Mỹ “tố” Trung Quốc xây 7 căn cứ quân sự mới ở Biển Đông
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris, ngày 14/2 cảnh báo, Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh quân sự với việc đơn phương xây dựng 7 căn cứ quân sự mới ở Biển Đông.
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris (Ảnh: Reuters)
“Trung Quốc đang tìm cách tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực hàng hải tranh chấp bằng cách tăng cường quân sự hóa những căn cứ nhân tạo của họ”, hãng tin Kyodo dẫn lời Đô đốc Harris trong một phiên điều trần trước Ủy ban quân vụ Hạ viện Mỹ hôm qua 14/2.
Ông Harris cho biết thêm, các căn cứ mới này gồm nhà chứa máy bay, trại lính, hệ thống radar, địa điểm bố trí vũ khí và đường băng dài 3 km. Bắc Kinh lớn tiếng tuyên bố chủ quyền với hầu hết khu vực Biển Đông, một tuyến đường biển quốc tế quan trọng. Đô đốc Harris cho rằng, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông và Hoa Đông, “thông qua sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự để phá vỡ trật tự quốc tế mở và tự do”.
Cũng nhân dịp này, ông Harris một lần nữa khẳng định mối quan hệ đồng minh vững chắc giữa Mỹ với Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trước đó, báo Inquirer của Philippines đăng tải ảnh chụp vệ tinh cho thấy, Trung Quốc dường như đang biến 7 bãi đá trên quần đảo Trường Sa trở thành “các pháo đài quân sự có đường băng và tháp quan sát”. Cũng theo báo này, Bắc Kinh bắt đầu quân sự hóa khu vực tranh chấp trên Biển Đông từ hồi nửa cuối năm ngoái. Theo giới quan sát, việc Trung Quốc tiếp tục trái phép xây dựng trên Biển Đông có thể làm xói mòn niềm tin giữa các bên có liên quan và có thể gây nên căng thẳng trong khu vực.
Video đang HOT
Minh Phương
Theo Dantri/ Kyodo
Trung Quốc nghe lén Mỹ ở Guam như thế nào?
Mạng lưới cảm biến Trung Quốc rải trên biển gần căn cứ Mỹ ở vùng biển Tây Thái Bình Dương được cho là động thái giám sát hoạt động tàu ngầm, các nhà phân tích nhận định.
Căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Trung Quốc đã đặt hai cảm biến âm thanh tại vùng biển chiến lược gần đảo Guam, căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Thiết bị hiện đại này được cho là có khả năng thu thập tín hiệu âm thanh trong phạm vi 1.000km và có thể sử dụng cho công tác nghiên cứu khoa học như theo dõi động đất, bão và cá voi.
Nhưng các chuyên gia phân tích cho rằng, cảm biến hoàn toàn có năng theo dõi hoạt động của tàu ngầm từ khu vực Biển Đông và tín hiệu tàu ngầm gửi về căn cứ trên đảo Guam.
Các thiết bị theo dõi tối tân của Trung Quốc đã hoạt động từ năm 2016 nhưng thông tin chi tiết mới chỉ được Học viện Khoa học Trung Quốc công bố hồi tháng này.
Hai cảm biến được đặt ở khu vực biển chỉ cách đảo Guam lần lượt 300km và 500km. Cảm biến âm thanh hiện đại của Trung Quốc hoàn toàn có khả năng thu thập tín hiệu liên lạc của tàu ngầm, một chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên nói.
Nội dung của tín hiệu được mã hóa, nhưng việc thu thập những tín hiệu này có thể đem lại những thông tin giá trị về hoạt động của tàu ngầm.
Một chuyên gia Mỹ nói trên SCMP rằng, đây là hoạt động thông thường của một quốc gia đang ngày càng cải thiện năng lực hải quân.
Mỹ hiện duy trì sự hiện diện của đông đảo các tàu ngầm tấn công hạt nhân ở Guam.
"Trung Quốc đang trở thành cường quốc và hành động giống như vậy", James Lewis, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, Mỹ nói. "Cường quốc quân sự nào cũng rải cảm biến dưới đáy đại dương để phục vụ tác chiến chống ngầm".
Căn cứ trên đảo Guam hiện là nơi Mỹ duy trì hạm đội tàu ngầm hùng hậu, bao gồm tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Angeles như USS Oklahoma, USS Chicago, USS Key West và USS Topeka.
Từ Guam, cách nhanh nhất để các tàu ngầm này đến Biển Đông là đi qua khu vực nằm giữa Indonesia và Philippines. Hành trình 3.500km này kéo dài khoảng 4 ngày đối với tàu ngầm hạt nhân.
Hải quân Mỹ trên đảo Guam được cho là cũng dùng tuyến đường này để liên lạc với tàu ngầm. Mạng lưới cáp biển giúp tàu ngầm Mỹ duy trì liên lạc với căn cứ mà không cần thiết phải nổi lên để kết nối với vệ tinh.
Hoạt động của Trung Quốc gần đảo Guam dĩ nhiên không tránh được sự chú ý của Mỹ. Các nhà khoa học trên tàu nghiên cứu Trung Quốc nói với SCMP rằng, họ thấy máy bay do thám Mỹ không ngừng quần thảo quanh khu vực.
Guam nằm trong Chuỗi đảo thứ hai của Mỹ, mạng lưới phòng thủ được xây dựng từ thời Chiến tranh Lạnh để ngăn Nga hay Trung Quốc mở rộng hoạt động ra Thái Bình Dương.
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, một trong những mục đích khiến Bắc Kinh đẩy mạnh hoạt động gần Guam và các khu vực khác ở Tây Thái Bình Dương là nhằm phá vỡ thế phòng thủ của Mỹ và đưa hải quân Trung Quốc tiến ra biển lớn.
Theo Danviet
Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại Biển Đông Người đứng đầu Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của quân đội Mỹ hôm 18-1 gọi Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và hối thúc các quốc gia khác trong khu vực xây dựng năng lực và hợp tác cùng nhau để đảm bảo tự do và rộng mở trên biển. Đô đốc...