Mỹ tính điều máy bay ném bom B-1 đến Australia để đe Trung Quốc
Quân đội Mỹ lên kế hoạch triển khai các máy bay ném bom chiến lược B-1 và máy bay giám sát ở Australia nhằm ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Máy bay ném bom chiến lược B-1 của Mỹ. Ảnh: SMH
Theo Sydney Morning Herald, trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối Ngoại Thượng viện Mỹ hôm 13/5, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về các vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương, ông David Shear, đã thông báo về kế hoạch trên.
Ông cho hay bên cạnh sự dịch chuyển của các đơn vị Thủy quân Lục chiến và Lục quân Mỹ quanh khu vực Tây Thái Bình Dương, Washington “sẽ triển khai thêm các phương tiện Không quân ở Australia, trong đó có các máy bay ném bom B-1 và máy bay giám sát”.
Máy bay B-1 Lancer được Không quân Mỹ triển khai lần đầu vào giữa những năm 1980 và dự kiến tiếp tục là máy bay ném bom chiến lược cho đến giữa những năm 2030.
Video đang HOT
Được Mỹ tiết lộ trước khi có tuyên bố từ chính phủ Australia, kế hoạch trên là một phần trong chính sách xoay trục của quân đội Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ông Shear nói rõ rằng Mỹ dự định thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với phần lớn Biển Đông.
“Chúng tôi có quyền tự do lưu thông trong những khu vực như thế và chúng tôi thực hiện quyền này một cách thường xuyên, cả ở Biển Đông lẫn trên toàn cầu”, ông Shear nói.
Đồng quan điểm trên, trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, ông Daniel Russel, cũng khẳng định rằng “dù có đổ bao nhiêu cát lên một rạn san hô ở Biển Đông thì cũng không tạo ra được chủ quyền”.
Trung Quốc gần đây đẩy mạnh hoạt động bồi đắp tại 7 bãi đá ở Biển Đông và đang xây dựng đường băng phù hợp với mục đích quân sự trên một đảo nhân tạo. Mỹ từng chỉ trích rằng Trung Quốc đang âm mưu xây một “Vạn Lý Trường Thành bằng cát” ở vùng biển này.
Anh Ngọc
Theo VNE
Indonesia tuyên bố tạo ổn định cho Biển Đông 'bằng nhiều cách'
Chính phủ Indonesia sẽ tiếp tục gia tăng sự ổn định tại Biển Đông thông qua nhiều phương pháp khác nhau, Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia, ông Abdurrahman Mohammad Fachir tuyên bố ngày 11.5.
Một tàu chiến của Hải quân Indonesia đang tuần tra tại biển Java - Ảnh: Reuters
"Chúng tôi sẽ tiếp tục hướng tới lợi ích chung thông qua việc áp dụng những phương pháp nhất định. Lợi ích chung mà chúng tôi muốn đạt được là sự ổn định", hãng tin Antara (Indonesia) dẫn lời ông Fachir phát biểu tại một hội nghị ở Jakarta.
Quan chức ngoại giao Indonesia này còn cho biết thêm Jakarta sẽ cố gắng ngăn chặn xung đột ở Biển Đông.
"Thông qua nhiều cách thức khác nhau, qua các hội thảo trong nước lẫn quốc tế, Indonesia sẽ tuyên truyền rằng xung đột không phải là giải pháp để giải quyết tranh chấp", ông Fachir nói.
Mặc dù Indonesia đưa ra tuyên bố chính thức rằng nước này không liên quan đến các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng đường 9 đoạn phi lý của Trung Quốc vẽ ra đã chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) của Indonesia, do đảo Natuna của nước này nằm ở phía nam Biển Đông.
Chuyên san The National Interest (Mỹ) cho biết mặc dù không muốn đối đầu với Bắc Kinh, nhưng Jakarta vẫn tỏ ra khá cứng rắn trước đường 9 đoạn của Trung Quốc.
Một số tàu cá Trung Quốc đã bị bắt giữ hồi năm 2013, và vụ việc dẫn đến một cuộc đụng độ nhỏ giữa tàu Trung Quốc với một tàu tuần duyên Indonesia, theo The National Interest.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Úc can ngăn Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông Úc đang can ngăn Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông nhằm làm giảm căng thẳng ở khu vực này, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho biết vào ngày 11.5. Các phương tiện tấn công đổ bộ của Thủy quân Lục chiến Mỹ tập trận đổ bộ tại Philippines ngày 21.4.2015 - Ảnh: AFP "Các nước ASEAN đã...