Mỹ tố 2 công ty viễn thông Trung Quốc đe dọa an ninh quốc gia
Hai công ty viễn thông Trung Quốc là Vi Hoa và Trung Hưng thông tấn ZTE đã bị quốc hội Mỹ đề nghị cấm cửa vì đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ.
Hai quan chức của công ty Hoa Vi và ZTE trong cuộc điều trần trước Ủy ban Hạ viện Mỹ hồi tháng 9 vừa qua.
Đây là yêu cầu của Ủy ban tình báo hạ viện Mỹ đưa ra vào chiều ngày chủ nhật 7/10, sau hơn một năm điều tra. Ủy ban này nhận định hai tập đoàn viễn thông trên không độc lập với chính phủ Bắc Kinh và do vậy có khả năng được sử dụng để đánh cắp công nghệ học và đe dọa an ninh Hoa Kỳ.
Ủy ban tình báo hạ viện Mỹ đã mở một cuộc điều tra về hai tập đoàn viễn thông Hoa Vi và Trung Hưng thông tấn ZTE sau khi nghi ngờ hai công ty này núp dưới vỏ bọc doanh nghiệp để làm gián điệp kinh tế, quân sự và tin tặc theo lệnh của chính quyền Bắc Kinh.
Hai công ty Trung Quốc đã hoạt động tại Hoa Kỳ từ năm 2008 trong lĩnh vực điện thoại nhưng bị cấm bán trang thiết bị viễn thông. Trong các cuộc điều trần tại Hạ viện hồi tháng 9, phát ngôn viên của tập đoàn viễn thông số hai thế giới Hoa Vi và đối thủ Trung Hưng ZTE đều khẳng định họ “làm thương mại chứ không làm chính trị”. Tuy nhiên cả hai đều không trả lời được câu hỏi của Ủy ban điều tra: Nếu độc lập với chính phủ tại sao trong ban lãnh đạo công ty lại có chi bộ đảng?
Vào ngày hôm nay ZTE đã ra tuyên bố khẳng định các thiết bị của công ty này đáp ứng mọi tiêu chuẩn của Mỹ và không gây ra bất kỳ đe dọa nào. Trong khi đó phó chủ tịch công ty Hoa Vi, William Buckley, trước đó cũng phủ nhận cáo buộc là “phép gây sao nhãng chính trị nguy hiểm”.
Báo cáo của Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ cho biết “Trung Quốc có phương tiện, cơ hội và động cơ dùng các công ty viễn thông cho các mục đích xấu”.
“Dựa vào các thông tin mật và đã được giải mật, Hoa Vi và ZTE không thể tin tưởng là không có sự ảnh hưởng của chính phủ nước ngoài và vì vậy tạo ra mối đe dọa về an ninh cho nước Mỹ và cho hệ thống của chúng ta”.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ “gạt bỏ định kiến” đối với hai công ty. “Các công ty viễn thông Trung Quốc đã và đang phát triển kinh doanh quốc tế dựa theo quy luật kinh tế thị trường”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho hay.
Hoa Vi do Ren Zhengfei, một cựu thành viên quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa, thành lập vào năm 1987. Công ty đã phát triển trở thành một trong những công ty viễn thông lớn nhất thế giới. Chính vì vậy, Mỹ lo ngại công ty này có thể có mối quan hệ với quân đội Trung Quốc.
Video đang HOT
Ngoài ra cũng có lo ngại và cáo buộc cho rằng công ty này đang giúp Trung Quốc thu thập thông tin về chính phủ, công ty nước ngoài.
Năm ngoái, kế hoạch mua công ty máy tính của Mỹ 3Leaf systems của Hoa Vi đã bị ủy ban an ninh Mỹ từ chối.
Đầu năm nay, Hoa Vi cùng với ZTE, bị cáo buộc một số thiết bị của họ đã được lắp đặt mã có thể gửi các thông tin nhạy cảm trở về Trung Quốc.
ZTE cũng bị cáo buộc đã bán thiết bị viễn thông của Mỹ sang Iran, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Tập đoàn viễn thông Cisco hôm nay đã chấm dứt quan hệ với ZTE sau khi thiết bị của cơ quan này có trong hợp đồng với Tehran.
Gây sao nhãng chính trị?
Thông tin về vụ việc được đưa ra khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang ở giai đoạn nước rút, mà trong đó Trung Quốc đang trở thành chủ đề chính trị nóng bỏng.
Cả Tổng thống Obama và ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney đã cam kết gia tăng áp lực với Bắc Kinh trong các vấn đề từ chính sách tiền tệ tới sự bảo hộ của chính phủ Trung Quốc đối với các công ty.
Đầu tháng này, đích thân Obama đã ký một sắc lệnh ngăn chặn hợp đồng của công ty Trung Quốc Ralls Corp, trong 4 dự án phong điện gần một cơ sở hải quân Mỹ tại Oregon. Đây là lần đầu tiên trong 22 năm qua một dự án đầu tư nước ngoài bị chặn ở Mỹ.
