Mỹ tính điều chiến đấu cơ tàng hình đến châu Âu đối phó Nga
Không quân Mỹ coi tình hình hiện tại với Nga là “mối đe dọa lớn nhất”, nên đang xem xét điều các máy bay quân sự, trong đó có chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor, tới châu Âu.
Chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ. Ảnh: Reuters.
Không quân đang xem xét kế hoạch tăng cường số lượng lực lượng luân phiên ở châu Âu, Thư ký Không quân Mỹ Doborah Lee James phát biểu trước báo giới tại Triển lãm Hàng không Paris (Paris Airshow), diễn ra từ ngày 15 đến 21/6 ở Le Bourget, Pháp.
“Đó là khởi đầu và còn tiếp tục. Các bạn sẽ thấy các lực lượng luân phiên nhiều và nhiều hơn nữa”, Reuters dẫn lời bà James nói. “Mối đe dọa lớn nhất trong đầu tôi là chuyện đang xảy ra với Nga và những hành động của nước này. Điều đó chiếm phần lớn lý do tại sao tôi lại tới châu Âu”.
Quan chức trên chỉ nói rằng bà thấy “không có lý do nào” mà chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22 lại không thể đóng quân tại châu Âu nhưng từ chối cung cấp chi tiết.
Video đang HOT
F-22 Raptor, do Lockheed Martin sản xuất, là loại chiến đấu cơ chiến thuật tàng hình công nghệ cao, trình làng lần đầu năm 2005. F-22 Raptor bị cấm xuất khẩu theo luật liên bang Mỹ.
Bà James dự kiến tới các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), gồm Anh, Italy, Cyprus, Ba Lan và Đức, sau khi triển lãm kết thúc, nhằm kêu gọi họ tăng chi tiêu quân sự.
“Chúng tôi sẽ trấn an các đồng minh rằng chúng tôi vẫn đang vai kề vai với họ”, bà cho biết thêm, đồng thời chỉ ra những nước như Anh, muốn cắt giảm chi tiêu quân sự và quốc phòng, là một mối quan ngại.
Bộ Ngoại giao Nga hôm qua cho biết Moscow hy vọng “tình hình châu Âu sẽ tránh trượt về hướng đối đầu quân sự mới với những hậu quả nguy hiểm”. Trong khi đó, một quan chức Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố nếu Mỹ đặt vũ khí hạng nặng tại các nước NATO gần biên giới Nga, thì Moscow sẽ đáp trả bằng cách tăng cường lực lượng của mình.
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ điều 6 chiến đấu cơ tàng hình đến Đông Nam Á 'dằn mặt' Trung Quốc
Theo nhật báo Mỹ Washington Times, số ghi ngày 3/7/2014, động thái này là một tín hiệu chính trị mạnh mẽ gởi đến Trung Quốc.
Chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor
Theo RFI, Malaysia phải chăng cũng là một thành tố quan trọng trong chiến lược xoay trục qua châu Á của Mỹ? Trung tuần tháng Sáu 2014, Lầu Năm Góc đã gởi 6 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor, thuộc loại hàng đầu của Mỹ hiện nay, đến tham gia một cuộc tập trận chung với Malaysia.
Theo nhật báo Mỹ Washington Times, số ghi ngày 3/7/2014, động thái này là một tín hiệu chính trị mạnh mẽ gởi đến Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên F-22 được sử dụng trong các cuộc tập trận định kỳ Mỹ-Malaysia hai năm một lần, mang tên là Cope Taufan 2014. Malaysia là một quốc gia trọng tâm trong nỗ lực của Lầu Năm Góc nhằm tăng cường và củng cố liên minh cũng như quan hệ với Đông Nam Á.
Tầm quan trọng của Malaysia còn thể hiện qua việc đây là lần đầu tiên mà Không quân Mỹ đưa loại phi cơ này đến vùng Đông Nam Á. Cho đến nay, F-22 chỉ mới xuất hiện ở vùng Đông Bắc Á mà thôi. Cách nay không lâu, Hải quân Malaysia cũng đã được Mỹ chọn làm đối tác tập luyện cho loại tàu chiến cận duyên hiện đại mới được triển khai trong khu vực tại Singapore.
Kuala Lumpur là một trong những đối tác kín đáo nhất của Mỹ trong khu vực, muốn dựa vào Hoa Kỳ để làm đối trọng với Trung Quốc, và trong những cuộc tiếp xúc riêng, đã lên tiếng cảnh báo về hành vi bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông trong các tranh chấp hàng hải với hầu hết các quốc gia trong khu vực.
Theo Washington Times, căn cứ và phản ứng ồn ào của truyền thông nhà nước Trung Quốc, thông điệp nhờ chiến đấu cơ F-22 gởi đi đã được Bắc Kinh đón nhận đầy đủ.
Theo các quan chức Mỹ, Trung Quốc, đã xem việc Mỹ đưa F-22 đến Malaysia là một cơ may để tìm hiểu rõ hơn khả năng tác chiến của chiến đấu cơ Su-30 do Nga sản xuất đã được không quân Malaysia mua, tương tự như loại Su-30 do Trung Quốc chế tạo. Điều này sẽ có ích cho Bắc Kinh nếu chẳng may tới đây, Trung Quốc phải đối phó với phi cơ Malaysia trong trường hợp nổ ra chiến tranh.
Trung Quốc cũng tin rằng các bài tập cho phép Không quân Mỹ đưa F-22 đến hoạt động tại các địa điểm chiến lược gần bờ biển của Trung Quốc. Cho đến nay, F-22 đặt căn cứ tạm thời ở Đông Bắc Á nhưng việc triển khai ở vùng Đông Nam Á hoàn toàn mới.
Báo chí Trung Quốc cũng tố cáo rằng các máy bay F-22 tại Malaysia - hoat động từ căn cứ không quân Hoàng gia Malaysia ở Butterworth cách thủ đô Kuala Lumpur khoảng 218 dặm về phía bắc - sẽ cải thiện năng lực sẵn sàng chiến đấu của Mỹ trong một cuộc tấn công Trung Quốc trong tương lai.
Trong quá khứ F-22 từng được triển khai từ bản doanh tại Hawaii qua Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam.
Theo Xahoi
Kéo dài tuổi thọ của tiêm kích F-22 Raptor "chim ăn thịt" Không quân Mỹ đã chia sẻ với tạp chí Airman rằng, họ sẽ duy trì đội ngũ máy bay F-22 "Raptor" (Chim ăn thịt) đến thập niên 40 thế kỷ 21. Trước đó, không quân Hoa Kỳ đã từng dự báo dòng máy bay này sẽ bắt đầu loại biên vào giữa thập niên 30 của thế kỷ này. Máy bay F-22 Raptor...