Mỹ “tố” Trung Quốc dùng tàu cá để thúc đẩy đòi hỏi chủ quyền
Trung Quốc đang sử dụng các hạm đội tàu cá với các đội hộ tống có vũ trang nhằm thúc đẩy các đòi hỏi chủ quyền phi lý ở Biển Đông, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 22/6 cảnh báo, kêu gọi hành động của Trung Quốc là “gây lo ngại”.
Một cuộc đối đầu giữa các tàu tuần duyên Hàn Quốc và các tàu cá Trung Quốc hồi tháng 11/2011 (Ảnh: AFP)
“Tôi cho rằng đó là một chiều hướng gây lo ngại khi các tàu cá Trung Quốc được hộ tống bởi các tàu tuần duyên, hành động theo hướng dường như là một âm mưu nhằm khẳng định một tuyên bố không hợp pháp”, AFP dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên nói trong cuộc điện thoại hội nghị với các phóng viên ở Đông Nam Á.
“Tôi cho rằng điều đó cho thấy sự hiện diện gia tăng của Trung Quốc – xét về các lực lượng quân sự và bán quân sự – và được sử dụng theo cách khiêu khích và có thể gây mất ổn định”, quan chức trên nói thêm.
Những bình luận trên diễn ra sau khi các tàu chiến Indonesia gần đây đã bắn cảnh cáo và bắt giữ một tàu cá Trung Quốc cùng 7 ngư dân đánh bắt trái phép gần quần đảo Natuna ở Biển Đông hồi tuần trước.
Không giống vài quốc gia khác trong khu vực, Indonesia không có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng tuyên bố của Bắc Kinh đố với quyền đánh bắt gần quần đảo Natuna của Indonesia lại chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của Jakarta.
Video đang HOT
Vụ việc hồi tuần trước chỉ là vụ đụng độ mới nhất trong hàng loạt vụ việc tương tự giữa lực lượng Hải quân Indonesia và tàu cá Trung Quốc kể từ khi Jakarta mở chiến dịch truy quét các tàu cá đánh bắt trái phép vào năm 2014.
Hồi tháng 3, các tàu tuần duyên của Trung Quốc đã can thiệp vào vụ việc một tàu cá nước này bị Indonesia bắt giữ gần Natuna và giúp tàu này chạy thoát.
Và chỉ tháng trước, Hải quân Indonesia đã bắn một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Natuna và bắt giữ tàu này.
Sau vụ đối đầu hồi tuần trước, chỉ huy Hạm đội phía tây của Hải quân Indonesia cho biết các vụ xâm nhập của tàu cá Trung Quốc đã được “lên kế hoạch”, chứng tỏ rằng Bắc Kinh đã “bật đèn xanh” cho các tàu.
“Trung Quốc ngang ngược lên tiếng phản đối vì họ tự cho rằng khu vực này là của họ”, Chỉ huy Achmad Taufiqoerrochman cho hay. “Thực tế việc đánh cắp sản vật chỉ là một thủ đoạn nhằm thúc đẩy đòi hỏi chủ quyền”.
“Trung Quốc chớ làm liều”
Trung Quốc tự nhận có chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên các vùng biển của các quốc gia trong khu vực. Bắc Kinh đã tiến hành các hoạt động cải tạo đất quy mô lớn phi pháp ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay Washington hi vọng rằng một phán quyết mà Tòa Trọng tài Thường trực tại La Hay, Hà Lan dự kiến đưa ra trong những tuần tới về vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông sẽ thúc đẩy các bên có tuyên bố chủ quyền chồng lấn bước vào đàm phán.
Philippines đã kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vào năm 2013 để thách thức cái gọi là bản đồ “đường lưỡi bò” hay “đường 9 đoạn” mà qua đó Bắc Kinh muốn kiểm soát gần như toàn bộ các tuyến hàng hải chiến lược ở Biển Đông.
“Sẽ có lợi cho Trung Quốc khi nước này không thực hiện bất kỳ hành động nào có thể gây khiêu khích và trực tiếp đi ngược lại với phán quyết”, quan chức Mỹ nói.
An Bình
Theo Dantri
Indonesia: Trung Quốc dùng chiêu bài tàu cá hòng chiếm Biển Đông
Chuẩn Đô đốc A. Taufiq R., Tư lệnh Hạm đội Tây Indonesia, nhận định sự hiện diện của các tàu cá Trung Quốc xung quanh quần đảo Natuna, khu vực Indonesia tuyên bố chủ quyền, là một chiêu bài trong mưu đồ theo đuổi những yêu sách phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Indonesia cho nổ tung tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép tại vùng biển nước này hồi năm 2015 (Ảnh: Reuters)
"Việc họ đánh bắt trộm cá của chúng tôi chỉ là một cái cớ mà thôi, thực chất đó là một động thái để củng cố yêu sách chủ quyền. Khi bạn tuyên bố chủ quyền ở một vùng lãnh thổ, bạn phải duy trì sự hiện diện ở đó, trong trường hợp của Trung Quốc là triển khai tàu đánh cá", Straits Times dẫn lời Chuẩn Đô đốc A. Taufiq R., Tư lệnh Hạm đội Tây Indonesia nói.
Phát biểu trên của ông Taufiq được đưa ra vài ngày sau khi tàu hải quân Indonesia bắt giữ một tàu cắm cờ Trung Quốc và toàn bộ thành viên thủy thủ đoàn hôm 17/6 do đánh bắt cá trái phép ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna. Theo Hải quân Indonesia, lực lượng này đã bắn cảnh cáo để chặn 12 tàu cá Trung Quốc nhưng cuối cùng chỉ bắt giữ một tàu là Yueyandong Yu 19038 cùng 7 thuyền viên.
Theo Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti, Yueyandong Yu 19038 là tàu cá thứ 3 của Trung Quốc bị bắt khi đang xâm phạm và đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia kể từ tháng 3 năm nay.
Bà Pudjiastuti tái khẳng định vùng đặc quyền kinh tế là một phần của chủ quyền lãnh thổ thuộc Indonesia. "Tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi không quan tâm đó là nước nào, đó là tàu gì và tàu của ai. Nếu họ đánh bắt trộm cá của chúng tôi, chúng tôi sẽ không xem nhẹ việc đó. Chúng tôi sẽ không xem xét mối quan hệ giữa các nước trong vấn đề này. Điều mà chúng tôi nhìn thấy là một sự vi phạm nghiêm trọng", bà Pudjiastuti tuyên bố.
Indonesia không phải là một bên trong tranh chấp Biển Đông, nhưng Jakarta phản đối việc Trung Quốc đưa quần đảo Natuna vào bên trong "đường lưỡi bò" phi lý mà Bắc Kinh tự vẽ ra nhằm đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Danviet
Ngư dân Trung Quốc bị quy là cướp biển toàn cầu kiểu mới Không chỉ hoạt động ở Biển Đông, các tàu đánh cá Trung Quốc đã bị cáo buộc hoạt động bất hợp pháp trên toàn thế giới như một kiểu "cướp biển toàn cầu kiểu mới", trang mạng The Diplomat nhận định. Hải quân Indonesia vừa chặn một tàu Trung Quốc đánh bắt cá bất hợp pháp trong lãnh thổ Indonesia ngoài khơi quần...