Mỹ tính siết chặt quản lý các nhà đầu tư Trung Quốc vì lo ngại an ninh quốc gia
Bộ Tài chính Mỹ đang lên kế hoạch tăng cường việc giám sát các công ty Trung Quốc do lo ngại các công ty này có thể can dự nhiều vào các doanh nghiệp Mỹ, từ đó gây ra những mối đe dọa tới an ninh quốc gia.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin (Ảnh: AFP)
Một nguồn tin chính phủ Mỹ cho biết Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đang lên kế hoạch siết chặt trọng tâm đảm bảo an ninh quốc gia đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài. Ông Mnuchin đã thảo luận vấn đề này với các thành viên trong Quốc hội.
Theo đó, các công ty Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên sẽ phải chịu sự kiểm tra, giám sát sát sao hơn nếu muốn sáp nhập, mua bán hay hợp tác với các công ty của Mỹ. Ủy ban Đầu tư nước ngoài của Mỹ (CFIUS) sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề này. Động thái này được cho là sẽ làm phức tạp thêm mối quan hệ vốn rất nhạy cảm giữa Mỹ và Trung Quốc.
“CFIUS có rất nhiều công cụ để siết chặt quản lý các công ty nước ngoài. Có một số vấn đề cần được điều chỉnh và Quốc hội đang thảo luận về việc này. Tôi nghĩ rằng điều này sẽ giúp bảo vệ nước Mỹ và không nhằm ngăn cản bất cứ nước nào đầu tư vào Mỹ”, ông Mnuchin nói trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng 5 vừa qua.
Ông Steven Mnuchin phụ trách ủy ban đầu tư nước ngoài và chủ trương xây dựng một hệ thống quản lý chặt chẽ. Các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, hạt nhân, sản xuất chất bán dẫn và các lĩnh vực cơ sở hạ tầng nằm trong danh sách “được chú ý đặc biệt”.
Video đang HOT
Theo nguồn tin, nghị sĩ Cộng hòa Robert Pittenger sẽ đệ trình bộ pháp quy về vấn đề này. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cũng đang làm việc với Quốc hội nhằm tăng cường vai trò của CFIUS.
CFIUS được yêu cầu lập danh sách những nước có các công ty nằm trong diện “đặc biệt chú ý”, trong đó có Trung quốc. Các hoạt động hợp tác về công nghệ, giao dịch bất động sản gần các cơ sở quân sự hay các vị trí chiến lược an ninh quốc gia đều sẽ nằm trong “tầm ngắm” của CFIUS. Hiện cả Bộ Tài chính Mỹ và Nhà Trắng đều từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.
Nhà đầu tư Trung Quốc muốn “lấn sâu” vào thị trường Mỹ
Lâu nay, Trung Quốc tỏ ra quan tâm tới các công ty hạt nhân, sản xuất chất bán dẫn và công nghệ của Mỹ. Bắc Kinh cũng không giấu giếm tham vọng trở thành nước dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, dựa vào nghiên cứu trong nước và thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài.
Hồi tháng 4 vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã cảnh báo các nhà đầu tư Trung Quốc có thể mua Công ty điện hạt nhân Westinghouse Electric của Mỹ. Chính ông Trump, thông qua CFIUS, đã bác nhiều đề nghị hợp tác của các doanh nghiệp Trung Quốc.
CFIUS hiện do Bộ Tài chính quản lý, gồm 9 thành viên thường trực là đại diện các bộ Quốc phòng, Tư pháp, An ninh Nội địa, Thương mại, Ngoại giao và Năng lượng. CFIUS có quyền thay đổi các giao dịch hoặc đề xuất với Tổng thống cấm tuyệt đối các giao dịch này. Ủy ban này có tối đa 75 ngày để xem xét các đề nghị hợp tác.
