Mỹ tỏ rõ cứng rắn đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông
Trong động thái “bất thường” chưa từng thấy trong 4 năm qua, Mỹ đồng loạt triển khai số cụm tàu sân bay chiến đấu nhiều nhất, trong đó có cụm tàu sân bay USS John C. Stennis “đặc trách” tuần tra trên Biển Đông.
Biên đội tàu sân bay USS Ronald Reagan đang tiến về Biển Đông để chuyên trách đảm nhiệm tuần tra tại vùng biển chiến lược này
Hải quân Mỹ ngày 7-6 cho biết lần đầu tiên kể từ năm 2012, hải quân nước này đã triển khai đồng thời 4 cụm tàu sân bay tấn công tại nhiều khu vực trên thế giới, chưa kể 2 cụm tàu sân bay đang thực hiện các nhiệm vụ trong nước. Theo đó, sau khi tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower rời Mỹ lên đường làm nhiệm vụ ngày 1-6, cụm tàu sân bay USS Ronald Reagan cũng rời căn cứ ở Yokosuka (Nhật Bản) ngày 4-6 tiến ra Thái Bình Dương.
Trong khi đó, tàu sân bay USS Harry S. Truman đang hoạt động tại phía Đông Địa Trung Hải để tham gia cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq và Syria, còn tàu sân bay USS John C. Stennis vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động tuần tra trên Biển Đông. Ngoài ra, 2 tàu sân bay USS Carl Vinson và USS George Washington đang hoạt động lần lượt ở ngoài khơi bờ biển phía Tây và phía Đông nước Mỹ.
Như vậy, với tổng cộng 6/10 tàu sân bay trong biên chế đang được triển khai, hải quân Mỹ hiện có tỷ lệ triển khai tàu sân bay cao nhất trong nhiều năm qua. Theo phát ngôn viên hải quân Mỹ, lần cuối cùng Mỹ triển khai đồng loạt 4 cụm tàu sân bay ở nước ngoài là vào thời gian từ cuối tháng 8-2012 đến đầu tháng 10-2012 và kéo dài trong 8 tuần.
Việc Mỹ triển khai các cụm tàu sân bay – biên đội tàu chiến mạnh nhất của hải quân Mỹ, đồng thời được xem là có sức mạnh quân sự lớn nhất của lực lượng hải quân trên thế giới hiện nay – diễn ra khi các đối thủ hải quân chính của Washington là Nga và Trung Quốc đều đã đẩy mạnh triển khai lực lượng trên các đại dương.
Trong đó, dù không căng sức triển khai toàn cầu như hải quân Nga, song hải quân Trung Quốc lại đang tập trung và ngày càng tỏ ra hung hăng tại phía Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Biển Đông mà Bắc Kinh đang leo thang đòi chủ quyền phi lý.
Những hành động của Trung Quốc thể hiện sự cậy thế sức mạnh và nguy hiểm như cưỡng chiếm rồi bồi đắp, xây dựng hàng loạt bãi đá, rạn san hô ngầm ở Biển Đông thành các đảo nhân tạo, trong đó có đảo nhân tạo lớn tới mức xây được cả đường băng dài 3.000m như Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Video đang HOT
Những hành động hung hăng, quân sự hóa của Trung Quốc đang đe dọa tới tự do, an toàn hàng hải và hàng không trên Biển Đông cũng như an ninh và ổn định của cả khu vực.
Mỹ với tuyên bố cứng rắn là đảm bảo tự do và an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đã triển khai lực lượng hải quân để thực hiện tuyên bố này, trong đó đã không dưới một lần đưa tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường tuần tra vào trong phạm vi 12 hải lý đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp phi pháp, một cách để bác bỏ đòi hỏi chủ quyền phi lý của Bắc Kinh.
Dù hải quân Mỹ không tuyên bố đích đến của tàu sân bay USS Ronald Reagan, song các nguồn tin cho biết chiếc tàu sân bay tải trọng 104.000 tấn, chở 90 máy bay chiến đấu cùng biên đội tàu khu trục hộ tống hiện đại của hải quân Mỹ này sẽ đến Biển Đông để tiếp nối nhiệm vụ “chuyên trách” của tàu USS John C. Stennis đã tiến hành tuần tra tại đây từ tháng 1-2016 và sẽ rời đây để tới quần đảo Hawaii tham dự tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) đầu tháng 7 tới.
Như vậy, trước khi tàu USS John C. Stennis rời đi, cả hai tàu sân bay thuộc lớp Nimitz hiện đại nhất của hải quân Mỹ cùng hiện diện trên Biển Đông.
Theo_An ninh thủ đô
Máy bay Úc tuần tra trên biển Đông
Không quân Úc lẳng lặng tuần tra từ mấy tuần nay ở biển Đông.
Bộ Quốc phòng Úc ra thông cáo xác nhận trong khuôn khổ chiến dịch Gateway, một máy bay tuần tra biển P-3 Orion của Úc đã tiến hành tuần tra hàng hải thường lệ ở phía bắc Ấn Độ Dương và biển Đông.
