. Một số nhà quan sát cho rằng mức thuế 60% sẽ tác động nặng nề đến ngành xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ, khiến các công ty từ lớn đến nhỏ đều không thể chống chịu
Xe chở hàng hóa từ Mexico chờ vào Mỹ ngày 26.11. ẢNH: REUTERS
Sẵn sàng đáp trả
Trong cuộc họp báo ngày 27.11, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cảnh báo sẽ đáp trả bằng cách tăng thuế nếu Mỹ triển khai kế hoạch của ông Trump. Bộ trưởng Kinh tế Mexico Marcelo Ebrard chỉ trích thuế suất của ông Trump là hành động "tự bắn vào chân mình" vì có thể khiến Mỹ mất 400.000 việc làm, gia tăng giá cả đối với người tiêu dùng Mỹ. Theo ông Ebrard, 88% xe bán tải bán tại Mỹ được sản xuất tại Mexico và giá xe sẽ tăng trung bình 3.000 USD nếu thuế mới được áp dụng.
Ông Trump phát biểu tại một hội thảo chính sách nông nghiệp tại bang Pennsylvania hồi tháng 9. ẢNH: REUTERS
Trong khi đó, chính quyền liên bang và thủ hiến 10 tỉnh bang tại Canada tuyên bố sẽ "đoàn kết và phối hợp" để đối phó thuế suất dự kiến của Mỹ, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland nói trong cuộc họp do Thủ tướng Justin Trudeau triệu tập. Hơn 20% dầu mỏ mà các hãng lọc dầu Mỹ xử lý được nhập khẩu từ Canada. Các nhà phân tích cảnh báo việc đánh thuế sẽ buộc những công ty lọc dầu Mỹ trả nhiều tiền hơn để nhập dầu hoặc tìm nguồn thay thế xa hơn, tốn kém hơn. Dù trường hợp nào xảy ra, người tiêu dùng Mỹ cũng sẽ chịu ảnh hưởng vì giá xăng dầu sẽ tăng lên.
Về phần Trung Quốc, nước này đã tìm cách đối phó với chính sách kinh tế của ông Trump trong những năm qua khi dịch chuyển và đa dạng hóa xuất khẩu sang các khu vực khác. Bên cạnh đó, các công ty Trung Quốc cũng tăng cường đầu tư sản xuất tại Đông Nam Á, châu Âu và Mỹ Latin để tránh thuế của Mỹ.
Dữ liệu hải quan của Trung Quốc cho thấy tỷ trọng hàng hóa nước này xuất sang Mỹ năm ngoái chỉ còn chiếm 15% tổng lượng xuất khẩu của Trung Quốc, trong khi năm 2018 là 19%. Giới quan sát dự báo Bắc Kinh có thể áp đặt một số hạn chế nhất định đối với các công ty có lợi ích kinh doanh lớn của Washington tại Trung Quốc để đáp trả.
Nhiều quan chức do ông Trump đề cử bị dọa giết
Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) ngày 27.11 cho biết nhiều quan chức được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử vào nội các chính quyền sắp tới đã bị dọa giết. Fox News dẫn nguồn tin cho hay con số lên đến cả chục người, gồm bà Elise Stefanik, người được chọn làm Đại sứ Mỹ tại LHQ; Bộ trưởng Quốc phòng được đề cử Pete Hegseth hay Giám đốc CIA được đề cử John Ratcliffe. FBI đang phối hợp điều tra ,trong khi Tổng thống Joe Biden đã được báo cáo và lên án bạo lực chính trị.
Số người nhập cư bất hợp pháp tại Anh cao nhất châu Âu Theo một nghiên cứu mới do các chuyên gia của Đại học Oxford dẫn đầu thực hiện, tại Anh hiện có khoảng 745.000 người nhập cư bất hợp pháp, vượt con số 700.000 người tại Đức và cao hơn gấp đôi so với 300.000 người ở Pháp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cứ 100 người đang ở Anh thì có một...