Mỹ tốn 1,5 tỉ USD tháo dỡ tàu sân bay
Tàu sân bay hạt nhân đầu tiên trên thế giới USS Enterprise từng là niềm kiêu hãnh của hải quân Mỹ nhưng nay trở thành gánh nặng khó giải quyết.
Tàu USS Enterprise được đưa đến cảng Newport News vào năm 2013 ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH THE DRIVE
Sau gần 6 năm loại biên, tàu sân bay USS Enterprise của Mỹ vẫn đang nằm chờ tại cảng ở TP.Newport News, bang Virginia vì công tác tháo dỡ đang vướng nhiều tranh cãi về quy trình và chi phí. Theo tờ Navy Times, hải quân Mỹ vào năm 2013 chi 745 triệu USD (tương đương 17.000 tỉ đồng hiện nay) cho xưởng đóng tàu Newsport News thuộc Hãng Northrop Grumman nhằm đưa nhiên liệu hạt nhân khỏi tàu để chuẩn bị dừng hoạt động vĩnh viễn. Tuy nhiên, mãi đến tháng 4.2018 tàu mới được tuyên bố dừng hoạt động hoàn toàn. Quan chức John Markowicz thuộc Bộ Tư lệnh các hệ thống trên biển của hải quân Mỹ cho hay tàu vẫn nằm ở cảng ít nhất là đến năm 2021 vì vẫn chưa gút được phương án tháo dỡ. Trước đó, cả Ủy ban Pháp quy hạt nhân (NRC) thuộc chính phủ và Cơ quan phụ trách lò phản ứng hạt nhân (NR) của hải quân đều tỏ ra tránh né trách nhiệm giải quyết con tàu từng là biểu tượng cho sự vươn xa toàn cầu của Mỹ.
Theo luật, NR phụ trách xử lý mọi chương trình hạt nhân của hải quân còn NRC phụ trách các lò phản ứng, vật liệu và chất thải hạt nhân phi quân sự. Tuy nhiên, lý do hải quân không muốn phụ trách tháo dỡ tàu USS Enterprise vì các cơ sở của lực lượng này đang quá tải. Xưởng tháo dỡ và sửa chữa chính của hải quân ở bang Washington đang hoạt động hết công suất và nếu “ôm” thêm USS Enterprise thì sớm nhất phải đến năm 2034, công tác tháo dỡ mới có thể bắt đầu, theo Navy Times.
Chưa hết, Văn phòng Trách nhiệm giải trình của Chính phủ Mỹ (GAO) mới đây đưa ra báo cáo về 2 lựa chọn tháo dỡ con tàu. Theo đó, nếu giao cho xưởng của hải quân thì quá trình sẽ được thực hiện từ năm 2034 – 2044 với chi phí lên đến khoảng 1,55 tỉ USD. Trong khi đó, nếu để nhà thầu tư nhân phụ trách thực hiện thì sẽ mất
Video đang HOT
5 năm, từ 2024 – 2029, và chi phí khoảng 1,4 tỉ USD. Theo GAO, có thể chính phủ sẽ phải đề xuất để Quốc hội chọn lựa phương án. Theo các chuyên gia, dù trải qua nhiều năm và đồng tiền đã trượt giá nhưng chi phí tháo dỡ vẫn quá “khủng” so với chi phí đóng tàu ban đầu là hơn 451 triệu USD. Nghị sĩ Rob Wittman thuộc Ủy ban Quân vụ Hạ viện chỉ trích tình trạng bế tắc hiện nay gây tốn tiền thuế của nhân dân”, đồng thời kêu gọi hải quân nhanh chóng tìm ra biện pháp tháo dỡ tàu theo cách hiệu quả và chi phí thấp nhất. Theo Đài ABC, USS Enterprise sẽ là tàu sân bay hạt nhân đầu tiên trên thế giới được tháo dỡ và công tác tiến hành sẽ trở thành quy trình chung áp dụng cho các tàu sau này của Mỹ, trong đó có lớp Nimitz dự kiến “về hưu” trong vài năm tới.
Tàu sân bay USS Enterprise, số hiệu CVN-65, được đóng từ năm 1958 – 1961 và là tàu dài nhất thế giới vào thời điểm đó (342 m). Tàu được trang bị 8 lò phản ứng hạt nhân, 4 lò hơi với trọng lượng toàn bộ khoang động cơ là 27.000 tấn. Tàu có lượng choán nước hơn 84.600 tấn, tốc độ có thể đạt đến hơn 62 km/giờ và chở tối đa 90 máy bay. Tàu được đưa vào biên chế năm 1961, từng tham gia sự kiện Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 rồi gia nhập Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương vào năm 1965. Đến năm 2001, tàu tham gia cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq trước khi rời biên chế năm 2012. Tên con tàu sẽ được sử dụng lại cho tàu sân bay thứ ba thuộc lớp Gerard R.Ford, số hiệu CVN-80, dự kiến hoạt động từ năm 2027.
