Mỹ tố “hành động bất thường” của Nga trong không gian
Phái đoàn Nga cho rằng những cáo buộc từ phía Mỹ về việc Nga theo đuổi các vũ khí không gian mới là vô căn cứ và vu khống.
Mỹ đã lên tiếng bày tỏ hoài nghi sâu sắc việc Nga theo đuổi các vũ khí không gian mới, trong đó có hệ thống laser di động có khả năng phá hủy các vệ tinh trong vũ trụ và phóng vệ tinh do thám mới được cho là đang hành động một cách bất thường.
Reuters ngày 14-8 cho biết tại Hội nghị Giải trừ Vũ khí của Liên Hiệp Quốc (LHQ), Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Tuân thủ, Kiểm tra và Kiểm soát Vũ khí, bà Yleem D.S. Poblete, nói rằng việc Nga theo đuổi các năng lực đối đầu trên không gian là “đáng lo ngại”.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Tuân thủ, Kiểm tra và Kiểm soát Vũ khí, Yleem D.S. Poblete. Ảnh: U.S. Mission Geneva
Tuy nhiên, phái đoàn Nga tại hội nghị bác bỏ bình luận của bà Poblete, cho rằng đó là những lời vô căn cứ và vu khống.
Hồi tháng 2, tại một diễn đàn ở Geneva, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov khẳng định ưu tiên hàng đầu là ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài vũ trụ, phù hợp với dự thảo hiệp ước chung mà Nga và Trung Quốc đưa ra cách đây một thập niên.
Tuy nhiên, theo lời bà Poblete, vào tháng 3 vừa rồi, Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra tiết lộ về 6 hệ thống vũ khí tấn công mới, trong đó có hệ thống laser di động Peresvet. “Đối với Mỹ, đó là một bằng chứng nữa cho thấy hành động và lời nói của Nga không nhất quán”- bà Poblete nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, đề cập tới “vệ tinh thanh tra vũ trụ” được Bộ Quốc phòng Nga thông báo triển khai hồi tháng 10-2017, bà Poblete chỉ rõ: “Điều duy nhất chúng tôi biết chắc là hệ thống đó đã được đặt trong quỹ đạo”.
Bộ Quốc phòng Nga vào tháng 10-2017 thông báo đã phóng vệ tinh Cosmos-2519 lên quỹ đạo. Ảnh: TvZvezda
Video đang HOT
Nữ trợ lý ngoại trưởng Mỹ cho rằng hành vi đó của Nga không nhất quán với mới bất cứ điều gì từng thấy trước đây, bà nói thêm: Chúng tôi cũng quan ngại cái gọi là hoạt động bất thường của vệ tinh do thám không gian (của Nga)”.
Ông Alexander Deyneko – nhà ngoại giao cấp cao của Nga ở Geneva đã bác bỏ bình luận của bà Poblete, gọi đó là cáo buộc vô căn cứ, chỉ dựa trên những nghi ngờ.
“Chúng tôi nhận thấy phía Mỹ đang đẩy cao quan ngại thái quá của họ về Nga. Họ nên tích cực hợp tác để hoàn thiện hiệp ước để có thể thỏa mãn 100% lợi ích an ninh của người Mỹ”- ông Deyneko tuyên bố. “Thế nhưng họ lại không đóng góp mang tính chất xây dựng”.
Trong khi đó, Đại sứ về giải trừ vũ khí của Trung Quốc, ông Fu Cong kêu gọi thảo luận về các vấn đề không gian để hướng tới đàm phán. “Chúng tôi phản đối vũ khí hóa vũ trụ, chạy đua vũ trang ngoài vũ trụ, hay thậm chí việc biến vũ trụ thành một chiến trường”- ông Fu nói.
Đỗ Quyên (Theo Reuters)
Theo NLĐ
TQ: Súng "AK phiên bản laser", thiêu cháy mục tiêu cách 1km
Vũ khí laser cầm tay có thể thiêu cháy mục tiêu từ khoảng cách xa không còn chỉ có trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết.
Trung Quốc đang tích cực phát triển vũ khí laser cầm tay.
Theo tờ bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), phiên bản súng trường phóng tia laser ZKZM-500 có thể tạo ra nguồn năng lượng lớn mà mắt thường không nhìn thấy.
Nguồn năng lượng này có thể thiêu cháy mục tiêu và gây bỏng khi tiếp xúc với da người. Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, vũ khí mới đủ sức "thiêu cháy quần áo trong chưa đầy một giây.