Bộ Quốc phòng Úc cho biết thời gian tuần tra kéo dài từ ngày 25-11 đến 4-12.
Thông cáo ghi nhận đây là phần đóng góp của Úc trong công cuộc duy trì an ninh và ổn định ở Đông Nam Á.
Đài truyền hình ABC (Úc) ghi nhận đây là lần đầu tiên không quân hoàng gia Úc thực hiện tự do hàng hải trên biển Đông.
Báo Sydney Morning Herald (Úc) ghi nhận không quân Úc đã lẳng lặng tuần tra từ mấy tuần nay ở biển Đông và chỉ đến khi nhóm PV hãng tin BBC (Anh) phát hiện thì Bộ Quốc phòng Úc mới chính thức thừa nhận.
BBC ngày 15-12 cho biết một nhóm PV của BBC đi trên chuyến bay dân sự của Philippines bay đến gần đá Vành Khăn vào chiều 25-11.
PV Rupert Wingfield Hayes đã bắt được thông tin điện đài cho thấy máy bay Úc đang tổ chức các chuyến bay thực hiện tự do hàng hải ở biển Đông.
Tiếng trong điện đài như sau: "Hải quân Trung Quốc, hải quân Trung Quốc. Chúng tôi là máy bay Úc thực hiện quyền tự do bay qua trong không phận quốc tế phù hợp với Công ước Hàng không dân dụng quốc tế và Công ước của LHQ về luật biển. Hết".
Máy bay tuần tra biển P-3 Orion của Úc. Ảnh: KHÔNG QUÂN ÚC
Máy bay tuần tra Úc đã lặp đi lặp lại thông báo trên nhiều lần nhưng không có phản hồi nào từ hải quân Trung Quốc.
Báo Sydney Morning Herald cho biết các chuyến bay tuần tra như thế đã được tiến hành từ nhiều năm nay ở biển Đông, dù vậy nhịp độ chỉ gia tăng 12-18 tháng nay.
Báo dẫn lời sĩ quan hải quân về hưu James Goldrick, cố vấn chính phủ Úc về Sách trắng quốc phòng (sắp phát hành), nhận xét chuyến bay tuần tra của Úc trên biển Đông là thách thức đối với Trung Quốc: "Điều này muốn nói chúng tôi làm các việc bình thường như chúng tôi luôn luôn làm theo đúng luật pháp quốc tế".
Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung-Mỹ ở Washington (Mỹ) Hong Nong nhận định chuyến bay tuần tra tự do hàng hải của Úc sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ Úc-Trung vì biển Đông không giữ vai trò quan trọng trong quan hệ hai nước.
Mỹ đã hai lần thực hiện tự do hàng hải ở biển Đông. Ngày 27-10, lần đầu tiên hải quân Mỹ đưa tàu khu trục USS Lassen vào sát đá Subi ở biển Đông. Đêm 8-11, hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay trong khu vực Trường Sa.
Trong khi đó, Reuters đưa tin ngày 14-12, phát biểu tại Diễn đàn chiến lược hợp tác ở Hawaii (Mỹ), đô đốc Scott Swift, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, cảnh báo các nước trong khu vực biển Đông đã sử dụng phần lớn thu nhập quốc dân để phát triển hải quân vượt quá khả năng cần thiết để phòng vệ.
Ông nhận định tình hình này có thể dẫn đến leo thang chạy đua vũ trang ở biển Đông và từ đó có thể kích động toàn khu vực. Ông kêu gọi các nước như Trung Quốc nên sử dụng giải pháp trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Diễn đàn Chiến lược hợp tác do Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương tổ chức với tư lệnh hải quân nhiều nước đến từ Nhật, Philippines, Indonesia và các nước tham dự.
Trong bài viết đăng trên tuần báo Mỹ Defense News ngày 14-12 (giờ địa phương), ông Masanori Nishi, cố vấn chính trị của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani, đã cảnh báo Trung Quốc có thể xây đảo nhân tạo ở biển Đông làm tiền đề để tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông. Ông lưu ý Trung Quốc đang rút kinh nghiệm về vùng nhận dạng phòng không thiết lập trên biển Hoa Đông hồi tháng 11-2013. Ông nhấn mạnh: "Trong trò leo thang này, chúng ta cần phải cảnh giác". ____________________________________ Máy bay Úc tuần tra ở biển Đông là dấu hiệu cho thấy Úc không chấp nhận yêu sách chủ quyền thái quá của Trung Quốc... Đây là thông điệp rõ ràng Úc không để Trung Quốc thực hiện tham vọng đơn phương kiểm soát các vùng biển chiến lược quan trọng. Báo SYDNEY MORNING HERALD (Úc)
HOÀNG DUY
Theo
Những lần đấu khẩu và đối đầu Mỹ - Trung trên Biển Đông Các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ, bao gồm việc đưa tàu áp sát các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, có thể đẩy quan hệ hai bên tới điểm không thể quay đầu. Chiến hạm Trung Quốc đuổi theo tàu chiến Mỹ đang tuần tra trên Biển Đông. Ảnh: CNN Đôi bên đấu khẩu Mỹ...