Công ty của Trung Quốc sau đó đã kiện ông Obama, cáo buộc chính phủ Mỹ lấn quyền.
William Plummer, phó chủ tịch Hoa Vi cho rằng những cáo buộc mới đối với công ty ông là mang động cơ chính trị.
Theo Dantri
Các công ty viễn thông sẽ là chìa khóa để "phổ cập hóa" truyền hình trả tiền tại Việt Nam
Theo thống kê trung bình trên thế giới, dịch vụ truyền hình trả tiền chiếm đến hơn 50% số hộ gia đình, trong đó 75% là truyền hình cáp. Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, truyền hình cáp chiếm đến 90% trong tổng số các loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền.
Việt Nam với dân số trên 85 triệu dân là thị trường tiền năng rất lớn cho dịch vụ truyền hình trả tiền.
Theo phân tích của Kantar Media, Việt Nam với dân số trên 85 triệu dân, tương đương 21 triệu hộ gia đình là thị trường tiềm năng rất lớn cho truyền hình trả tiền. Đặc biệt là đến năm 2020, khi truyền hình analog chấm dứt phát sóng, các gia đình phải trả tiền mới xem được TV thì dịch vụ này sẽ càng phát triển mạnh.
Tại Việt Nam, mới có khoảng 16% số hộ gia đình dùng truyền hình trả tiền, chỉ bằng 1/3 mức trung bình trên thế giới và khu vực, tương đương với 3 triệu thuê bao. Hiện nay, với mức cước phí mỗi tháng là gần 5 USD thì doanh thu từ thị trường này khoảng 180 triệu USD mỗi năm. Trong tương lai, với hơn 21 triệu hộ thì doanh thu có thể lên tới hơn 1 tỉ USD/năm.
Trên thực tế, người dân tại các thành phố lớn đang được xem truyền hình cáp với số kênh nội dung tương đối phong phú. Tuy nhiên, tại các thị trường nông thôn, những người có điều kiện kinh tế thường mua đầu kỹ thuật số chủ yếu là của VTC (xem được khoảng 20 kênh) và đầu thu của Trung Quốc (chỉ xem được số kênh rất ít, khoảng 6 - 10 kênh quảng bá). Thế nhưng, những đầu thu này lại không có kênh quảng bá trên địa bàn tỉnh và mỗi khi muốn xem kênh của đài tỉnh, họ phải chuyển sang anten dàn.
Các khu vực ngoài thành thị vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ truyền hình trả tiền.
Trong số gần 3 triệu thuê bao truyền hình trả tiền, có gần 2 triệu hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình cáp, còn lại là truyền hình vệ tinh và truyền hình số mặt đất. Theo tính toán của một số doanh nghiệp truyền hình trả tiền, trước mắt ở Việt Nam có khoảng 10 triệu hộ sẽ sử dụng truyền hình trả tiền. Như vậy, thị trường còn khoảng 7 triệu khách hàng mới, trong đó ước tính có 5 - 6 triệu thuê bao truyền hình cáp.
Trở ngại không ít
Cho dù thị trường truyền hình trả tiền được cho là còn nhiều tiềm năng, thế nhưng những năm qua dịch vụ này phát triển khá chậm chạp. Nhiều ý kiến cho rằng, sau gần 10 năm đưa dịch vụ truyền hình trả tiền vào thị trường Việt Nam mà mới có khoảng 3 triệu thuê bao là con số khiêm tốn. Sở dĩ dịch vụ phát triển "ì ạch" như vậy liên quan đến nhiều yếu tố. Thứ nhất, mức phí phải trả cho truyền hình trả tiền vẫn còn là trở ngại lớn khi giá dịch vụ truyền hình cáp lên đến 110.000 đồng/tháng và giá dịch vụ truyền hình vệ tinh thậm chí còn cao gấp 2- 3 lần.
Gần đây, khi xuất hiện các doanh nghiệp mới thì mức giá dịch vụ cũng giảm xuống, đặc biệt là truyền hình vệ tinh. Tuy nhiên, dịch vụ truyền hình vệ tinh lại có đặc điểm là thiết bị đầu thu vẫn cao (khoảng 150 USD - 200 USD) nên nhiều gia đình không có điều kiện để tiếp cận với dịch vụ này.
Sao 10 năm hoạt động, 3 triệu thuê bao là con số quá khiêm tốn.
Trả lời báo BĐVN trước đây, ông Đào Duy Kiểm - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CEC (thành viên của VTC) cho biết, chi phí đầu tư cao chính là lý do khiến các nhà cung cấp truyền hình cáp chỉ có thể phát triển ở đô thị và những nơi có mật độ dân cư cao. Bình quân chi phí cho một suất đầu tư đến 1 hộ gia đình ở đô thị khoảng 5 triệu đồng (chưa kể bộ giải mã tín hiệu) và như vậy phải đưa vào khai thác ít nhất là 5 năm mới hòa được vốn. Còn nếu đầu tư tới các trung tâm huyện thị hoặc vùng phụ cận thì chi phí còn cao hơn, dẫn đến khả năng thu hồi vốn rất khó.
