Mỹ: TQ xây đảo nhân tạo hủy hoại môi trường Biển Đông
Việc Trung Quốc bồi lấp rạn san hô để xây đảo trái phép có thể giết chết san hô và thủy sản xung quanh khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, một báo cáo về môi trường của Mỹ vừa cho biết.
Trung Quốc xây dựng đường bằng trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam (Nguồn: Reuters)
Việc bồi lấp đảo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông có thể phá hủy các rạn san hô, khiến các loài thủy sản bị ảnh hưởng ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, khu vực phụ thuộc rất nhiều vào khai thác thủy sản. Hành động này của Trung Quốc cũng vi phạm luật pháp quốc tế về bảo vệ môi trường, theo một báo cáo gửi tới Quốc hội Mỹ.
“Quy mô và tốc độ hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, sự đa dạng sinh học của khu vực, và tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đến hệ sinh thái đã khiến những hành động của TQ đặc biệt được quan tâm”, một báo cáo được chuẩn bị cho Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ Trung cho biết.
Hành động phi lý của Trung Quốc đã làm dấy lên căng thẳng với các nước trong khu vực và Mỹ. Mỹ cho rằng Trung Quốc có thể đã quân sự hóa trái phép các đảo, gây cản trở giao thông hàng hải ở khu vực biển có hơn 5 nghìn tỉ USD giao thương đường biển mỗi năm. Các rạn san hô bị khai hoang để trở thành nơi đặt radar và sân bay quân sự.
Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam (Nguồn: Reuters)
Báo cáo cho biết tàu hút bùn của Trung Quốc đã bồi lấp trái phép khoảng 13 km2 rạn san hô, phá hủy san hô bên dưới. Tàu hút bùn cũng khuấy cát và bùn, ảnh hưởng trực tiếp đến đến mô của san hô và chặn ánh sáng mặt trời. San hô không thể tồn tại thiếu ánh nắng.
Video đang HOT
Cát và sỏi sẽ giết chết các loài cá hoặc đuổi chúng ra khỏi rạn san hô, báo cáo cho biết, trích dẫn lời John W. McManus, giáo sư sinh học biển và hệ sinh thái tại Đại học Miami. Sự tổn thương của san hô cũng có thể ảnh hưởng xấu đén các loài thủy sản ven biển.
San hô và thủy sản bị tàn phá nghiêm trọng do sự bồi lấp của Trung Quốc (Ảnh minh họa)
Trung Quốc đã không công bố đầy đủ thông tin về tác động của các hòn đảo nhân tạo này đến môi trường, tờ báo cáo gửi lên Ủy ban cho biết.
Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ Trung được Mỹ thành lập vào năm 2000 để điều tra và làm báo cáo hàng năm về tác động an ninh quốc gia với việc giao thương với Trung Quốc. Đăng tải báo cáo môi trường lên trang web của Ủy ban không yêu cầu chứng thực, báo cáo cũng cho biết thêm.
Theo Danviet
J-11 trái phép tại Phú Lâm hiện rõ trước vệ tinh Mỹ
Vệ tinh của ImageSat International (ISI) Mỹ vừa chup được hai chiếc tiêm kích J11 của Trung Quốc xuất hiện ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hãng tin Fox News cho biết những hình ảnh vệ tinh của ISI chụp được vào ngày 7/4 và đã được giới chức quốc phòng Mỹ xác nhận hôm 12/4, cho thấy hai chiến đấu cơ Trung Quốc Shenyang J-11 trên đảo Phú Lâm.
Đây là động thái mới nhất của Trung Quốc nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự trái phép ở đảo Phú Lâm, sau khi triển khai hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 ở đây.
Cộng đồng quốc tế đang quan ngại Trung Quốc sẽ dần kiểm soát Biển Đông nếu các hoạt động quân sự hóa của nước này vẫn tiếp diễn không kiểm soát. Các hình ảnh vệ tinh của ISI cũng cho thấy một hệ thống radar điều khiển bắn đã được lắp đặt trên đảo Phú Lâm. Hệ thống này sẽ giúp hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 của Trung Quốc đã được triển khai (phi pháp) ở đây.
Được biết, tiêm kích J-11 hiện được coi là vũ khí đóng vai trò chủ lực của Không quân Trung Quốc. Mặc dù vậy chiến đấu cơ này chỉ được coi là "hàng nhái kém chất lượng" của Su-27 với khả năng không hiệu quả như những gì truyền thông nước này mô tả.
Với nỗ lực biến J-11 thành hàng nội địa chất lượng cao, radar của J-11 được cải tiến có thể theo dõi đồng thời 10 mục tiêu.
Tuy nhiên, khi chọn 1 mục tiêu trong số 10 mục tiêu theo dõi để tấn công, radar nguyên bản sẽ mất tất cả 9 mục tiêu theo dõi còn lại, và phải khởi động lại một quá trình theo dõi khác sau khi tấn công. Thiết bị điều khiển bay được trang bị tổng cộng 2 màn hình hiển thị.
Cho dù được bổ sung thêm khả năng tấn công cường kích, J-11 vẫn không có khả năng cường kích đầy đủ như các mẫu máy bay chiến đấu mới, vì sự hạn chế của radar, các tên lửa không đối đất dẫn hướng bằng radar không thể lắp đặt trên máy bay này.
Bên cạnh đó J-11 nội địa vẫn còn mang nhiều lỗi đến mức từng có thời gian ngay cả lực lượng không quân và không quân hải quân của Trung Quốc cũng đã 2 lần từ chối trang bị.
Khi tham gia một cuộc diễn tập cùng quân đội Thái Lan năm 2015, các phi công Trung Quốc đã bị sốc khi nhận thấy tiêm kích J-11 của họ luôn cất cánh chậm hơn tới một phút so với phi cơ JAS 9 Gripen do Thụy Điển sản xuất được biên chế trong không quân Thái Lan.
Tuy nhiên, với tầm hoạt động của J-11 lên tới 1.500 km, và có thể bay xa hơn nữa nếu được gắn thêm thùng dầu phụ cùng với lượng bom đạn lớn, việc Trung Quốc đưa J-11 đến Phú Lâm của Việt Nam đang trở thành mối lo ngại lớn không chỉ đối với các nước trong khu vực.
Theo_Báo Đất Việt
TQ chấn động vụ tiêu thụ 2 triệu lọ vắc xin bẩn Vắc xin là một loại chế phẩm sinh học nhằm giúp con người dự phòng và đẩy lui bệnh tật. Vắc xin có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của con người. Vắc xin dùng để phòng dịch, nhưng đối với một số kẻ bất lương, nó là công cụ để kiếm tiền làm giàu, làm hại mọi người, chủ yếu...