Mỹ trả 12 căn cứ quân sự cho Hàn Quốc
Mỹ trả hàng loạt cơ sở quân sự không sử dụng cho Hàn Quốc, trong đó có căn cứ Yongsan vốn được coi là “cái gai” giữa lòng Seoul.
Washington thông báo trả 12 căn cứ quân sự trên lãnh thổ Hàn Quốc cho Seoul trong cuộc họp trực tuyến của Ủy ban Thỏa thuận Tình trạng Lực lượng ( SOFA) hôm 11/12. Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa thống nhất được trách nhiệm và phương án tẩy sạch môi trường tại những khu vực này, quan chức Hàn Quốc giấu tên cho hay.
Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ lần đầu bàn giao mặt bằng và các cơ sở tại tổ hợp quân sự Yongsan, nơi từng đặt bộ chỉ huy Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK). Yongsan là vùng đất ở trung tâm Seoul, nhưng không thuộc quyền kiểm soát của Hàn Quốc suốt gần 70 năm qua.
Tổng diện tích các căn cứ được Mỹ trao trả theo thỏa thuận là 145 hecta. Hàn Quốc dự kiến đặt một công viên quốc gia tại khu vực Yongsan.
Video đang HOT
Một góc căn cứ Yongsan. Ảnh: US Army .
Chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang thúc đẩy hoạt động trao trả sau khi nhiều cư dân lo ngại sự chậm trễ sẽ gây khó khăn cho những dự án phát triển bất động sản địa phương.
Washington đang triển khai 28.500 binh sĩ trên lãnh thổ Hàn Quốc để đối phó với mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. Yongsan được coi là đầu não của USFK nhưng cũng là nỗi xấu hổ với Hàn Quốc, nước duy nhất trên thế giới có quân đội nước ngoài đóng quân giữa lòng thủ đô.
Triều Tiên thường xuyên đưa Yongsan vào các chiến dịch tuyên truyền, coi đó là biểu hiện cho thấy Hàn Quốc đang là một phần thuộc địa của Mỹ.
Kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, các khu đô thị của Seoul dần mở rộng và bao trọn Yongsan. Chính phủ Hàn Quốc luôn muốn lấy lại quyền kiểm soát khu vực này, nhưng mãi đến năm 1990, tổng thống Hàn Quốc khi đó là Roh-Tae-woo, cựu tướng quân đội có quan điểm bảo thủ và thân Mỹ, mới đưa ra đề xuất di dời căn cứ Mỹ.
Đàm phán trao trả các căn cứ bắt đầu từ đầu thập niên 2000, trong bối cảnh nhiều căn cứ nằm tại những vị trí đắc địa và có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, hai bên vẫn bất đồng về nhiều vấn đề, chủ yếu là quy trình giải độc và xử lý ô nhiễm, cũng như tái bố trí lực lượng sau khi trao trả mặt bằng.
Bán đảo Triều Tiên nóng với cuộc chiến rải truyền đơn
Phía Triều Tiên dùng lời lẽ đanh thép để chỉ trích Hàn Quốc. Họ đang khẩn trương xúc tiến thả hơn 12 triệu truyền đơn xuống lãnh thổ Hàn Quốc.
Triều Tiên tuyên bố đang chuẩn bị tiến hành chiến dịch rải 12 triệu tờ rơi thông qua 3.000 quả bóng bay phát tán vào sâu bên trong Hàn Quốc. Đây là hành động nhằm trả đũa Hàn Quốc sau khi Triều Tiên cáo buộc nước láng giềng không ngăn cản những nhóm người đào tẩu Triều Tiên rải truyền đơn chống phá nước này ở khu vực biên giới.
Các truyền đơn mà Triều Tiên dùng để rải lên lãnh thổ Hàn Quốc. Ảnh: KCNA/Yonhap.