"Nếu quần áo bị thiêu cháy thì cả người cũng bị cháy theo", một nhà nghiên cứu Trung Quốc tham gia dự án nói. "Sự đau đớn sẽ lên đến tột độ".
Vũ khí này có kích thước và trọng lượng gần tương tự như mẫu súng trường nổi tiếng AK-47. Súng laser cầm tay có thể bắn xa 800 mét, gắn được trên nhiều phương tiện di chuyển.
Vũ khí này đã sẵn sàng để sản xuất đại trà và sẽ được trang bị cho đơn vị chống khủng bố của cảnh sát.
Trong trường hợp những kẻ tấn công bắt con tin, súng laser sẽ bắn qua cửa sổ, vô hiệu hóa mục tiêu để các lực lượng khác kiểm soát tình hình. Súng laser cũng phù hợp trong các nhiệm vụ tối mật. Nó đủ sức thiêu cháy bình xăng, bồn chứa nhiên liệu tại các cơ sở quân sự.
Lực lượng cảnh sát Trung Quốc nhiều khả năng sẽ được trang bị súng laser.
Tia laser sử dụng trong trường hợp này hoàn toàn vô hình và không tạo ra âm thanh. "Không ai biết người sử dụng súng laser tấn công từ đâu. Nó sẽ giống như là một tai nạn", một nhà nghiên cứu khác nói..
Theo nhóm nghiên cứu, mẫu súng laser KZM-500 được trang bị pin sạc giống như sạc điện trên điện thoại thông minh. Nó có thể bắn "1.000 phát" trước khi cần sạc pin, mỗi phát bắn duy trì không hơn 2 giây.
Phiên bản thử nghiệm được chế tạo bởi công ty ZKZM Laser. Công ty này đang tìm đối tác để chế tạo đại trà, với giá thành 15.000 USD/khẩu
Khách hàng mà công ty nhắm đến tạm thời chỉ có lực lượng quân đội và cảnh sát Trung Quốc. Việc Trung Quốc chế tạo thành công súng laser là một bước đột phá lớn, bởi chỉ một thập kỷ trước, loại vũ khí như vậy chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng.
Năm 2009, các nhà khoa học Mỹ nói súng laser cầm tay không hiệu quả vì nó không thể xuyên qua quần áo. Nhưng chính quyền Trung Quốc đã đầu tư 300 triệu USD vào dự án này từ năm 2015, khiến Mỹ và phương Tây lo ngại.
Tháng trước, Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc giải thích về việc thiết bị laser khai hỏa từ căn cứ hải quân của nước này ở Djibouti, khiến hai phi công quân đội Mỹ bị thương nhẹ ở mắt.
Pháo laser cỡ lớn gắn trên tàu chiến.
Wang Zhimin, nhà nghiên cứu khoa học công nghệ ở Bắc Kinh, Trung Quốc, nói bước phát triển công nghệ vượt bậc giúp vũ khí laser cầm tay không còn là điều viễn tưởng.
Loại vũ khí laser như vậy cũng khiến các chuyên gia lo ngại, một khi nó rơi vào tay những kẻ tội phạm hoặc khủng bố.
Các tài liệu đăng tải trên trang web của chính phủ Trung Quốc liệt ZKZM-500 vào danh sách các vũ khí "phi sát thương". Điều đó có nghĩa là nó không được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu sống.
Vũ khí laser thông thường không thể tiêu diệt mục tiêu chỉ bằng một phát bắn. Nhưng nếu duy trì trong một khoảng thời gian dài, nó sẽ tạo ra vết thương siêu nhỏ giống như bị con dao dùng trong phẫu thuật cứa qua.
Nhưng một cảnh sát Trung Quốc nói anh ta muốn dùng các vũ khí và công cụ truyền thống như hơi cay, đạn cao su hoặc súng điện hơn.
"Vết bỏng gây ra bởi laser sẽ để lại sẹo vĩnh viễn", cảnh sát này nói. "Điều này có thể khiến cuộc biểu tình ôn hòa trở thành bạo loạn".
Theo Danviet
Cả ông Trump và Putin đều không cho phép xảy ra xung đột vũ trang Tổng thống Donald Trump đã nhắc lại nhiều lần lời mời Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Mỹ trong cuộc điện đàm gần đây. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP. RIA Novosti dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrovcho hay, ông Donald Trump nhắc lại lời mời này vài lần trong cuộc điện đàm...