Cơ quan này hoạt động dựa trên việc các công ty tình nguyện yêu cầu CFIUS xem xét trước khi tiến hành các giao dịch. Quốc hội Mỹ bày tỏ quan ngại về việc CFIUS xét duyệt các nhà đầu tư Trung Quốc trong hơn một năm qua. Các công ty Trung Quốc đang dần nắm quyền kiểm soát tại nhiều công ty trọng yếu của Mỹ trong ngành đường sắt, công nghệ và sản xuất chất bán dẫn. Điều này không chỉ tăng cường năng lực hạt nhân của Trung Quốc mà còn có thể ảnh hưởng tới các hoạt động quân sự của Mỹ.
Chính quyền Tổng thống Trump cũng lo ngại rằng nhiều công ty do Bắc Kinh hậu thuẫn có thể đầu tư vào Mỹ hoặc hợp tác với các công ty Mỹ mà không phải trải qua quá trình xét duyệt nghiêm ngặt của CFIUS.
Nhật Minh
Theo Bloomberg
Trump công bố cải tổ thuế 'lớn nhất trong lịch sử Mỹ'
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch cắt giảm thuế được coi là lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Cố vấn kinh tế trưởng Gary Cohn (trái) và Bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin tại cuộc họp báo công bố kế hoạch cải cách thuế của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Ảnh: AFP
Trong lần cải cách thuế này, đối tượng được cho là sẽ hưởng lợi bao gồm các tập đoàn, doanh nghiệp nhỏ và tầng lớp trung lưu và một số người giàu có, Bloomberg dẫn lời cố vấn kinh tế trưởng Gary Cohn và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin phát biểu ngày 26/4.
Chính quyền Mỹ dự định cắt giảm mạnh thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 15% và sẽ chỉ đánh thuế một lần lên doanh thu của các công ty Mỹ đang hoạt động ở nước ngoài. Ước tính khoản doanh thu này lên tới 2,6 nghìn tỉ đôla.
Điều này đồng nghĩa với việc, thu nhập của các doanh nghiệp Mỹ có được do công việc làm ăn ở nước ngoài sẽ không phải chịu thuế.
Trong bản dự thảo mà chính quyền của ông Trump đưa ra, thuế thu nhập cá nhân sẽ được giảm xuống chỉ còn ba loại thay vì 7 loại như trước kia. Sửa đổi này sẽ giúp giảm mức thuế thu nhập cá nhân từ mức cao nhất 39,6% xuống còn 35%.
Bên cạnh đó, hiện công dân Mỹ đang phải chịu thuế 3,8% trên tổng thu nhập vượt quá 200.000 đôla/năm từ các món đầu tư cá nhân. Và những cá nhân sở hữu bất động sản trị giá hơn 5,49 triệu đôla cũng phải đóng thuế. Nhưng chính quyền của ông Trump hứa sẽ xóa bỏ cả hai loại thuế này.
"Chúng tôi quyết tâm tiến hành càng nhanh càng tốt và sẽ hoàn thành trong năm nay", Bộ trưởng Tài chính Mnuchin nói.
Mặc dù kế hoạch được đánh giá là tham vọng và theo lời Bộ trưởng Tài chính là "cải tổ thuế lớn nhất trong lịch sử", nhưng cả các quan chức cấp cao chưa làm rõ được chính quyền sẽ dựa vào nguồn thu nào để bù đắp cho thâm hụt ngân sách do cắt giảm thuế.
Theo ông Mnuchin, chính quyền Mỹ sẽ kích thích kinh tế tăng trưởng đủ nhanh để giúp hiện thực hóa kế cải cách thuế lần này.
An Hồng
Theo VNE
Cựu lãnh đạo ngân hàng được phê chuẩn làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ Thượng viện Mỹ ngày 13/2 đã phê chuẩn đề cử của Tổng thống Donald Trump, chọn ông Steve Mnuchin làm Bộ trưởng Tài chính trong chính quyền mới. Tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin (Ảnh: NBC) Tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin, cựu lãnh đạo của tập đoàn nổi tiếng Goldman Sachs, đã được Thượng viện Mỹ bỏ phiếu...