Theo hãng thông tấn Triều Tiên KCNA, các đơn vị xuất bản và in ấn tại thủ đô Bình Nhưỡng đã phát hành 12 triệu truyền đơn để "phản ánh sự phẫn nộ và thù hận của người dân ở mọi tầng lớp". Hàn Quốc sẽ bị tràn ngập bằng tờ rơi "chất đống cao như núi" với nội dung lên án Tổng thống Hàn Quốc và những kẻ đào tẩu người Triều Tiên.
Với lời lẽ đanh thép, phát thanh viên kênh truyền hình nhà nước KRT tuyên bố rằng Triều Tiên không ràng buộc với bất kỳ thỏa thuận liên Triều nào.
"Chúng tôi nhận thức việc rải truyền đơn là vi phạm thỏa thuận liên Triều, nhưng không có ý định xem xét lại hay thay đổi kế hoạch vào thời điểm quan hệ Triều Tiên- Hàn Quốc đã bị đổ vỡ. Với những sai trái mà phía Hàn Quốc đã làm, liệu họ có đám thốt ra những từ ngữ như "lấy làm tiếc" hay "vi phạm". Nếu họ đặt vào vị trí của chúng tôi, giới chức Hàn Quốc sẽ hiểu cách chúng tôi nhìn họ bằng sự căm ghét và họ sẽ hiểu sự xúc phạm là thế nào".
Trước đây, hai bên cũng đã tiến hành nhiều đợt rải truyền đơn chống phá lẫn nhau, phát loa lớn tuyên truyền qua biên giới, trong hàng chục năm. Tuy nhiên, sau cuộc gặp thượng đỉnh tháng 4/2018, và qua Tuyên bố Bàn Môn Điếm, hai nước đã nhất trí dừng "mọi hành động thù địch", trong đó có hoạt động rải truyền đơn. Lần này, mục đích của Triều Tiên là đáp trả hành động được cho là không tuân thủ thỏa thuận của phía Hàn Quốc.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngay lập tức kêu gọi Triều Tiên ngừng kế hoạch rải truyền đơn, cho biết kế hoạch là vi phạm thỏa thuận hai bên, không giúp giải quyết được những vấn đề giữa hai bên hiện nay mà còn "đổ dầu vào căng thẳng". Hàn Quốc cũng khẳng định sẽ xử lý nghiêm các nhóm dân sự rải truyền đơn xuống lãnh thổ Triều Tiên, đồng thời tăng cường kiểm soát các thị trấn sát biên giới liên Triều để ngăn hành vi này. Chính phủ Hàn Quốc cũng đang tìm cách ban hành luật cấm rải truyền đơn và yêu cầu truy tố hình sự 2 nhóm người đào tẩu tham gia hoạt động này. Tuy nhiên Bình Nhưỡng cho rằng việc làm của Hàn Quốc là quá muộn và chỉ mang tính chất bào chữa.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hiện tăng cao hơn bao giờ hết kể từ hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào tháng 4/2018 với việc Triều Tiên cắt đứt hoàn toàn các đường dây liên lạc và dùng thuốc nổ phá hủy Văn phòng liên lạc liên Triều, đe dọa sử dụng hành động quân sự, tái triển khai binh sỹ vào các khu vực giới tuyến. Triều Tiên cũng tuyên bố đang ngày càng xa rời trong mối quan hệ với Mỹ, khẳng định không có tiến triển nào trong mối quan hệ kể từ cái bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un ở Singapore cách đây 2 năm.
Giới phân tích tin rằng, những động thái liên tiếp của Triều Tiên thời gian qua nhằm tạo ra khủng hoảng và gây sức ép buộc Hàn Quốc, Mỹ phải có những nhượng bộ./.
Chiến dịch Mỹ giấu vũ khí hạt nhân giữa Bắc Cực Tháng 5/1959, hai sĩ quan Mỹ tiến hành đo đạc nhằm xây một cơ sở quân sự mới có tên Trại Thế kỷ bên dưới những lớp băng ở Greenland. Vị trí của Trại Thế kỷ nằm ở phía tây bắc đảo Greenland, lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch. Trên các bản tin công khai, dự án này được giới thiệu là...