Mỹ tính cắt viện trợ phim Hollywood bị Trung Quốc kiểm duyệt
Ngày 26/7, các nhà lập pháp Mỹ đề xuất dự luật ngăn hãng phim Hollywood nhận tài trợ liên bang nếu không cam kết từ chối yêu cầu kiểm duyệt của Bắc Kinh.
Dự luật với tên gọi SCREEN do Hạ nghị sĩ đảng Cộng hoà Mark Green tại bang Tennessee giới thiệu, trong đó yêu cầu các hãng phim Hollywood phải báo cáo với Bộ Ngoại giao Mỹ những bộ phim phải xin ý kiến phê duyệt của Bắc Kinh để chiếu ở Trung Quốc. Nếu không tuân thủ theo dự luật này, các công ty Hollywood sẽ bị cắt nguồn tài trợ hoặc hỗ trợ của liên bang.
Trụ sở Quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington D.C. (Ảnh: Washington Post)
Ngoài ra, đạo luật cũng nêu rõ việc các hãng phim phải đệ trình một thỏa thuận cam kết rằng họ sẽ không thay đổi nội dung của bộ phim theo yêu cầu của Bắc Kinh.
Nếu dự luật được thông qua, Chính phủ Mỹ sẽ không hỗ trợ cho các dự án sản xuất phim nếu bộ phim đó do một công ty Trung Quốc đồng sản xuất.
Video đang HOT
“Trung Quốc đang áp dụng quyền kiểm duyệt độc đoán sang cả Hollywood để yêu cầu ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ phải tuân theo chương trình nghị sự của họ”, ông Green nói.
“Một số công ty ở Hollywood sẵn sàng đặt lợi nhuận lên trên lòng yêu nước. Lịch sử điện ảnh của chúng ta là một phần của văn hóa quốc gia, và không thể để quốc gia khác thao túng”, ông Green nói thêm.
Hạ nghị sĩ Gregory Meeks – thành viên đảng Dân chủ. (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối của lưỡng đảng đối với các nỗ lực kiểm duyệt phim của Bắc Kinh ở nước ngoài, nhiều đảng viên đảng Dân chủ lên tiếng phản đối dự luật, gọi đây là động thái “phản tác dụng” đối với việc truyền bá quyền lực mềm của Mỹ.
Cuộc thảo luận hôm 26/7 diễn ra khi các hãng phim Hollywood ngày càng phải đối mặt với những vấn đề chính trị cả trong và ngoài nước.
Trung Quốc thường cho phép chiếu khoảng 20 phim nước ngoài mỗi năm và những bộ phim này phải trải qua quá trình xét duyệt và chỉnh sửa nội dung theo yêu cầu của Bắc Kinh.
Trong những năm gần đây, một số bộ phim hàng đầu của Hollywood đã được xét duyệt kỹ lưỡng và phải chỉnh sửa nội dung. Đầu tháng này, công ty giải trí Warner Bros – nhà sản xuất phim Barbie cũng hứng chỉ trích khi bộ phim có phân cảnh xuất hiện của một bản đồ “đường chín đoạn”. Warner Bros sau đó lập luận rằng, những đường đứt đoạn này chỉ là “một bức vẽ bằng bút chì màu trẻ con”, nhấn mạnh không có hàm ý đưa ra tuyên bố về chính trị.
Tháng trước, Lầu Năm Góc cho biết họ sẽ không tiếp tục cung cấp kinh phí hỗ trợ sản xuất cho các nhà làm phim có kế hoạch tuân thủ theo yêu cầu kiểm duyệt từ Bắc Kinh nhằm “nâng cao lợi ích quốc gia” của Trung Quốc.
Hollywood và Bộ Quốc phòng Mỹ vốn có mối quan hệ “cộng sinh” trong nhiều thập kỷ. Lầu Năm Góc đã cho phép các nhà làm phim quay các dự án trên các căn cứ và tàu quân sự, đồng tích cực hỗ trợ quá trình làm phim. Đổi lại, quân đội sẽ được hưởng lợi từ những miêu tả tích cực trong các tác phẩm điện ảnh nổi tiếng.
Hạ nghị sĩ Sydney Kamlager-Dove, thành viên đảng Dân chủ, cho rằng: “Khi nói đến việc giải quyết các mối lo ngại về kiểm duyệt, chúng ta nên tìm cách giúp điện ảnh Mỹ tiếp cận khán giả Trung Quốc theo các điều kiện tự do và công bằng hơn, không phải trừng phạt cũng như đóng cửa các ngành công nghiệp này, gây bất lợi cho người lao động Mỹ”.
Mỹ duyệt 2 thương vụ quân sự cho Đài Loan
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 29-6 cho biết đã duyệt bán số đạn dược và hỗ trợ hậu cần trị giá lên tới 440 triệu USD cho Đài Loan, hãng AFP đưa tin.
Trong một thông báo trước Quốc hội, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ sẽ bán 332,2 triệu USD đạn dược 30 mm và các thiết bị liên quan cho Đài Loan và 108 triệu USD phụ tùng thay thế và sửa chữa các phương tiện có bánh và vũ khí.
Theo bộ này, việc bán vũ khí sẽ giúp hòn đảo "duy trì khả năng phòng thủ đáng tin cậy" nhưng "sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực". Thỏa thuận mua bán "sẽ giúp cải thiện an ninh của bên nhận và hỗ trợ duy trì ổn định chính trị, cân bằng quân sự và tiến bộ kinh tế trong khu vực", theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Các nhà thầu chính sẽ là hai công ty Mỹ Alliant Techsystems Operations và General Dynamics, hãng Reuters dẫn thông tin từ Lầu Năm Góc.
Phía Trung Quốc hiện chưa có bất kỳ phản ứng nào về thông tin trên.
Thương vụ này có quy mô tương đối nhỏ và không mở rộng phạm vi vũ khí của Mỹ bán cho Đài Loan nhưng nó lại diễn ra khi Washington và Bắc Kinh đang có những bước đi làm ấm quan hệ song phương. Quốc hội Mỹ có quyền bác bỏ thương vụ song khả năng này lại khó xảy ra, theo AFP.
Mỹ đề cao việc duy trì liên lạc với Trung Quốc Ngày 25/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel nhấn mạnh việc duy trì quan hệ cấp cao với Trung Quốc là rất quan trọng. Cờ Mỹ và Trung Quốc bên ngoài một tòa nhà ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh minh họa: Reuters Ông Patel khẳng định rằng chính sách cơ bản của Washington sẽ không bị ảnh hưởng bởi...