Mỹ trả đũa Nga vì Syria
Bộ Quốc phòng Mỹ hôm qua (13/11) tuyên bố, nước này đã quyết định hủy kế hoạch mua thêm những chiếc trực thăng chở hàng của tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga vì lý do Nga cung cấp vũ khí và đạn dược cho quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad.
Ảnh minh họa
Trước đó, Mỹ có kế hoạch mua thêm 15 chiếc trực thăng Mi-17 của Nga vào năm sau với tổng trị giá là 345 triệu USD. Số máy bay này sau đó sẽ được chuyển giao cho các lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan .
Tuy nhiên, cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Mỹ đã phản đối kế hoạch mua Mi-17 khi tình hình bạo lực ở Syria leo thang và quan hệ Nga-Mỹ xấu đi. Ngày càng có nhiều nghị sĩ đến từ hai đảng của Mỹ lấy lý do là Nga cung cấp vũ khí cho chính quyền Assad để không đồng ý cho Lầu Năm Góc xúc tiến kế hoạch mua máy bay Nga.
“Tôi hoanh nghênh quyết định của Bộ Quốc phòng Mỹ trong việc hủy bỏ kế hoạch mua thêm 15 chiếc trực thăng vận tải Mi-17 của tập đoàn Rosoboronexport. Làm ăn với nhà cung cấp trực thăng này là một chính sách tội lỗi về mặt đạo đức và với tư cách là một quốc gia, chúng ta không nên giúp đỡ cho các tội ác chiến tranh của Assad ở Syria “, Thượng nghị sĩ John Cornyn, bang Texas , cho biết trong một tuyên bố.
Ông Cornyn là người dẫn đầu trong nỗ lực phản đối Lầu Năm Góc mua trực thăng của Nga để triển khai ở chiến trường Afghanistan vì lý do Nga cung cấp vũ khí cho quân đội của Tổng thống Assad trong cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria.
Video đang HOT
Ông Cornyn là nhân vật lãnh đạo số 2 của Đảng Cộng hòa trong Thượng viện. Ông này cho biết, ông đã nhận được thông tin về quyết định của Lầu Năm Góc hồi tuần trước từ chính Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ashton Carter.
Nữ phát ngôn viên Lầu Năm Góc – bà Maureen Schumann cho biết, Bộ Quốc phòng đã đánh giá lại về hợp đồng Mi-17 và đã có tham vấn với Quốc hội. “Chúng tôi hiện tại không có kế hoạch mua thêm những chiếc Mi-17 từ Rosoboronexport ngoài những chiếc mà chúng tôi đã đặt trong hợp đồng trước đó”.
Giới chức quân sự Mỹ hàng đầu luôn khẳng định, những chiếc trực thăng vận tải của Nga là phù hợp một các lý tưởng cho người Afghanistan khi nước này đang xây dựng lại một lực lượng Không quân. Afghanistan cần một loại trực thăng đáng tin cậy và dễ sử dụng để vận chuyển binh lính trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Bộ Quốc phòng Mỹ vì thế đã trả hơn 1 tỉ USD từ năm 2011 để mua 63 chiếc Mi-17 cho Afghanistan.
Phản ứng của Nga
Phát ngôn viên Đại sứ quán Nga tại Mỹ – ông Yevgeniy Khorishko đã tìm cách nói giảm nhẹ về ảnh hưởng từ quyết định của Lầu Năm Góc. Ông này miêu tả, đó chỉ là một hành động đơn lẻ, không ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác quân sự và kỹ thuật giữa hai nước Nga, Mỹ.
Tập đoàn Rosoboronexport đầu tuần này vừa thông báo, 12 trong số những chiếc Mi-17 mà Mỹ đặt của Nga đã được chuyển giao cho Afghanistan trong tháng 10 vừa rồi. Chuyến hàng này phản ánh nỗ lực chung giữa Nga và Mỹ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Liên quan đến những chỉ trích của giới lãnh đạo Mỹ về việc Nga cung cấp vũ khí cho chính quyền Tổng thống Assad, Moscow nhiều lần nhấn mạnh, họ chỉ đang hoàn thành các hợp đồng đã ký kết từ trước với Syria và những mặt hàng quân sự mà Nga cung cấp cho Syria là phù hợp với luật quốc tế. Moscow cũng bày tỏ sự hoài nghi ngược lại về việc Mỹ cùng phương Tây đang hậu thuẫn cả về tài chính lẫn quân sự cho phe nổi dậy Syria – lực lượng được lập lên từ nhiều thành phần và được cho là có nhiều mục đích khác nhau.