Theo TNO
Mỹ "đau đầu" vì khoản phí hơn 1 tỷ USD tháo dỡ tàu sân bay hạt nhân
Một cơ quan chính phủ Mỹ cho biết chi phí tháo dỡ tàu sân bay USS Enterprise có thể bị đẩy lên trên 1 tỷ USD do các vấn đề liên quan tới việc xử lý lò phản ứng hạt nhân của tàu. Mỹ đã "chần chừ" trong suốt thời gian qua để tìm phương án tối ưu nhất cho số phận của tàu sân bay này.
Tàu sân bay USS Enterprise (Ảnh: US Navy)
Văn phòng Kiểm toán chính phủ Mỹ (GAO) ngày 2/5 công bố một bản báo cáo, khuyến nghị quốc hội Mỹ nên tham gia vào việc đưa ra quyết định xử lý lò phản ứng hạt nhân trên tàu sân bay USS Enterprise sau khi tàu này bị loại khỏi biên chế. Theo GAO, chi phí tháo dỡ tàu có thể lên tới hơn 1 tỷ USD.
Kể từ khi ngừng hoạt động vào năm 2012 và bị cho "về hưu" vào năm ngoái, USS Enterprise hiện đang nằm "đắp chiếu" chờ ngày số phận định đoạt tại Nhà máy đóng tàu Hải quân Puget Sound, Washington.
GAO cảnh báo rằng việc tháo dỡ và xử lý hạt nhân của con tàu có thể ngốn từ 1-1,55 tỷ USD. Theo kế hoạch hiện tại, các công nhân nhà máy Puget Sound sẽ phụ trách xử lý 8 lò phản ứng hạt nhân, còn một nhà thầu tư nhân sẽ xử lý phần phi hạt nhân của con tàu.
Theo ước tính của GAO, nếu Mỹ khoán trọn vẹn việc này cho các nhà thầu tư nhân, bao gồm phần xử lý hạt nhân, chi phí sẽ dao động từ 750 triệu tới 1,4 tỷ USD.
Tuy nhiên, văn phòng phụ trách lò phản ứng của hải quân Mỹ (NR) và Uỷ ban Pháp quy hạt nhân Mỹ (NRC) đã không đạt được sự đồng thuận về việc xử lý phần hạt nhân, vốn nếu không được thao tác cẩn thận có thể gây tổn hại rất nghiêm trọng. Trong khi NR ủng hộ phương án để nhà thầu tư nhân thực hiện toàn bộ thì NRC lại chọn phương án hiện tại, cho rằng họ sẽ chịu trách nhiệm với phần xử lý các lò hạt nhân.
Hiện GAO đang yêu cầu quốc hội Mỹ xem xét lại toàn bộ phương án và cho phép NR hợp tác với NRC tìm cách giảm khoản chi phí "khổng lồ".
Theo kế hoạch hiện tại, chất thải hạt nhân sẽ được chôn ở bãi Hanford của Bộ Năng lượng ở bang Washington. Còn kế hoạch thuê nhà thầu tư nhân xử lý hoàn toàn, hiện chưa rõ chất thải hạt nhân sẽ được đưa đi đâu.
USS Enterprise là tàu sân bay năng lượng hạt nhân đầu tiên của hải quân Mỹ, gia nhập biên chế vào năm 1961 với chi phí xây dựng tương đương 3,9 tỷ USD (quy đổi theo tỷ giá hiện tại).
Đây là tàu sân bay đầu tiên và duy nhất thuộc lớp Enterprise và cũng là tàu hải quân dài nhất từng được chế tạo. Trong 51 năm phục vụ, tàu sân bay này đã di chuyển hơn 1,6 triệu km trên toàn thế giới.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Dailymail
Trung Quốc ráo riết đóng tàu sân bay hạt nhân mạnh ngang ngửa Mỹ Trung Quốc đang tìm cách theo bước chân của Nga để tạo ra một tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân dấy lên nghi vấn rằng đây là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang tiến gần hơn với việc tạo ra một tàu sân bay hạt nhân. Cụ thể, theo Sputniknews, truyền thông Trung Quốc cho biết, nghành công nghiệp...