Mỹ trả lương cho thị trưởng Odessa, Ukraine đòi xóa nợ
Rút bài học từ câu chuyện Hy LạpEU, Ukraine đê nghi các chủ nợ lập tức xóa một phần lớn số nợ.
Mỹ trả lương cho thị trưởng Odessa, đào tạo cả nhân viên an ninh
RT dẫn dòng thông báo gây xôn xao mà cựu Tổng thống Georgia Mikhail Saakashvili, người đang giữ chức tân Thị trưởng vùng Odessa ở Ukraine viết trên trang cá nhân sau cuộc gặp với đại sứ Mỹ tại Ukraine Geoffrey Pyatt. Ông này tiết lộ chính phủ Mỹ sẽ trả lương cho mình.
Theo ông Saakashvili, cảnh sát bang California còn chịu trách nhiệm đào tạo cho các nhân viên an ninh ở vùng Odessa.
“Dưới sức ép từ chương trình chống tham nhũng tại Odessa, chính phủ Mỹ đã đồng thuận cung cấp khoản quỹ trả lương cho nhóm an ninh duới sự chỉ đạo của Mikhail Saakashvili”, ông Saakashvili viết trên facebook.
Hồi đầu tháng này, đại sứ Pyatt từng nhấn mạnh sự ủng hộ của Mỹ đối với tân Thị trưởng Saakashvili. “Washington giành sự ủng hộ hoàn toàn đối với ông Mikhail Saakashvili và nhóm của ông này. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ giúp họ thành công”, đại sứ Pyatt nhấn mạnh.
Tân Thị trưởng vùng Odessa ở Ukraine Mikhail Saakashvili.
Trong thời gian gần đây, chính quyền Mỹ cũng đã điều động các nhóm huấn luyện viên quân sự tới đào tạo cho lực lượng an ninh địa phương tại Ukraine.
Trong khi Mỹ điều động các nhóm huấn luyện viên quân sự tới đào tạo cho lực lượng an ninh địa phương tại Ukraine, thì lực lượng ly khai tại miền Đông nước này ấn định ngày bầu cử.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 6/7, người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng Igor Plotnitsky thông báo về ngày bầu cử địa phương.
Plotnitsky cho biết: “Tôi kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử địa phương để bầu ra người đứng đầu các thành phố ở Cộng hòa Lugansk vào ngày 1/11/2015 này”.
Ukraine không muốn kéo dài đàm phán với các chủ nợ
Trong khi đó, ngày 6/7, tờ The New York Times đăng bài viết có tiêu đề “Khac vơi Athens, Kiev không co y đinh đàm phán lâu dài với các chủ nợ quốc tế.”
Ukraine kiến nghị các chủ nợ xóa 40% nợ nước ngoài của nước này, bởi đo la khoản vay từ thời chính phủ của cựu Tổng thống Victor Yanukovych.
Ukraine không có ý định kéo dài đàm phán với các chủ nợ.
Bình luận về kết quả cuộc trưng cầu ở Hy Lạp, tơ bao Mỹ cho rằng mặc dù hiên rất khó để dự đoán hâu qua cua cuôc tranh cãi giữa Hy Lạp và EU, song Kiev cung la bên đang bị kìm kẹp trong cuộc đàm phán vơi cac chu nợ.
Ukraine đa rut ra bài học từ đo và đê nghi các chủ nợ lập tức xóa một phần lớn số nợ, đồng thời không muốn đê cuôc đam phan với các chủ nợ keo dai vô han.
Tuy Ukraine vẫn tiếp tục nhận được hỗ trợ tài chính từ Phương Tây, song chinh quyên Kiev cho rằng họ không nên thanh toán cac khoan nơ trong khi chiến sự vẫn tiếp diễn ở miền Đông đất nước.
