Mỹ tố Nga không tuân thủ lệnh cấm thử hạt nhân
Mỹ tin rằng Nga có thể không tuân thủ lệnh cấm thử hạt nhân, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA), Trung tướng Robert Ashley cho biết hôm thứ Tư.
“Mỹ tin rằng Nga có thể không tuân thủ lệnh cấm thử hạt nhân của mình theo cách phù hợp với tiêu chuẩn”", Ashley nói trong một cuộc thảo luận tại Viện Hudson ở Washington.
Đầu năm nay, CNN đã báo cáo rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đang để mắt tới một thỏa thuận hạt nhân lớn với Nga và Trung Quốc.
Trump tuyên bố vào tháng Hai rằng Mỹ sẽ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung ( INF), chỉ về phía tên lửa hành trình 9M729 của Nga, mà các quan chức Mỹ tuyên bố vi phạm các hạn chế hiện có. Nga đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc rằng tên lửa vi phạm hiệp định năm 1987.
Video đang HOT
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov mới đây tuyên bố rằng sự sụp đổ của Hiệp ước INF đã phủ bóng đen lên phần mở rộng của Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START mới).
Hiệp ước START mới có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. Nó có thời hạn 10 năm với tùy chọn gia hạn không quá năm năm. Hiệp ước đã hạn chế Mỹ và Nga tới 1.550 đầu đạn chiến lược được triển khai mỗi loại. Hiệp ước cũng bao gồm giới hạn tổng cộng 800 bệ phóng ICBM được triển khai và không triển khai, bệ phóng SLBM và máy bay ném bom hạng nặng được trang bị vũ khí hạt nhân. Trong giới hạn đó, số lượng ICBM, SLBM và máy bay ném bom hạng nặng được triển khai không thể vượt quá 700.
Theo Danviet
Nga nói có thể ngăn chặn mối đe dọa của vũ khí trong không gian ngay từ mặt đất
Nga không nhất thiết phải có phản ứng đáp trả khi các quốc gia đưa các vũ khí lên không gian bởi Matxcơva hoàn toàn có thể phá hủy các vũ khí này ngay từ mặt đất trong trường hợp bị đe dọa.
"Đối với kế hoạch đưa vũ khí lên không gian của một số quốc gia, việc đáp trả tương đương là hoàn toàn không cần thiết, mặc dù biện pháp này cũng không bị loại trừ. Tất cả những các vũ khí không gian này sẽ nằm trong tầm ngắm của chúng ta từ trái đất, kèm với sự đảm bảo hủy diệt hoàn toàn", ông Franz Klintsevich, một thành viên trong Ủy ban Quốc phòng và An ninh thuộc Hội đồng Liên bang Nga, khẳng định.
Cũng theo vị thượng nghị sỹ Nga, việc nước này đình chỉ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) để đáp trả động thái tương tự của Mỹ là "phản ứng hoàn toàn tự nhiên" trước quyết định của Washington.
Thượng nghị sỹ Nga. (Ảnh: Spuntik)
"Tất nhiên, ông ấy đã không nói về tất cả kế hoạch của chúng tôi, nhưng điều này khá đủ để hiểu rằng: Mỹ đang thực hiện một bước đi hấp tấp nhưng lại không đảm bảo an toàn cho họ. Ví dụ, tàu ngầm hạt nhân không người lái Poseidon, gần như đã sẵn sàng để đưa vào hoạt động. Vũ khí này có sức phá hoại khủng khiếp và cầu Chúa là nó không bao giờ được sử dụng ", ông này cho hay.
Trước đó, hôm 2/2, Tổng thống Putin cho biết Nga quyết định sẽ đình chỉ việc tham gia INF để đáp trả việc Mỹ rút khỏi hiệp ước này.
"Chúng ta sẽ có phản ứng đáp trả. Đối tác Mỹ đã thông báo đình chỉ việc tham gia vào hiệp ước INF và chúng ta cũng sẽ đình chỉ. Họ thông báo rằng đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển, và chúng ta cũng sẽ làm điều tương tự", nhà lãnh đạo Nga nói.
Ông chủ điện Kremlin khẳng định thêm rằng đã đồng ý với đề xuất của Bộ Quốc phòng về việc chế tạo các vũ khí mới, trong đó có tên lửa siêu thanh tầm trung.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma quốc gia (Hạ viện) Nga Vladimir Shamanov cho rằng việc Mỹ nhất quyết rời INF có thể là Washington đang muốn thực hiện ý đồ triển khai vũ khí trên không gian vũ trụ trong mưu đồ quân sự hóa vũ trụ trong vài năm tới mà không bị ràng buộc bởi các thỏa thuận trong hiệp ước.
(Nguồn: Sputnik)
SONG HY
Theo VTC
Nga, Mỹ đấu khẩu quyết liệt ở Liên Hợp Quốc vì Hiệp ước INF Vào ngày 26/10, Nga đã thất bại khi không thể thuyết phục Đại hội đồng Liên Hợp Quốc kêu gọi Mỹ và Nga bảo vệ và củng cố Hiệp ước Vũ khí Hạt nhân Tầm trung (INF), một văn bản đã phần nào giúp Chiến tranh Lạnh kết thúc. Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu vào ngày 20/10 rằng Washington có ý...