Một trong những nguyên nhân chính khiến việc "bùng nổ" dịch vụ truyền hình trả tiền chưa thể xảy ra là khả năng phủ dịch vụ của các doanh nghiệp truyền hình cáp quá hạn chế. Cho dù hiện có tới gần 40 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp nhưng thực trạng hoạt động lại rất manh mún vì quy mô quá nhỏ. Chỉ VTV là có quy mô phủ rộng nhất nhưng chủ yếu đến các trung tâm tỉnh và một số huyện. Chi phí cho việc phủ mạng cáp rộng trên toàn quốc đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền vẫn là vấn đề nan giải. Như vậy, tham vọng đưa dịch vụ này đến với 21 triệu hộ dân Việt Nam xem ra vẫn là bài toán khó.
Giải bằng cách nào?
Một câu hỏi được đặt ra đến thời điểm này là làm sao có thể thúc đẩy thị trường truyền hình phát triển mạnh mẽ?
Các chuyên gia nhận định, trong những năm qua viễn thông đã làm được chuyện đưa dịch vụ đến với hầu hết người dân Việt Nam và đưa dịch vụ di động "từ xa xỉ trở thành bình dân". Sở dĩ dịch vụ viễn thông bùng nổ được xuất phát từ yếu tố đầu tiên là tạo lập được thị trường cạnh tranh mạnh. Hai yếu tố hệ quả của việc thúc đẩy thị trường cạnh tranh là các doanh nghiệp đua nhau để có mạng lưới rộng khắp, giá cước liên tục giảm. Một yếu tố được xem là gián tiếp tác động, nhưng lại đóng vai trò quan trọng là thiết bị viễn thông liên tục giảm. Chỉ cần tối thiểu 9 USD đã có thể sở hữu chiếc điện thoại di động có kèm dịch vụ của nhà mạng.
Các nhà mạng viễn thông có thể đẩy mạnh sự phổ biến của mô hình truyền hình trả tiền.
Về cơ bản truyền hình trả tiền cũng có thể học những kinh nghiệm này từ thị trường viễn thông. Nếu để các doanh nghiệp đang cung cấp truyền hình cáp hiện nay đầu tư mạng lưới đến xã là câu chuyện "bất khả thi" bởi chi phí đầu tư quá lớn. Thế nhưng, đây lại là lợi thế của các doanh nghiệp viễn thông khi mà hạ tầng của họ đã sẵn sàng. Hiện VNPT và Viettel đều tuyên bố đã cáp quang hóa đến tận tuyến xã. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để cho các doanh nghiệp này đem dịch vụ truyền hình cáp đến với hàng chục triệu khách hàng.
Phía Viettel cho biết, đến thời điểm này, Viettel đã có 200.000 km cáp quang trên toàn quốc. Hiện độ phủ của cáp quang đến hộ gia đình trung bình trên toàn quốc là cách 350m nhưng sắp tới Viettel sẽ rút ngắn khoảng cách xuống còn 200m, thậm chí chỉ còn 100m vào năm 2015. Điều này có nghĩa là cáp quang đã đến sát hộ gia đình và chỉ còn chờ cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Và các doanh nghiệp như Viettel, VNPT đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ truyền hình cáp chất lượng cao đến tận những địa phương vùng sâu, vùng xa.
Các chuyên gia cũng cho rằng, nếu đầu tư mạng cáp quang đến xã mà chỉ để cung cấp đơn lẻ dịch vụ truyền hình trả tiền thì khả năng thu hồi vốn là chuyện viễn tưởng. Vì vậy, trên tuyến truyền dẫn này phải có đa dịch vụ - đây là điểm mạnh của các doanh nghiệp viễn thông khi nhảy vào thị trường này bởi họ có dịch vụ viễn thông cùng tồn tại trên một hạ tầng.
Tóm lại, trong quy hoạch về truyền hình cần phải tạo điều kiện cho các công ty viễn thông tham gia thị trường truyền hình trả tiền vì những doanh nghiệp này sẽ giúp giải được bài toán phổ cập dịch vụ truyền hình và Internet băng rộng với giá thành tốt nhất.
Theo Genk
iPhone 5 ra mắt: Kẻ khóc, người cười Màn ra mắt hoành tráng của iPhone 5 chắc chắn sẽ làm các fan của Táo khuyết vui sướng. Nhưng điều này cũng kéo thêm nhiều hệ lụy ngay sau đó. Nhiều công ty sẽ vui mừng nhưng cũng không ít "kẻ" thấy khó chịu. Rõ ràng, iPhone 5 xuất hiện sẽ khiến không ít đối thủ cạnh tranh phải cảm thấy lao...