Theo The New York Times, với sự giup đơ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Kiev cố gắng thuyết phục các chủ nợ nước ngoài xoa một phần sô nợ, vi nêu không thi kế hoạch đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng sẽ không thanh công và cuôc đàm phán với các nhà đầu tư sẽ keo dai vô han tương tự trường hợp Hy Lạp.
Ở một diễn biến khác, Ủy ban giám sát đặc biệt (SMM) thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho biết, tình hình chiến sự ở miền đông Ukraine có những dấu hiệu xấu đi trong tuần qua sau khi cả Kiev và lực lượng ly khai đều tập trung vũ khí ở khu vực giới tuyến.
Minh Khánh (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Việt Nam ký mua hai tàu chiến Gepard vào tháng 7?
Việt Nam và Nga được cho đang trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đàm phán về việc mua thêm hai tàu hộ vệ Gepard 3.9.
Việt Nam và Nga được cho đang trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đàm phán về việc mua thêm hai tàu hộ vệ Gepard 3.9.
Thông tin này mới được tờ báo Nga RBTH dẫn một nguồn tin thân cận xác nhận hôm 3/7.
Theo RBTH, dự kiến hợp đồng mua thêm hai tàu hộ vệ Gepard 3.9 nữa sẽ được hoàn thiện vào cuối tháng 7 năm nay. Nếu thành công thì đây sẽ là cặp tàu hộ vệ Gepard thứ ba được Việt Nam đặt mua từ Nga.
Tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng lớp Gepard của Hải quân Việt Nam.
Trước đấy, Việt Nam đã đặt mua 4 tàu Gepard do Nga sản xuất. Trong đó, đã có hai chiếc được chuyển giao cho Việt Nam và đi vào hoạt động, còn lại 2 chiếc nữa đang được lắp đặt vũ khí.
Hiện chưa rõ thời điểm chính xác khi nào Nga sẽ bàn giao nốt cặp tàu Gepard thứ hai trong hợp đồng cũ. Nhưng tờ TASS từ ngày 6/11/2014 đã tiết lộ, dự kiến cặp tàu Gepard này sẽ được chuyển cho phía Việt Nam vào cuối năm 2016.
Sau đó khoảng tháng 6/2015, Nga cho biết sẽ lùi hạn bàn giao cặp tàu chiến này đến năm 2017 hoặc 2018 do liên quan đến nguồn cung động cơ từ Ukraine.
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 Project 11661 đóng cho Hải quân Nhân dân Việt Nam có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài hơn 100m. Con tàu được trang bị hệ thống hiện đại, và tiếp tục được nâng cấp về sau.
Cụ thể, hai chiếc Gepard đầu tiên cung cấp cho Hải quân Việt Nam được trang bị tổ hợp pháo - tên lửa phòng không tầm thấp Palma-SU, tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E, hải pháo AK-176, pháo phòng không AK-630.
Hai chiếc tiếp theo đang hoàn thiện tại Nga trang bị hải pháo AK-176M, có bổ sung thêm các hệ thống săn tìm, chống tàu ngầm.
Trong khi, cặp thứ ba có khả năng sẽ được cải tiến hệ thống phòng không (loại tầm trung) hoặc dùng tổ hợp tên lửa chống hạm xa hơn, mạnh hơn Kh-35 Uran-E.
Đến nay phía Việt Nam cũng đã nhận 4 tàu ngầm lớp Kilo do Nga sản xuất và dự kiến sẽ nhận thêm 2 chiếc tàu ngầm cùng lớp nữa. Ngoài ra, RBTH cho biết, Việt Nam còn đang xem xét hiện đại hóa lực lượng không quân của mình.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Iran và nhóm P5+1 nỗ lực cho thỏa thuận cuối cùng Cuộc đàm phán giữa Iran và nhóm P5 1 (Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp và Đức) tại Vienna (Áo) về một thỏa thuận toàn diện đối với chương trình hạt nhân của Tehran sẽ kéo dài vài ngày nữa và các bên đều hy vọng có thể đạt được kết quả cuối cùng. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (thứ...