Mỹ tố tin tặc Trung Quốc ăn cắp dữ liệu Covid-19
Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc hai tin tặc làm việc cho chính phủ Trung Quốc ăn cắp dữ liệu tại 11 nước, bao gồm nghiên cứu vaccine Covid-19.
“Li Xiaoyu và Dong Jiazhi, những bạn học cũ tại một trường cao đẳng kỹ thuật điện ở Thành Đô, Trung Quốc, đã sử dụng kỹ năng được đào tạo để tấn công mạng máy tính của nhiều nạn nhân, bao gồm công ty trong các lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, kỹ thuật thiết bị dân dụng, công nghiệp và y tế, phát triển phần mềm game và dạy kinh doanh, năng lượng mặt trời, dược phẩm”, cáo trạng do Bộ Tư pháp Mỹ công bố hôm nay có đoạn.
“Các bị cáo đã đánh cắp những bí mật thương mại, tài sản trí tuệ và thông tin kinh doanh đáng giá khác, với tổng trị giá hàng trăm triệu USD”, tài liệu viết, thêm rằng hoạt động tấn công mạng đã được tiến hành trong một thập kỷ.
Một nhà khoa học nghiên cứu vaccine phòng nCoV tại phòng thí nghiệm ở San Diego, California, Mỹ, hôm 17/3. Ảnh: Reuters.
Theo tài liệu này, hàng trăm công ty, chính phủ, tổ chức phi chính phủ đã bị hai tin tặc nhắm tới có trụ sở tại Mỹ, Australia, Bỉ, Đức, Nhật, Litva, Hà Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Anh. Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ John Demers cho biết các tin tặc Trung Quốc còn nhắm vào các nhà hoạt động nhân quyền ở Mỹ và Hong Kong.
Demers nói thêm rằng trong một số trường hợp, các tin tặc hành động vì lợi ích cá nhân, còn lại là nhằm phục vụ Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.
Video đang HOT
“Những tội phạm mạng do tình báo Trung Quốc chỉ đạo là mối đe dọa với Mỹ, cũng như mọi quốc gia ủng hộ sự công bằng, chuẩn mực quốc tế và thượng tôn pháp luật”, phó giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) David Bowdich nói.
FBI trước đó cũng cảnh báo rằng các tin tặc Trung Quốc đang nhắm tới những tổ chức nghiên cứu Covid-19, nhằm nỗ lực thu thập tài sản trí tuệ và dữ liệu y tế cộng đồng liên quan đến vaccine, cách điều trị và xét nghiệm nCoV.
Tuần trước, Anh, Mỹ và Canada cáo buộc nhóm tin tặc APT29, vốn bị coi là một bộ phận của tình báo Nga, tấn công mạng những tổ chức nghiên cứu và phát triển vaccine phòng Covid-19 của họ. Giới chức tình báo Anh đánh giá đây là nỗ lực đánh cắp tài sản trí tuệ hơn là làm gián đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, Nga phủ nhận các cáo buộc mà họ cho rằng “vô căn cứ này”.
Mỹ bắt giáo sư lén nhận tài trợ từ Trung Quốc
Bộ Tư pháp Mỹ hôm 11/5 buộc tội một giáo sư ở Arkansas vì nhận tiền và che giấu khoản tài trợ từ chính phủ Trung Quốc.
Giáo sư Simon Ang từ Đại học Arkansas bị bắt giữ hồi cuối tuần trước và bị buộc tội hôm 11/5 vì tội danh gian lận tài chính.
Theo đó, ông Ang nhận tài trợ từ các công ty Trung Quốc và từ chương trình "Ngàn nhân tài" của Trung Quốc. "Ngàn nhân tài" trao các khoản tài trợ cho các nhà khoa học để khuyến khích mối quan hệ của họ với chính phủ Trung Quốc.
Ang được cho là đã cảnh báo một cộng sự của mình giữ im lặng về chương trình này.
Giáo sư Simon Ang. (Ảnh: Eeweb)
Theo cáo trạng của tòa án, Ang giữ bí mật các khoản tài trợ của Trung Quốc để tiếp tục nhận thêm các khoản tài trợ khác từ các cơ quan chính phủ Mỹ, bao gồm NASA.
Trong vụ việc tương tự, Tiến sỹ Xiao-Jiang Li, cựu giáo sư Đại học Emory ở Atlanta hôm 8/5 thừa nhận tội danh kê khai thuế sai lệnh, không liệt kê khoản tài trợ 500.000 USD nhận được từ chương trình "Ngàn nhân tài".
Li bị kết án 1 năm quản chế và phải nộp 35.089 USD tiền bồi thường.
Đây là những nỗ lực mới nhất của Bộ Tư pháp Mỹ nhằm làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc trong các trường đại học của Mỹ và cũng là một phần trong đường lối cứng rắn của chính quyền Trump đối với Bắc Kinh.
Theo The New York Times, trong khi nhiều người Mỹ cho rằng lợi ích học thuật tách biệt với kinh doanh hoặc quân sự, chính phủ Trung Quốc sử dụng tất cả chúng làm đòn bẩy để tăng sức ảnh hưởng trên toàn cầu.
"Bộ Tư pháp vẫn hết sức dè chừng với các chương trình như "Ngàn nhân tài" vốn đang tìm kiếm các giáo sư và các nhà nghiên cứu làm việc cho Trung Quốc", Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ phụ trách an ninh quốc gia John Demers cho hay.
Trung Quốc tăng cường các khoản tài trợ như vậy để tìm kiếm những người có quyền truy cập trực tiếp vào các thông tin khoa học, thậm chí là giấy phép an ninh, theo The New York Times.
Trước thực tế đó, Cục điều tra liên bang (FBI) và Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ đang bắt đầu rà soát các trường đại học và cao đẳng để thanh lọc các học giả đã và đang trở thành đối tượng thu thập thông tin tình báo cho Trung Quốc.
Hồi đầu năm, giáo sư Charles M. Lieber, trưởng khoa Hóa học và Sinh hóa của Đại học Harvard, bị các đặc vụ FBI bắt giữ do cáo buộc che giấu tiền tài trợ từ Trung Quốc.
Bộ Giáo dục Mỹ cho biết họ đang điều tra Harvard và Yale vì nghi ngờ các trường đại học này không tiết lộ ít nhất 375 triệu USD tiền tài trợ từ Trung Quốc, Nga, Iran và các đối thủ khác của Mỹ.
Năm 2019, một nghiên cứu sinh y khoa Trung Quốc bị bắt giữ tại Boston (Mỹ) do nghi ngờ tìm cách đánh cắp mẫu sinh học mang về nước.
Trung Quốc chỉ trích Mỹ 'ăn cướp và bắt nạt' Trung Quốc lên án Mỹ "can thiệp thô bạo" và gọi việc Trump chấm dứt tình trạng đặc biệt của Hong Kong là "logic kẻ cướp và bắt nạt". "Sự can thiệp phi lý và đe dọa không biết xấu hổ của Mỹ là loại logic kẻ cướp và hành vi bắt nạt. Không lực lượng bên ngoài nào có thể ngăn chặn...