Cuộc nội chiến ở đất nước Syria ngay từ khi nổ ra đã chứng kiến mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe cường quốc với một bên là Nga, Trung Quốc và bên kia là các cường quốc phương Tây do Mỹ dẫn đầu. Nếu như phương Tây luôn ủng hộ cho phe nổi dậy với mong muốn lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad thì Moscow và Bắc Kinh quyết liệt phản đối bất kỳ hành động can thiệp nào từ bên ngoài vào tình hình nội bộ Syria.
Nga và Trung Quốc đã 3 lần dùng quyền phủ quyết bác bỏ các nghị quyết do phương Tây đưa ra nhằm lên án chính quyền Assad, cáo buộc những nghị quyết đó thể hiện tính thiên vị khi chỉ “chĩa mũi tấn công” về phía chính phủ Syria mà không đả động gì đến phe nổi dậy – một lực lượng cũng phải chịu trách nhiệm về các cuộc bạo lực đẫm máu ở quốc gia Trung Đông này.
Cùng với đó, Nga và phương Tây thường xuyên chỉ trích qua lại lẫn nhau về việc cung cấp, hậu thuẫn vũ khí cho quân Assad và phe nổi dậy Syria .
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Trung Quốc sẽ trả đũa nếu Nhật bắn hạ UAV
Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố việc Nhật bắn hạ UAV sẽ bị coi là hành động chiến tranh và sẽ bị trả đũa.
Ngày 27/10, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo Nhật Bản rằng nếu nước này có bất cứ hành động nào bắn hạ máy bay không người lái (UAV) của Trung Quốc trên nhóm đảo tranh chấp Senkaku tại biển Hoa Đông, đó sẽ bị coi là hành động chiến tranh và sẽ phải hứng chịu đòn trả đũa của Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Geng Yansheng tuyên bố: "Nếu Nhật Bản có những động thái như vậy, đó sẽ là hành động khiêu khích nghiêm trọng đối với Trung Quốc và là một hành động gây chiến, nên Trung Quốc sẽ có những biện pháp thích đáng để trả đũa."
Lực lượng máy bay không người lái (UAV) hùng hậu của Trung Quốc
Tuyên bố này của Trung Quốc được đưa ra sau khi có thông tin chính phủ Nhật Bản đã phê chuẩn kế hoạch quốc phòng mới cho phép máy bay chiến đấu của nước này bắn hạ máy bay không người lái Trung Quốc trên không phận Nhật Bản.
Ông Geng tuyên bố: "Máy bay Trung Quốc chưa bao giờ xâm phạm không phận nước khác, và Trung Quốc không bao giờ cho phép máy bay nước khác xâm phạm không phận của mình."
Hiện cả Trung Quốc và Nhật Bản đang "đấu khẩu" về nhóm đảo tranh chấp Senkaku và quan hệ ngoại giao giữa hai nước về vấn đề tranh chấp lãnh thổ này đang rất căng thẳng. Trung Quốc vẫn một mực cho rằng việc các máy bay quân sự của nước này bay trên biển Đông Hải và nhóm đảo tranh chấp này là tuân thủ pháp luật quốc tế.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn giữ vững lập trường cứng rắn của mình và tuyên bố Nhật Bản sẵn sàng đứng ra làm người tiên phong chống lại ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực châu Á. Ông Abe đã ký thông qua Đạo luật Tự vệ trên không nhằm tăng cường bảo vệ chủ quyền lãnh hải và không phận của Nhật Bản trước những đe dọa ngày càng lớn từ phía Trung Quốc.
Theo Khám phá)
Philippines bấp bênh trên Biển Đông Thay vì điềm tĩnh và giữ thái độ trung lập vốn có về vấn đề Biển Đông, Mỹ vừa có động thái ủng hộ ngầm đối quyết định của Philippines khi kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế. Điều này cho thấy Washington không hề muốn Biển Đông trở thành của riêng Bắc Kinh. Nhưng sự ràng buộc trong quan hệ Mỹ-Trung...